Quốc hội không nên né tránh vấn đề nhất thể hóa Đảng và chính quyền

Tác giả: Đào Tuấn
.
KD: Báo Lao động, và nhà báo Đào Tuấn là cơ quan, và nhà báo đầu tiên dám đưa công khai vấn đề này trên báo chí “lề phải”, một vấn đề đã được nhắc tới nhiều năm nay nhưng chắc vì thuộc loại “nhạy cảm” nên hầu như chưa báo nào dám đưa?  😀
————

Đề nghị sáp nhập cơ quan như Tổ chức (của Đảng) và Nội vụ (của chính quyền); sáp nhập Thanh tra với Kiểm tra; sáp nhập Tuyên giáo với Thông tin truyền thông…, ĐBQH Đỗ Thị Hoàng cho rằng nhân thảo luận về Luật Tổ chức chính quyền địa phương, đề nghị QH không né tránh vấn đề nhất thể hóa Đảng và chính quyền.

Bắt đầu bài phát biểu 7 phút với ý kiến mạnh mẽ là bỏ HĐND cấp phường, quan điểm từng được Chủ tịch QH Nguyễn Văn An nói tới hồi năm 2001, khi QH bàn việc sửa đổi Hiến pháp 1992, theo ĐBQH Đỗ Thị Hoàng, do ở đô thị và nông thôn, phong tục tập quán lối sống, văn hóa khác nhau. Các liên kết cộng đồng, dân cư ở thành phố lỏng lẻo hơn dân cư ở các làng xã. Hơn nữa, ở TP, lao động chủ yếu là phi nông nghiệp, kinh tế chủ yếu là công nghiệp dịch vụ với sự hình thành của các trung tâm thương mại dịch vụ vui chơi giải trí cùng với mạng lưới hạ tầng xuyên suốt, phi địa bàn, và địa bàn chỉ có tính chất ước lệ. Quản lý của chính quyền đô thị chủ yếu quản lý ngành, lĩnh vực, và điều tiết cung ứng dịch vụ công cộng XH.

Tiếp tục đọc

18 điều kỳ dị…

Tác giả:
KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài này, không thấy đề xuất xứ, rất có thể là người viêt tự tổng hợp vấn đề. Xin cứ đưa lên như một thông tin thời … đa chiều. Và đây chỉ là quan điểm của người tổng hợp tin tức  😛
———-
Không thể phủ nhận kinh tế Trung Quốc đang phát triển với tốc độ chóng mặt,nhưng chính tốc độ phát triển hiếm thấy này cũng tạo ra những vấn đề “hiếm thấy” trong xã hội. 
Chủ trương đề cao lượng hơn chất này khiến cho an ninh bị phá vỡ, môi trường bị hủy hoại, cùng tệ nạn suy thoái đạo đức trong một bộ phận người dân.
Dưới đây là 18 điều “kỳ dị” chỉ có thể tìm thấy tại Trung Quốc.
1. Đào trộm mộ cướp xác mang đi…làm đám cưới

Bức ảnh đã từng làm cư dân mạng rúng động khi cho rằng cô dâu bên trái thực ra là một xác chết bị treo lủng lẳng (bàn chân không chạm đất, dây treo nối lên trần nhà).

Tiếp tục đọc

Để việc dùng người chỉ trọng “trí tuệ”, bỏ qua “hậu duệ, tiền tệ“?

Tác giả: Ngọc Thành (VOV. vn)
.
KD: Đọc cái title này, bỗng dưng bật cười, vì nhớ tới cô Ngọc Trinh người mẫu, ít nhất em này cũng có một ranh ngôn để đời. Nay xin mượn ý của cấu nói để nhận xét rằng: Dùng người chỉ trọng “trí tuệ” thì… cạp đất mà ăn à?  😀
——-
Nhiều ý kiến cho rằng thực trạng trên dẫn đến người thiếu đức, kém tài nhưng giỏi “chạy” ngày càng nhiều trong cơ quan công quyền.

Thực trạng ít được thừa nhận

Một vấn đề mà xã hội và cử tri lo ngại và phản ảnh là việc tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ công chức, viên chức biểu hiện nhiều tiêu cực. Theo Đại biểu Huỳnh Văn Tính (Tiền Giang), đó là tình trạng chạy chức, chạy việc ngày càng lộ diện rõ hơn và có nơi còn như công khai “nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, bốn trí tuệ”. Thực trạng là thế, nhưng ít người chịu thừa nhận.

Tiếp tục đọc

Vụ ông Trần Văn Truyền: Dân có quyền nghi ngờ việc ‘giơ cao đánh khẽ’

Tác giả:  Hoàng Lan

KD: Ngay trong văn bản kết luận, mà TTXVN “có quyền tuyên bố” phát đi đã thấy câu chữ, hành văn khá nhẹ nhàng, bao dung, nhân ái. Thêm nữa, chính trị vốn “thông thái” nên từ ngữ trả lời của bà Nguyễn Thị Khá cũng rất khôn ngoan, khéo léo, né tránh… bản chất vấn đề. Người làm chính trị khác dân thường ở đó  😀

———–

Xung quanh kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về về những sai phạm của nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền, cử tri có quyền nghi ngờ có sự nể nang, bao che, ‘giơ cao đánh khẽ”.

» Từ vụ ông Trần Văn Truyền: Chặt cái gốc đặc quyền, đặc lợi
» Những bất động sản liên quan đến ông Trần Văn Truyền
» Còn bao nhiêu người như ông Trần Văn Truyền?

Đó là quan điểm của bà Nguyễn Thị Khá, Ủy viên Thường trực Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội xung quanh kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về sai phạm ông Trần Văn Truyền.

Trả lời phỏng vấn PV VTC News bên hành lang Quốc hội sáng nay (24/11), bà Khá đánh giá đây là một vụ việc nghiêm trọng, cần sự vào cuộc nhanh chóng của cơ quan pháp luật để có thể kết luận đúng người đúng tội, tránh để người dân mất lòng tin vào Đảng, chính quyền.
Tiếp tục đọc

Quốc hội thừa nhận có… bấm nút hộ và tìm cách ngăn chặn

Tác giả: Ngọc Quang

.KD: Xã hội có quá nhiều điều dở. Xin các ĐBQH đừng để người dân họ cho là chất lượng ĐBQH càng ngày càng xuống cấp. Đến việc là đại biểu của dân mà hành xử hệt lũ học trò hư ở trường, thì xấu hổ lắm cho nghị trường một quốc gia, khó chấp nhận. Việc này cho thấy bản thân các ĐBQH cũng thiếu tôn trọng chính mình

——-
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội – ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, với cơ chế hiện tại nếu đại biểu bấm nút hộ cho nhau thì chỉ người bên cạnh mới biết.

Chiều 20/11, Phó Chủ tịch Quốc hội – ông Uông Chu Lưu than phiền “Mấy phiên gần đây số đại biểu vắng họp nhiều quá”. Ông Lưu đồng thời yêu cầu các trưởng đoàn nhắc nhở đại biểu tham dự đầy đủ để đảm bảo chất lượng phiên họp. 

Thế nhưng khi biểu quyết thông qua Luật Căn cước công dân sáng 21/10 cũng chỉ có 403/497 đại biểu tham dự. Hài hước hơn, ngay sau đó vài phút, khi biểu quyết thông qua Luật Hộ tịch thì 8 đại biểu bỗng dưng “biến mất”, tức là trên bảng điện tử chỉ hiện lên 395 đại biểu có mặt.

Tiếp tục đọc

Cả hai chúng ta gắng… nhẹ tay nhé?

Tác giả:

KD: Bạn bè iu quí gửi cho những mẩu chuyện này. Xin đăng lên đẻ bạn đọc thư giãn chút ít   😀

—————-

Hai linh mục đi nghỉ ở Hawaii. Họ quyết định sẽ biến nó thành một chuyến đi nghỉ thực sự bằng cách không mặc bất cứ thứ gì để có thể nhận ra rằng họ thuộc giới linh mục.
Ngay khi máy bay hạ cánh, họ tới thẳng một cửa hàng và mua một số áo chim cò, quần soóc, dép xăng đan, kính đeo mắt…
Tiếp tục đọc

Những con số gây lo ngại, thách thức phía trước !

Tác giả: Đào Dục Tú

.KD: Việc hỏng là do người . Người đã kém làm sao  sáng tạo việc mới  để có thành quả mới. Tái cơ cấu không vì mục tiêu đẩy nền  kinh tế, không xuất phát từ thực tiễn khách quan ,không khoa học , không xếp người vì việc mà chỉ lo chăm chăm bầy việc vì người , không khéo lại sinh ra đủ kiểu “vi na sin” “vi la lai” biến dạng chưa biết chừng (Đào Dục Tú).

Cảm ơn anh Đào Dục Tú

———

 Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh quen thuộc với giới truyền thông  cho hay quốc khố nước nhà 72 % thuộc diện chi thường xuyên. Còn lại 28 %,  dành để trả nợ 25 %; chỉ sót 3 %  đổ vào  đầu tư phát triển , nghĩa là,CNH,HDH !

Ảnh tư liệu báo ảnh VN

Không hiểu trong vòng năm năm nữa, viễn ảnh CNH,HDH ở Việt Nam sẽ ra sao trong khi  kiến trúc chủ lực cho nền tảng này, công lực chủ yếu đẩy cỗ xe kinh tế cắn đích này, là các quả đấm thép mấy chục năm nay làm chủ ngân sách quốc gia, nắm giữ hàng ngàn doanh nghiệp nhà nước ,vẫn tiếp tục làm ăn bết bát thất thoát thua lỗ  là chính. Và vẫn đang loay hoay tái cơ cấu, chưa đâu vào đâu. Tiếp tục đọc

Căn bệnh tham danh!

Tác giả: Kim Triêu

KD: Tham danh là đặc tính chung của con người, chả cứ người Việt. Nhưng ở người Việt, nó nặng nề hơn, vì khởi đầu là GD, trọng hư danh, bằng cấp. Kế đến là cơ chế XH xây dựng các chế độ chính sách lại chỉ trọng người có ghế, có danh, không trọng người tài, người giỏi. Rút cục, cả xã hội cứ luẩn quẩn hết chống nọ đến chống kia, mà không dám chống lại chính tư duy hủ lậu chính mình- không đủ sức.

Một kiểu “Tam quốc  diễn nghĩa”…xem hồi sau sẽ rõ…  😛

———

Để có danh, rồi danh sẽ kèm với lợi, danh kèm với vọng, và danh sẽ tạo nên quyền, chức… không ít quan chức đã cố tình dối trên, lừa dưới, vẽ ra những thành tích ảo, rồi vơ vào đó là công lao của mình…

Sử sách bên Tàu từng ghi lại rằng, thời Ung Chính mới lên ngôi hoàng đế, quốc khố rỗng không, nạn quan lại tham nhũng, áp bức dân đã trở thành mối họa của quốc gia. Một trong những nguyên nhân để quốc khố hết tiền là quan lại từ triều đình tới các địa phương vay tiền, mua ruộng, xây nhà, ăn chơi xa xỉ. Ung Chính quyết định thực hiện một chính sách cứng rắn là bắt quan lại vay tiền phải hoàn trả trong 2 năm. Và một địa phương ông lấy làm thí điểm là tỉnh Sơn Tây.

Tiếp tục đọc

Không thể lí giải ông Trần Văn Truyền lại giàu đến thế

Tác giả: Theo Ngươiduatin.vn
.
KD: Bác Vũ Quốc Hùng ở UBKTTW mà còn không lý giải được vì sao ông Trần Văn Truyền giàu đến thế, thì dân làm sao lý giải được đây. Nhưng nếu nhìn vào một loạt điều kiện thì sẽ lý giải được rõ ràng: Đó là ở nước Việt này, có quyền là có tiền, có lợi, có lộc. Ở các quốc gia văn minh, có điều đó không? Chắc chắn là có, nhưng rất rõ ràng, công khai, minh bạch, vì nó cân đối, gắn với những quy định cụ thể, cân đối với trí tuệ của người có quyền lực.
.
Mọi điều con người ta hay đổ tại cơ chế. Nhưng cơ chế cũng do con người xây dựng nên. Vấn đề là các bác có lợi ích có muốn cơ chế công khai, minh bạch hay không- mà thôi  😀
————
Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Vũ Quốc Hùng cho biết, ông không thể lý giải được tại sao chỉ bằng đồng lương và các khoản phụ cấp mà ông Trần Văn Truyền lại giàu đến thế.
.

 Việc thu hồi nhà đáng ra phải được thực hiện sớm hơn

Như tin tức đã đưa, ngày 21/11, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ra thông cáo báo chí thông báo kết luận về việc kiểm tra dấu hiệu vi phạm về thực hiện chính sách nhà, đất đối của ông Trần Văn Truyền- nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ.

Tiếp tục đọc

Vuốt ve vùng cấm và ý kiến dân biểu

Tác giả: Xuân Dương
.
KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này. Báo GDVN đang muốn được chú ý nên đăng nhiều bài bạo dạn. Bài này, cái title hay, trích dẫn nhiều, nhưng cần liên kết chặt chẽ các trích dẫn, có lời bình thêm để tải được thông điệp, nếu không titsle thì bạo nhưng bài rời rạc./ Chứng tỏ tay nghề biên tập của báo chưa … già!  😀
———
– “Bất cứ cuộc thanh tra nào, bất cứ vụ giải quyết án nào cũng đều có “chạy”. Chạy trực tiếp, chạy gián tiếp, chạy nhiều, chạy ít tùy mỗi việc…”

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu về tình trạng tham nhũng khi tiếp xúc cử tri Hà Nội: “Cái gì cũng phải tiền, không tiền không trôi, như ngứa ghẻ phải gãi rất khó chịu”. [1]

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nêu ý kiến trong cuộc họp với doanh nghiệp tại TP HCM: “Họp cứ vuốt ve nhau, nguy hiểm lắm”. [2]

Tiếp tục đọc