Tác giả:
KD: Bạn bè iu quí gửi cho mấy tấm ảnh Gái quê này ( không thấy đề tên tác giả), với lời chúc oái oăm: Chúc các cụ vui vẻ và ngủ ngon.
Xin đăng lên Blog để bạn đọc thư giãn và mơ những giấc mơ đẹp 😛
————
Tác giả:
KD: Bạn bè iu quí gửi cho mấy tấm ảnh Gái quê này ( không thấy đề tên tác giả), với lời chúc oái oăm: Chúc các cụ vui vẻ và ngủ ngon.
Xin đăng lên Blog để bạn đọc thư giãn và mơ những giấc mơ đẹp 😛
————
Mới đây, tại cuộc tọa đàm tại Cổng thông tin điện tử Chính phủ, ông Nguyễn Trọng Tín, Cục phó Cục Quản lý Thị trường (QLTT), Bộ Công Thương gây “sốc” khi phát biểu rằng, chưa có lực lượng nào “nghèo, khổ” như quản lý thị trường mà lại “mang tiếng” trong công tác chống buôn lậu.
Theo vị này, sở dĩ buôn lậu, hàng nhái tràn lan là do chính sách bất cập và người dân ham rẻ, nhận thức cộng đồng kém…
Trao đổi với PV, không ít chuyên gia trong lĩnh vực này khẳng định, nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng hàng lậu tràn lan trên thị trường hiện nay là do một phần quản lý yếu kém, cũng như tiêu cực của một bộ phận lực lượng QLTT.
|
Từ trước đến nay, báo chí đưa tin không ít các vụ việc cán bộ ngành quản lý thị trường nhận hối lộ. (Ảnh minh họa). |
Tác giả: Lê Thanh Phong
KD: Xét cho cùng, lỗi cũng không ở các Ts giấy. Mà lỗi ở cơ chế tuyển dụng trọng bằng cấp, coi bằng cấp là tiêu chí cao nhất để tiêu chuẩn hóa các chức vụ, ngạch bậc. Ở xã hội hư học, trọng hư danh, thì Ts giấy là một sản phẩm chính chủ. Họ đáng chê nhưng đáng chê hơn là cơ chế quản lý đã góp phần không nhỏ tạo ra những sản phẩm chính chủ mà thành “phế phẩm” ấy.
Điều nói trên không hề đánh đồng với các Ts thực chất, các nhà khoa học chính trực.
Một vấn đề đang rộ lên trên các báo tuần qua là xuất khẩu giáo sư, tiến sĩ. Việt Nam có khoảng 9.000 giáo sư và 24.300 tiến sĩ, nhiều nhất Đông Nam Á. Dư thừa giáo sư, tiến sĩ nhiều, cho nên tìm cách xuất khẩu cho đỡ phí.
Nói nghe cũng có lý. Việt Nam xuất khẩu được nông dân giỏi sang một số nước để làm “chuyên gia” hướng dẫn trồng các cây nông nghiệp. Vậy thì, xuất khẩu tiến sĩ, giáo sư là chuyện không có gì phải bàn. Nông dân còn xuất khẩu được, tiến sĩ chẳng lẽ không?
Tác giả: Hàn Đức Cường. Người dịch: Nguyên Hải
.KD: Tiếp theo bài dịch trước- bài trả lời của sử gia TQ Chương Lập Phàm, mới đây, dịch giả Nguyên Hải lại gửi Blog KD/ KD bản dịch bài trả lời của Gs ĐH Hà Đức Cường, với một cách nhìn khác về Mao Trạch Đông. Xin đăng lên Blog để bạn đọc chia sẻ
.Cảm ơn anh Nguyên Hải 😛
———-
Lời Tòa soạn : 26 tháng 12 năm 2013 là ngày kỷ niệm lần thứ 120 sinh nhật Mao Trạch Đông,cựu lãnh đạo tối cao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Trong hơn một năm nhậm chức vừa qua, đương kim Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã chỉnh sửa tác phong công tác của Đảng, tiến hành phê bình, tự phê bình, nhấn mạnh « Nhất định không được bỏ chủ nghĩa Mác-Lê, tư tưởng Mao Trạch Đông ; bỏ thì sẽ mất gốc » v.v… ; trong công việc của ông Tập thường xuyên xuất hiện các yếu tố Mao, dư luận có những lời bình khác nhau về ý đồ và thực chất của việc đó.
Mạng BBC tiếng Trung Quốc đặc biệt đưa một loạt tin về đề tài này, phân tích bình luận ảnh hưởng của Mao Trạch Đông đối với Trung Quốc và thế giới hiện nay.
Sự sùng bái cá nhân và thần thánh hóa Mao Trạch Đông của người Trung Quốc lên tới đinh điểm vào những năm Đại cách mạng văn hóa ; sau Cải cách mở cửa, thái độ thần thánh hóa và sùng bái Mao Trạch Đông đã dần dần bị xóa bỏ.
Thế nhưng mấy năm gần đây Mao Trạch Đông lại một lần nữa trở thành một loại dấu hiệu của nhu cầu chính trị, được nêu cao và ca tụng ; cuộc tranh luận nội bộ Trung Quốc về công tội, phải trái của Mao Trạch Đông ngày càng kịch liệt, luận chiến không ngừng.
Trong cuộc luận chiến đó, các nhân sĩ phái tự do đứng một bên, phái tả và cái gọi là « nhân sĩ phái Mao » đứng ở một bên khác, hai bên có quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau.
Những người ủng hộ Mao nói ông đem lại sự ổn định và thống nhất cho Trung Quốc ngày nay, thời đại Mao Trạch Đông đại diện cho « công bằng », « thanh liêm ». Những người phản đối thì nhấn mạnh Mao Trạch Đông đem lại tai họa lớn và đau thương lớn cho xã hội, nhân dân và nhà nước Trung Quốc.
Nhân dịp lần thứ 120 ngày sinh Mao Trạch Đông, mạng BBC tiếng Trung đã phỏng vấn hai học giả đại diện cho hai loại quan điểm hoàn toàn khác nhau trong nước Trung Quốc, một là sử gia hiện đại Chương Lập Phàm [Zhang Lifan] và một là Hàn Đức Cường [Han Deqiang] Giáo sư Đại học Hàng không vũ trụ Bắc Kinh. Hai bài phỏng vấn đăng vào hai ngày. Hôm nay đăng bài phỏng vấn Hàn Đức Cường. Tiếp tục đọc
Tác giả: Theo BBC Tiếng Việt
KD: Xã hội mình vô tình thành một xã hội rất “chuyên nghiệp”. Người nào có phận của người nấy, không được phép vào “vườn rau”- lĩnh vực của người khác. Nông dân cứ làm nông dân, chỉ nhà khoa học mới được làm khoa học. Khổ nỗi nhà khoa học nước mình nghiên cứu trên bàn giấy là… xong om. Còn thực tiễn “hãy đợi đấy” như cái tên phim hoạt hình của trẻ em.
Rút cục nông dân VN phải sang “vườn rau” của CPC sáng tạo. Và may mắn lẫn hạnh phúc đã mỉm cười với họ.
Rút cục, cái tư duy xơ cứng sinh nở ra đủ thứ nguyên tắc- từ định hướng lý tưởng, đường đi, mô hình, hình thái phát triển, đến cả việc quy định đối tượng sáng tạo, đã giết chết cả cảm hứng sáng tạo lẫn cơ may phát triển của cá nhân, cộng đồng lẫn xã hội.
Các bậc tiền nhân khi nhìn hậu thế chúng ta, sẽ nghĩ gì nhỉ? Chả lẽ lại nghĩ, sao ta lại sinh ra một lũ bất tài vô dụng là các ngươi? 😦
—————–
Một nhà sáng chế ở tỉnh Tây Ninh vừa được Campuchia phong tặng Huy chương Đại tướng quân vì đã giúp sửa chữa xe bọc thép cho quân đội nước này.
Ông Trần Quốc Hải, ở tỉnh Tây Ninh, và con trai là Trần Quốc Thanh đã được Nhà nước Campuchia vinh danh.
Ông Hải cũng là người từng chế tạo máy bay trực thăng và nhiều máy móc công nghiệp mà báo chí Việt Nam từng phản ánh. Tuy nhiên ông nói ở Việt Nam, đam mê của ông không được khuyến khích.
Tác giả: Đào Dục Tú
KD: “Từ thuở đó,biết bao nhiêu lần thực hiện chủ trương tinh giảm biên chế. Nhưng quả thực chỉ thấy phương châm tuyển chọn, đề bạt cán bộ các cấp các ngành theo chuẩn “năm xê” con –cháu- các- cụ- cả là được thi hành kiên trì triệt để mà thôi. Thượng đã vậy ,hạ đương nhiên cũng vậy. Không tài đức gì nhưng có ô của bố làm to trong triều là con cũng “trung ủy” làm quan đầu tỉnh như chơi! ” (ĐDT)
Cảm ơn anh Đào Dục Tú 😀
————-
Nếu như có ai truy vấn tôi vì sao kinh tế xã hội Việt Nam nhiều thập kỷ nay quá nhiều vấn đề nan giải, quá bề bộn chuyện lình xình, tôi sẽ trả lời không úp mở , không chần chừ: ngoài chuyện mô hình thể chế còn hợp thời hay không, thuộc tầm vĩ mô, tôi không dám lạm bàn, còn là vì nhiều… tệ nạn. Một trong những tệ nạn hai năm rõ mười, theo tôi là tệ nạn “nhân mãn cán bộ”.
Tranh minh họa: Khều
Đâu đâu cơ quan công quyền,cơ quan đoàn thể quần chúng, cơ quan hành chính sự nghiệp, thậm chí cả cơ sở sản xuất kinh doanh khu vực quốc doanh cũng đều tồn đọng phổ biến tình trạng người nhiều việc ít, người thạo công việc cần cho chuyên môn ít, người giỏi nghề chuyên môn càng ít hơn . Tiếp tục đọc
Tác giả: Lam Lam
KD: Chỉ sợ xuất khẩu các GS, TS thì các nước “nhập khẩu” lại … lụn bại luôn về khoa học và phát triển 😀
———-
Nếu cứ trông chờ vào nhà nước, nhà khoa học sẽ luôn trong tình trạng thừa, nếu vậy thì nên xuất khẩu cho đỡ phí.
Theo một số liệu thống kê năm 2013 – 2014, cả nước có khoảng 9.000 giáo sư và 24.300 tiến sĩ. Bởi số giáo sư, tiến sĩ Việt Nam “nhiều nhất Đông Nam Á” như chia sẻ của Phó Tổng thư ký liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) Phạm Bích San nên có nhiều ý kiến đề xuất rằng nên “xuất khẩu” một phần đội ngũ này ra nước ngoài học tập và làm việc để giảm bớt sự lãng phí về tài nguyên khoa học đồng thời cũng giải quyết tình trạng giáo sư, tiến sĩ làm việc trái ngành nghề hiện nay. Tiếp tục đọc
Tác giả: Mi An
.KD: Cách đây ít lâu, nhìn thấy cảnh trẻ em, người lớn phải đu dây qua sông, người Việt chúng ta trong xã hội bị sốc nặng. Giờ đã “quen” thấy đó là điều bình thường. Cách đây ít lâu, nghe nói quan chức nọ, quan chức kia bị cảnh báo xử lý cách chức, người Việt xôn xao, nhưng rồi mọi điều lại bình thường. Và người Việt giớ cũng không còn trông mong gì lắm với cái “văn hóa từ chức” của các quan chức kém cỏi không làm tròn bổn phận. Bởi đó cũng là điều bình thường. Cách đây ít lâu, người Việt sốc vì những khối tài sản khủng, rồi lại sốc vì những bào chữa cho khối tài sản khủng đó. Giờ người Việt cũng quen cả với những khối tài sản khủng, coi đó là điều… bình thường? Rồi nước Việt cũng sẽ “quen” hết với những cái bất thường thành bình thường. Chỉ những giá trị sống văn minh, văn hóa của nhân loại, những di sản quản trị quốc gia nhân loại là chẳng… thèm quen mà thôi? 😦
Trong cái cung cách quản lý tùy tiện, vô cảm, thì mạng người cũng trở nên rất rẻ, có gì mà lạ nữa? 😦
————-
Một quan chức bị Bộ trưởng đe dọa: “Ghế ông lung lay rồi đấy” nghe thì sướng tai nhưng cuối cùng chỉ có chiếc ghế lung lay mà thôi.
![]() |
Dân xếp hàng đợi tới lượt đu cáp qua sông. Ảnh: Báo Tuổi trẻ |
Vụ tai nạn rơi thanh thép khi đang thi công tuyến đường sắt nội đô trên cao Hà Đông- Cát Linh làm 1 người đi đường chết, 3 người khác bị thương hôm 6-11 đến giờ vẫn còn gây choáng váng.
Khi tai nạn xảy ra, người ta mới thấy hết những hiểm nguy trên một tuyến đường huyết mạch của thủ đô hàng ngày có hàng chục ngàn lượt người qua lại, cái chết từ trên trời có thể rơi xuống đầu họ bất cứ lúc nào. Người chết thì thiệt thân. Tiếp tục đọc
Tác giả: Trần Minh
KD: Người Nam dùng thuốc nam. Mình cũng là người hợp với thuốc nam nên rất để ý tới dược liệu Nam hoặc cách chữa bệnh của người Nam. Nhà thuốc này vốn nổi tiếng từ lâu. Nay tự nhiên đọc được bài viết trên báo VNN, mình muốn đăng để lưu lại làm tư liệu. Và bạn đọc của Blog nếu có nhu cầu tìm hiểu, chia sẻ.
———–
– Nhà thuốc Thọ Xuân Đường đã được biết đến từ lâu với Y thuật Việt, Dược liệu Nam và Lương y Việt Nam.
Nghe tiếng danh hiệu nhà thuốc Nam Y lâu đời nhất nước, một nhà thuốc chữa được nhiều loại bệnh khác nhau bằng các dược liệu của bản địa Việt Nam có kết hợp một phần kỹ thuật Tây Y… với một chủ nhân là một lương y trẻ nhưng tiếng tăm đã vang xa, tôi tìm đến Nhà thuốc Thọ Xuân Đường nằm trên con đường mới mang tên nhà trí thức hàng đầu Việt Nam – Giáo sư toán học Lê Văn Thiêm tại vùng Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn phải đăng nhập để bình luận.