Sự thật Trung Hoa: Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh

Tác giả: Tiên Du

.Trong 13 triều nhà Thanh, Phổ Nghi là vị Hoàng đế cuối cùng và ông chết ngày 17/10/1967, thọ 60 tuổi. 

Phổ Nghi là cháu Hoàng đế Quang Tự, làm vua khi chưa đầy 3 tuổi. Sau khi làm Hoàng đế được 1 năm, Phổ Nghi cho đổi niên hiệu là Tuyên Thống, nhưng ngày 12/2/1912, ông phải tuyên bố thoái vị. Ba lần lên ngôi, ba lần thoái vị là kỷ lục mà chưa một vị Hoàng đế Trung Quốc nào có được, nhưng Phổ Nghi vẫn muốn khôi phục nhà Thanh và ước nguyện này của ông được Trương Huân cùng một số tướng sỹ và quan văn tâm phúc ủng hộ.

Đọc thêm: http://petrotimes.vn/news/vn/su-that-trung-hoa/nhung-dieu-it-biet-ve-hon-nhan-cua-7-em-gai-pho-nghi.html

http://petrotimes.vn/news/vn/su-that-trung-hoa/trung-hoa-tham-cung-bi-su/cong-toi-cu-a-tu-hy-thai-hau.html

http://petrotimes.vn/news/vn/su-that-trung-hoa/van-hoa-trung-hoa/xung-quanh-bo-phim-vuong-trieu-ung-chinh.html

Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh

Phổ Nghi lúc mới lên ngôi.

Ngày 1/7/1917, Phổ Nghi tuyên bố khôi phục nhà Thanh, song chỉ 11 ngày sau (12/7/1917), ông lại phải tuyên bố thoái vị. Nhưng phải tới ngày 5/11/1924, danh hiệu Hoàng đế của Phổ Nghi mới chính thức bị tước bỏ. Năm 1925, Phổ Nghi chạy về Thiên Tân nhằm phục hồi nhà Thanh.

Tiếp tục đọc

Ông Trần Văn Truyền từng là quân nhân “đào ngũ”…

Tác giả:  Trường Sơn- Hồng Lĩnh (Người Cao tuổi)
.
Bọ Lập: Ối cha mẹ ơi. Ông Mãn thì khai man thành tích, ông Truyền là lính đào ngũ.
——–
Chủ Blog Kim Dung/ Kỳ Duyên cũng xin được cảm ơn TBT Kim Quốc Hoa, cảm ơn các đồng nghiệp Báo Người Cao tuổi đã dũng cảm, kiên trì đưa vụ việc ông Trần Văn Truyền ra ánh sáng. Và hy vọng, những việc làm tử tế, chính trực của báo chí cần được ủng hộ, được cổ vũ, chia sẻ, động viên, góp phần làm cho XH đỡ bất ổn ơn, lòng dân đỡ bất an và thất vọng hơn.
————-
Dư luận phê phán ông Trần Văn Truyền “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn tham ô tài sản”
Ảnh bên:Cổng chính đi vào dinh thự và “dự án gia đình” của ông Trần Văn Truyền đầu tư hơn nửa tỉ đồng.
  “Có được Bản kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương thông báo về dấu hiệu vi phạm chính sách nhà, đất (thực chất là tham nhũng) của ông Trần Văn Truyền, chúng tôi mừng lắm, niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân gắn bó với Đảng hơn.
Cảm ơn nhóm phóng viên và Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi đã vượt qua mọi sự nghiệt ngã, thể hiện bản lĩnh vững vàng, rất kiên cường, dám đấu tranh chống tham nhũng bằng nghĩa vụ và trách nhiệm công dân với Tổ quốc”. Nhiều cán bộ lão thành, cán bộ hưu trí, bạn đọc trên mọi miền nhắn tin, điện thoại tới Tòa soạn Báo Người cao tuổi khẳng định như vậy!…

Tiếp tục đọc

Lạy Chúa- Ta có thai rồi. Không hiểu là gã nào nhỉ?

 Tác giả:
KD: Bạn bè iu quí gửi cho những mẩu chuyện này. Chít cười. Xin đăng lên để bạn đọc thư giãn trong ngày cuối tuần   😀    😛
————-
1. Trai độc thân chưa một lần bỏ dzợ…
Tìm bạn đời để trao đổi dzăn thơ,
Nếu hợp nhãn sẽ tiến tới … hổng chờ
Xin thành thực, đừng làm tui … đau khổ.
Vì … bởi Tối hôm qua nghe mẹ già than thở
“Từng tuổi nầy mà chưa có con dâu
 Lỡ mai đây khi mỏi gối bạc đầu
Không cháu nội thiệt tuổi già quạnh quẽ”
Thấy mẹ buồn, lòng anh đau như xé
Nên quyết lòng đi kiếm “ghệ” mau mau

Tiếp tục đọc

“Tiêu chuẩn kép”: kết thúc thời của người quân tử?

.
KD: Tin đâu sét đánh ngang tai/ Đang thời quân tử sang loài …bọ sâu    😀

————-

Ngày trước, chính trực là một đức tính cao thượng nhất mà một người được xã hội trao tặng. Cả chữ “chính” lẫn chữ “trực” đều thể hiện sự thẳng thớm không cong quẹo, không lập lờ, hai mặt. 

Những đứa trẻ Palestine lớn lên trong những vùng đất bị Israel phong tỏa hết các đường ra biển, sẽ “nghịch cát” như thế này đây, trong một tác phẩm của họa sĩ đường phố Banksy vẽ trên tường vây quanh khu định cư Palestine - Ảnh: electronicintifada.net
Những đứa trẻ Palestine lớn lên trong những vùng đất bị Israel phong tỏa hết các đường ra biển, sẽ “nghịch cát” như thế này đây, trong một tác phẩm của họa sĩ đường phố Banksy vẽ trên tường vây quanh khu định cư Palestine – Ảnh: electronicintifada.net

Cổng vào triều đình hay chốn công quyền luôn ghi bốn chữ “quang minh chính đại”: rõ ràng, trong sáng, thẳng thắn, nêu cao chính nghĩa. 

Tiếp tục đọc

Nhà công vụ ở khu Hoàng Cầu, Hà Nội: Trong 80 căn hộ chỉ có 21 căn hộ được sử dụng đúng mục đích

Tác giả: Kim Quốc Hoa

KD: Phải cảm ơn các cụ Người cao tuổi rất quyết liệt chiến đấu, để cho các cụ các báo trẻ tuổi … đi “ăn theo”   😛

———

Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, từ khi Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bộ quản lí, bố trí cho thuê nhà công vụ (theo Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 7/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ) đến nay Bộ Xây dựng mới tiếp nhận quản lí tổng số 180 căn hộ công vụ để bố trí cho các cán bộ thuộc diện và đủ điều kiện ở nhà công vụ của Chính phủ, số lượng bằng 1,4% (tổng số khoảng hơn 13.000 căn nhà công vụ trong cả nước…

Tiếp tục đọc

Quả là ngôn ngữ nghệ thuật, có khác !

Tác giả: Đào Dục Tú

KD: Ai đem phân tích một mùi hương ! Những “con chữ”  chẳng có gì xa lạ rơi vào tay “phù thủy chữ” hiểu theo nghĩa sáng tạo tuyệt vời có chút gì bí ẩn trong việc đặt chữ cạnh nhau hoặc hoán vị cho nhau hay gián cách nhau bằng một con chữ khác, tác thành những câu thơ khác biệt, giầu sức biểu cảm. Bóng chữ rộng hơn ,đẹp lung linh ảo diệu hơn nhiều so với . . . chữ trần sì như  nhộng! (Đ D T)

Cảm ơn anh Đào Dục Tú   😛

———-                                                                     

Đã có nhà văn cảm phiền về “một ca đặc biệt là văn chương Việt”,  tính dị biệt của ngôn ngữ Việt. Dị biệt, đặc biệt ở chỗ có âm – tiếng  mà không có tự- chữ. Trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm dằng dặc “vong quốc nô” về tay các triều đại phong kiến Trung Hoa  ” Hán hóa” , ngôn ngữ Việt chỉ còn đủ sức mạnh giữ vững phần tiếng nói. Và các thể loại văn học thời hiện đại của nước nhà cũng vì “lý do lịch sử” nên . . . đi sau các nước  hàng . . . vài ba thế kỷ hoặc lâu hơn nữa!

Nguồn: Trên mạng

Chính vì lẽ đó nên  công việc “hiện đại hóa” văn học đặt nặng trên vai trước hết những người cầm bút, những người nói như thi tài Trần Dần, “thồ chữ ở xứ này lên” !. Tiếp tục đọc

Tài sản cán bộ: Công khai đến đâu?

Tác giả: Diệp Văn Sơn

KD: Quản lý không quản lý từ gốc, giờ đòi quản lý … phần giữa   😀

————–

Những người thuộc diện kê khai phải giải thích nguồn gốc tài sản tăng thêm, không còn chuyện muốn kê khai bao nhiêu thì khai mà phải giải trình

Những ngày qua, trả lời báo chí về việc kê khai tài sản của đại úy Trần Hoàng Anh (33 tuổi; đội trưởng Đội Văn phòng Phòng CSGT Đường bộ – Đường sắt Công an tỉnh Bến Tre; con ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh Tra Chính phủ), đại tá Đoàn Thế Tân, Chánh Văn phòng Công an tỉnh Bến Tre, cho biết  theo quy định hiện hành, ông Anh thuộc diện phải kê khai tài sản. Tuy nhiên, ông Tân không nêu rõ tài sản của ông Anh kê khai gồm những gì, với lý do không được phép tiết lộ thông tin về bản kê khai tài sản cá nhân của cán bộ.

Tiếp tục đọc

Một đóng góp vào việc nhận dạng con người Việt Nam hôm nay

Tác giả: Vương Trí Nhàn (theo Văn hóa Doanh nhân)
.
KD: Có những cuốn sách làm cho người đọc căm ghét cuộc sống( chẳng hạn; một số tác phẩm hiện thực phê phán); có những cuốn sách làm cho người đọc thêm yêu đời nhiều hơn. Còn qua những trường hợp như Thời xa vắng của Lê Lựu, đọc xong, tự nhiên tôi cứ thấy tiếc đời (VTN)
.
Người ta tiếc đời vì người ta đánh mất mình, hoặc là một cách cam chịu, hồn nhiên, để “gọt chân cho vừa giầy”. Đời người chỉ sống có một lần mà chịu đánh mất mình, để được nhiều thứ phù vân, để cuối đời, lại “Đi tìm cái tôi đã mất” như nhà văn Nguyễn Khải đã thốt lên đau đớn trong cuốn tiểu thuyết của ông, chẳng là một bất hạnh hay sao?
.
Mà sao người Việt mình khốn khổ thế nhỉ? Những giá trị văn minh biến thiên của nhân loại thì khinh thị, ta tự xây dựng cho ta những giá trị “con người mới XHCN” để rồi, mới chả thấy đâu, chỉ thấy một mớ cái cũ tơi bời, nhàu nát…. Chả ra hình thù gì  😦
————-

Có lẽ không chỉ nhân vật trong truyện mà không thiếu người trong chúng ta cũng có một đời sống trớ trêu vô lý thế chăng ? Vậy phải sống thế nào bây giờ để khỏi xót xa, ân hận ? Bạn tôi, một người cũng trạc tuổi như nhân vật Sài, sau khi gặp Sài qua những trang sách của Lê Lựu,tâm sự như vậy. Mà không chỉ riêng anh .ở nhiều người, ý hướng thiết tha nhìn lại đời mình cứ thấy rộn lên, sau khi đọc Thời xa vắng, người ta lấy Sài ra để soi vào đời mình, vận vào mình.

Nhà văn Lê Lựu và cuốn Thời xa vắng. Ảnh: Internet

Tiếp tục đọc

Truy tìm “long mạch” nơi phát tích gia tộc vị tổng thống cuối cùng chế độ Sài Gòn

Tác giả: Như Thủy

“Cánh đồng hoang” Đồng Tháp Mười ẩn chứa trong nó bao điều huyền bí. Ít người biết rằng, đó cũng là nơi phát tích gia tộc họ Dương của vị tổng thống cuối cùng chế độ Sài Gòn – Tướng Dương Văn Minh.

Gần đây, có những người nước ngoài đến Đồng Tháp Mười để truy tìm “long mạch”, họ quyết mua cho bằng được cánh đồng nơi phát tích tộc họ Dương.

Bài 1: Nơi ra đời Tướng Dương Văn Minh

Đọc thêm: Bài 2: http://laodong.com.vn/xa-hoi/tong-thong-cuoi-cung-che-do-sai-gon-tu-cau-be-bat-oc-tro-thanh-tong-thong-272665.bld 

 Tướng Dương Văn Minh.

Từ một cánh đồng hoang, ngày nay, Đồng Tháp Mười (ĐTM) đã trở thành vựa lúa lớn của cả nước. Trong đó, có một cánh đồng được khai phá vào loại sớm nhất, cũng là cánh đồng màu mỡ nhất, cho năng suất lúa cao nhất. Chính trên cánh đồng này, cậu bé Dương Văn Minh đã lớn lên, về sau trở thành một trong những nhân vật được nhắc tới nhiều nhất ở Sài Gòn nửa cuối thế kỷ 20.

Tiếp tục đọc

Đội vệ sĩ của Putin

Tác giả: Thái An(Theo pravda)

KD: Ông này ngày xưa nổi lên như một người hùng, nhiều người hâm mộ. Ngaỳ nay bị thiên hạ ghét vô cùng.

Mới hay, có thể lừa được một người, có thể lừa được nhiều người, thậm chí cả một cộng đồng, nhưng không bao giờ có thể lừa được cuộc đời. Nhân cách những nhân vật lịch sử trước sau cũng được lịch sử, hậu thế đánh giá, nhất là trong thế giới phẳng. Đó cũng là sự sòng phẳng khắc nghiệt. Cho thấy để có nhân cách văn hóa, như bác Tương Lai bàn mới đây là rất khó. Dù có thể đứng trên muôn người, được tung hô vạn tuế   😛

——-

Tổng thống Putin được sự bảo vệ liên tục của của 12 vệ sĩ có vũ trang. Mỗi chuyến đi của ông có hàng trăm vệ sĩ tham gia quá trình bảo vệ.

Nga, Putin

Khách hàng

Cục Bảo vệ liên bang (FSB) – nguyên là Cục 9 của KGB thời Liên Xô chịu trách nhiệm bảo vệ Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Viện Duma, Bộ trưởng Nội vụ, Ngoại trưởng, giám đốc FSB, phụ trách Uỷ ban bầu cử trung ương…Các quan chức chính phủ khác có thể có vệ sĩ từ FSB chỉ khi có lệnh đặc biệt của tổng thống.

Tiếp tục đọc