Gặp mặt nhân 20/11

Tác giả:Kim Dung

Ngày thứ 7, Nhân dịp Ngày Nhà giáo 20/11 sắp đến, lớp 10 B Trường THPT Chu Văn An chúng mình (Khóa 65- 67), hẹn nhau đến chúc mừng Thầy Chủ nhiệm cũ- Thầy Hoàng Văn Chiến- dạy Văn bọn mình suốt -03 năm, từ lớp 8 đến lớp 10. Ba năm đó có biết bao vui buồn. Nói là lớp, nhưng chỉ có khoảng gần chục bạn luôn liên hệ thân thiết với nhau  😛    Các bạn khác do nhiều lý do, sức khỏe, bận rộn, ở SG… nên không thể đến thăm thầy và hội ngộ bạn bè

Gần nửa thế kỷ đã qua, bao thế hệ học trò đã được Thầy dạy dỗ, nhưng có lẽ cũng hiếm có một lứa học trò nào gắn bó với Thầy như lứa bọn mình. Quả thật, thầy là một người thầy hạnh phúc. Dù tuổi cao, nhưng tư duy Thầy rất trẻ, và tính tình Thầy cũng rất trẻ trung.

Kính chúc Thầy luôn trẻ khỏe, hạnh phúc và tâm hồn thư thái!

Do máy laptop có vấn đề, nên mình tạm đưa trước một số bức ảnh. Ngày mai, máy phải mang đi sửa . Hi…hi.. 😛

1a

Thầy trò chụp chung một kiểu. Các bạn khác đang thi nhau tác nghiệp. Ảnh: Minh Thanh Tiếp tục đọc

Chuyện vui nhưng không thể cười

Tác giả: Tô Văn Trường

KD: Cảm ơn Ts Tô Văn Trường gửi cho bài viết này. Đi cafe sáng và cười chê chán, giờ mới đưa được bài “không thể cười” lên Blog. Thích nhất hai câu trong bài: Thực nghiệm là yếu tố sống còn của sự sáng tạo . Nếu không được thực nghiệm mà chỉ có cái đầu thôi thì vô nghĩa – hoặc có nghĩa là … cái “đầu lâu” !

: Lãnh đạo dốt thì không muốn và không thể dùng người giỏi cho nên hệ thống càng ngày càng xuống dốc cả về tài năng và phẩm chất. Thể chế thiếu dân chủ không ưa người nào có suy nghĩ và cách làm khác với nề nếp sơ cứng; giả dối lên ngôi làm thui chột mọi sáng tạo; đồ giả nhiều nên đồ thật không có vị trí.

Ở Việt Nam đang xuất hiện ngày càng nhiều “Hai lúa”. Hai lúa thần đèn di chuyển nhà, Hai lúa chế tạo máy công cụ nông nghiệp, Hai lúa sản xuất giống, Hai lúa lò đốt rác, Hai lúa máy bay, Hai lúa tàu ngầm, nay lại thêm Hai lúa xe bọc thép. Mà lần này sản phẩm của Hai lúa xe bọc thép được quân đội Campuchia đặt hàng và ông Hai lúa Trần Quốc Hải thành công vượt trội đến mức được Nhà nước Campuchia tặng thưởng huân chương đại tướng quân kèm theo là biệt thự, và xe ô tô khi ở tại thủ đô Pnompenh. Đây là điều trên cả tuyệt vời. Tiếp tục đọc

Bộ trưởng Tư pháp: Không nước nào địa giới hành chính chia cắt như VN!

Tác giả: Nguyễn Dũng
.
KD: Lại chuyện “tách ra rồi lại nhập vào như chơi”. Hãy nghĩ thử xem, không phải vô lý, từ thời  Pháp thuộc, địa giới hành chính của các tỉnh, t/p khá vừa phải, phù hợp với diện tích hành chính khu vực, trình độ quản lý của quan lại thời đó. Diện tích hành chính quá to, não trạng quá nhỏ thì chỉ …khổ dân
Nhưng cũng có thể, đó là cách nghĩ của bọn thực dân cổ lỗ, làm ăn nhỏ. Thời nay, nước Việt làm ăn lớn nên Thủ đô chẳng hạn, phải to vào loại nhất nhì thế giới  😛
———-
“Bàn đi bàn lại, tôi rất buồn. Sáng nay báo cáo với Chủ Tịch nước, mất bao nhiêu tiền của, thậm chí mất cả đoàn kết, không nhìn mặt nhau chỉ vì có khu vực hay không có khu vực…”
Bộ trưởng Hà Hùng Cường: Không đất nước nào địa giới hành chính lại chia cắt như Việt Nam
(Ảnh: Nguyễn Dũng)

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường chia sẻ tâm trạng khi đề cập đến Luật tổ chức chính quyền địa phương chiều 7/11.

Tiếp tục đọc

Từ kiến thức đến nhân cách

Tác giả:  Vương Trí Nhàn (theo Tạp chí Tia Sáng)
.
KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này. Xin đăng cả lời bình về bài viết để bạn đọc chia sẻ:

Nattoi đồng ý với “Từ điển Hoàng Phê: Trí thức là những người chuyên làm việc lao động trí óc và có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình”.
Đó là một định nghĩa phổ quát đối với một tầng lớp lao động trong xã hội.
.
Còn “trí thức chân chính” hay ‘trí thức lưu manh” là sự phân loại trí thức, mỗi một khái niệm có định nghĩa riêng.
.
Nhiều người lại muốn lấy định nghĩa khái niệm “trí thức chân chính” làm định nghĩa cho trí thức nói chung, cho rằng chỉ có “trí thức chân chính” mới thực sự là trí thức.

Làm cho cuộc tranh luận chẳng bao giờ chấm dứt được.

.Còn mình thấy một vấn đề rất rõ ràng: Trí thức một khi bị “quyền lực hóa” thì rất dễ bị … tha hóa cùng với xu thế tha hóa của xã hội. Nhiều vị trí thức lớn hẳn hoi, khi bị quyền lực hóa, đã không giúp ích được cho tầng lớp tinh hoa của mình phát triển, đóng góp, mà chỉ mải lao vào đấu đá, tranh giành quyền lực, tạo nên phe nhóm ở các cơ sở nghiên cứu. Khi đó, khó nói họ có nhân cách. Đừng nói đến trí thức chân chính.

——

 Cái vấn đề đặt ra chung quanh khái niệm người trí thức vốn khá đa dạng. Ở một số nước, người ta nhấn mạnh lương tâm trách nhiệm con người trí thức trước xã hội. Ở một số nước khác, người ta thích bàn đến mối quan hệ giữa tự do và phục vụ, dấn thân và “xây tháp ngà” để làm khoa học. Riêng ở Việt Nam, theo ý chúng tôi, trong nhiều trường hợp, câu chuyện nhân cách vẫn nổi lên rõ rệt hơn cả.

Tạp chí Tia sáng số ra 01/2000, có đăng bài viết của Bửu Ý nhan đề “Trí thức anh là ai?” Đây là một câu hỏi lớn, cần được nhiều người tham gia bàn bạc. Dưới đây, chúng tôi chỉ xin lưu ý một khía cạnh nhỏ.

Tiếp tục đọc

Dự án sân bay Long Thành: Nghe qua tưởng đúng, hóa ra mập mờ

Tác giả: Diệu Linh
KD: Chả hiểu ra ngô ra khoai thế nào nữa. Người nói đúng, kẻ bảo mập mờ. Dân nghe mãi, thấy mình … ngu ngơ   😛
—————
Ảnh bên:Đại biểu Quốc hội Huỳnh Minh Thiện đề nghị sau năm 2020 mới tính đến triển khai dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Ảnh: Diệu Linh.
Dự án này đặt ra nhiều kỳ vọng mà chưa biết làm cách nào thu hút được khách, trong khi mới đây một Hãng hàng không Đức đã bỏ Tân Sơn Nhất chuyển sang Thái Lan.
Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành với tổng chi phí dự kiến 18,7 tỷ USD vẫn là một vấn đề còn nhiều ý kiến trái chiều tại giữa các Đại biểu Quốc hội, các chuyên gia kinh tế và dư luận xã hội. Chiều nay (14/11), Quốc hội sẽ dành thêm thời gian để thảo luận về tính khả thi của dự án.

Tiếp tục đọc

Sao có thể buông tuồng, suồng sã

Tác giả: Đào Dục Tú

.KD: Vấn đề là ở chỗ, con mắt của người đời có phải là con mắt thơ hay không mà thôi. Các cụ ngày xưa có dạy “Nghề chơi cũng lắm công phu”. Chơi chữ là một nghề chơi thanh cao bậc nhất, trí tuệ bậc nhất , thanh tâm quả dục bậc nhất ,sao có thể buông tuồng suồng sã , dễ dãi ơ hờ! (ĐDT)

Cảm ơn anh Đào Dục Tú  😀

———-
Chừng mươi năm trở lại đây, có một đề tài thời sự văn chương được người đời đem ra đàm tiếu với dư vị hài hước là nạn “lạm phát thơ”. Nhà nhà làm thơ,người người làm thơ, xã phường quận huyện từ phố thị đông đúc đến làng bản xa vắng, đâu đâu cũng xuất hiện câu lạc bộ thơ. Sinh hoạt thơ đại khái ngoài phần ngâm nga, giới thiệu giao lưu thơ tùm lum ,là tự phong và hào phóng phong tặng danh xưng nhà thơ cho bất kể người nào, nhất là các ông các bà có được chút “duyên” in tập thơ đầu ở “trung ương” . .. .

Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn: trên mạng

Tiếp tục đọc

Luật Báo chí – “chiếc áo đã chật”

Tác giả: Vương Tâm

.Tính đến ngày 31/12/2013, có 838 cơ quan báo chí với 1.111 ấn phẩm. Trong đó có 199 cơ quan báo chí in chiếm 24% (86 báo Trung ương và các bộ, ngành, đoàn thể; 113 báo địa phương) và 639 tạp chí chiếm 76% (507 tạp chí Trung ương, các bộ, ngành, các trường đại học và các viện nghiên cứu…,132 tạp chí địa phương).

Qua 15 năm thi hành Luật Báo chí, lãnh đạo nhiều cơ quan báo chí đề nghị xem xét sửa đổi một số điều luật không còn phù hợp với thực tế. Cụ thể, nhiều ý kiến kiến nghị giảm thuế với báo chí điện tử thấp hơn báo in do đang gặp khó hơn cả báo in, chưa kể áp lực cạnh tranh ngày càng lớn; xây dựng tập đoàn truyền thông hay có quy định cụ thể đối với cơ quan báo chí đa phương tiện.

Nên thành lập tập đoàn báo chí?

Tại Hội nghị Tổng kết 15 năm thi hành Luật Báo chí do Bộ Thông tin Truyền thông vừa tổ chức ở Hà Nội, Tổng biên tập Báo Đầu tư Nguyễn Anh Tuấn đặt vấn đề là nước ta có quá nhiều cơ quan báo chí, vừa lãng phí vừa dẫn tới những tiêu cực, vì thành lập ra nhưng cơ quan chủ quản không lo được kinh phí cho cơ quan báo chí. Luật lần này cần có nghiên cứu để đưa ra những quy định về vấn đề tài chính đối với cơ quan báo chí.

Tiếp tục đọc

Sứ mệnh với bóng tối

Tác giả: Diêm Liên Khoa- Minh Thương (dịch) – [Diễn từ nhận giải thưởng văn học Kafka 2014]

Sự đen tối lớn nhất, chính là sự thích ứng của con người đối với bóng tối; sự đen tối đáng sợ nhất, chính là sự lạnh nhạt và lãng quên của con người với ánh sáng. Vì vậy, chính ở đây, văn học có sự vĩ đại của nó. Bởi vì chỉ có văn học, mới có thể phát hiện ra ánh sáng, vẻ đẹp, sự ấm áp yếu ớt nhất và tình yêu thành thực từ trong bóng tối (DLK).

Sứ mệnh với bóng tối

VHNA: Diêm Liên Khoa hiện nay được coi là một trong những tác gia quan trọng nhất của văn học Trung Quốc đương đại, bậc thầy của chủ nghĩa siêu hiện thực, một nhà văn đầy dũng khí và trách nhiệm xã hội. Ông sinh năm 1958 tại tỉnh Hà Nam, từng phục vụ trong quân đội, tốt nghiệp khoa Văn học Học viện Nghệ thuật Giải phóng quân.
Ông bắt đầu sáng tác từ năm 1979, tác phẩm gồm các tiểu thuyết Khát vọng tình cảm, Nhật quang lưu niên, Kiên ngạnh như thủy, Vì nhân dân phục vụ, Thụ hoạt, Đinh trang mộng, Phong nhã tụng, Tứ thư, Tạc liệt chí và hơn 10 tập truyện vừa và truyện ngắn, 5 bộ tản văn và tiểu luận…. Diêm Liên Khoa đã giành được gần 30 giải thưởng văn học khác nhau trong và ngoài nước, như Giải thưởng Lỗ Tấn lần thứ nhất và lần thứ 2; Giải thưởng Lão Xá lần thứ 3; Giải thưởng văn học Hoa ngữ quốc tế Hoa Tung 2013; Giải thưởng văn học Kafka 2014. Năm 2013, ông được bình chọn là nhân vật văn hóa có ảnh hưởng toàn Trung Quốc.
Tác phẩm của Diêm Liên Khoa được dịch ra tiếng Nhật, Hàn, Việt, Pháp, Anh, Đức, Italia, Hà Lan, Israel, Tây Ban Nha, Serbia… xuất bản ở trên 20 quốc gia và khu vực. Tác phẩm của Diêm Liên Khoa đã được xuất bản ở Việt Nam gồm: Vì nhân dân phục vụ, Phong nhã tụng, Kiên ngạnh như thủy.

Giải thưởng Kafka là một trong những giải thưởng văn học danh giá nhất hiện nay. Giải thưởng không hạn chế quốc tịch cho người được đề cử, tiêu chuẩn đề cử là nhà văn có ít nhất một tác phẩm được dịch ra tiếng Tiệp Khắc và tác phẩm phải có “tính nhân văn cùng việc đóng góp vào sự khoan dung văn hóa, hơn nữa vai trò của nó phải đủ vững bền đồng thời thể hiện một cách hiệu quả những bằng chứng về thời đại của chúng ta”.

Năm 2014, giải thưởng văn học danh giá này đã được trao cho nhà văn Trung Quốc Diêm Liên Khoa. Ngày 22/10/2014, lễ trao giải thưởng văn học Kafka 2014 được cử hành tại sảnh lớn tòa thị chính Parague (Tiệp Khắc). Bài diễn văn nhận giải của Diêm Liên Khoa chứa đựng những quan điểm văn học và nhân sinh sâu sắc, chúng tôi xin giới thiệu cùng bạn đọc.

Tiếp tục đọc

Coi chừng xảy ra “anh quản dầu, tôi quản khí”

Tác giả: Lê Thanh Phong 
.
KD: Và cũng coi chừng cả hiện tượng “lạm phát cấp phó” bởi những tách nhập kiểu này. Do thiếu hẳn một tầm nhìn chiến lược, tổng thể về việc quản lý kinh tế hiện nay.
————-
Bớt bộ nào cũng được nhưng phải có Bộ Kinh tế biển này. Tôi đã đi nhiều vùng biển và hải đảo của nước ta thì thấy đây là nhu cầu hết sức bức thiết. Đây cũng là thế mạnh của ta. Do đó, ta phải có một bộ máy quản lý mạnh” – Đại biểu Trần Du Lịch đã đề xuất như vậy tại phiên thảo luận tổ về dự án Luật Tài nguyên, Môi trường biển và Hải đảo Việt Nam ngày 13.11.

Không chỉ ông Trần Du Lịch, một số đại biểu khác cũng ủng hộ việc thành lập Bộ Kinh tế biển. Các vị đại biểu đều tâm huyết, suy nghĩ sâu sắc, đưa ra một đề xuất rất nghiêm túc và đầy trách nhiệm.

Tiếp tục đọc