Ảnh lạ và ngộ

Tác giả:
.
KD: Bạn bè iu quí gửi cho những tấm hình này, ngộ và lạ. Xin đưa lên để bạn đọc Blog chia sẻ cuối tuần   😀
.

 Quốc tế chưa có loại bảng này?


Aerial view of Central Park in New York 
1.689176170@web184803.mail.gq1.yahoo.com
 

Tiếp tục đọc

Ai phải đền bù thiệt hại từ vụ cho thuê “yết hầu” quốc gia?

Tác giả: Ngọc Quang

Việc phải đền bù thiệt hại khi dừng dự án sẽ được quy trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân hay lại là câu chuyện của tập thể, rồi hòa cả làng?

Ngày 26/11, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh – ông Nguyễn Văn Cao về việc quyết định dừng dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine – Huế tại mũi Cửa Khẻm, đèo Hải Vân. Dư luận hoan nghênh quyết định này của tỉnh Thừa Thiên – Huế, nhưng đồng thời cũng quan tâm tới trách nhiệm của những cá nhân, tổ chức có liên quan khi cho một doanh nghiệp Trung Quốc làm dự án tại vị trí mà nhiều người gọi là “yết hầu” quốc gia.

Làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể

Trả lời Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết, câu chuyện tranh chấp giữa Thừa Thiên – Huế và Đà Nẵng thì Chính phủ sẽ phải giải quyết, nhưng vấn đề an ninh quốc gia còn quan trọng hơn rất nhiều.

Tiếp tục đọc

Tìm lại lòng tin đã mất…

Tác giả: Người Đô thị

KD: Hị.hị. Người Đô thị đặt cái title rõ là hay. Nhưng nói thẳng, nếu vụ ông Truyền mà không xử lý đúng người, đúng việc, đúng sai phạm, thì lòng tin lại một lần nữa… trốn biệt đó  😀

Quan trọng hơn cả, nếu vẫn thiết chế đầy lỗ hổng, nếu cứ xin- cho còn ngự trị ở nhiều lĩnh vực, nhiều ban ngành, nếu cứ văn hóa tiền mặt chủ lưu, thì tham nhũng giống đầu Phạm Nhan, chặt đầu này mọc đầu khác. Dân cũng nản lắm rùi   😦   

————

Mấy hôm nay báo chí trong, ngoài nước rầm rĩ đưa tin việc uỷ ban Kiểm tra trung ương Đảng cộng sản Việt Nam công bố kết luận những sai phạm và cách giải quyết về việc chiếm hữu nhà – đất sai nguyên tắc của ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng thanh tra chính phủ. Sự tham lam của một quan chức cao cấp của Đảng, có nhiệm vụ quan trọng trong việc cầm cân nẩy mực, phát hiện và đấu tranh chống tham nhũng là điều không thể tin được.

Tìm lại lòng tin đã mất…

Chẳng ai tin một cán bộ có trình độ cao nhất về… chống tham nhũng, đủ ‘trình’ để hiểu mọi mánh khóe cất tiền, rửa tiền lại chỉ khư khư có mỗi… mấy căn nhà?! Ảnh: Một Thế Giới

Tiếp tục đọc

Chú chó được mệnh danh Hachiko của Nga khiến hàng triệu trái tim lay động

Tác giả: (Nguồn: Siberiantimes)- Theo Rosy / Trí Thức Trẻ

KD: Cô bạn đồng nghiệp trẻ ở TVN cùng chung sở thích và biết mình yêu quí loài vật lắm vừa gửi cho đường link bài viết này. Thương Masha quá. Và câu chuyện những nhân viên y tế của Bệnh viện đối xử với Masha khiến mình rưng rưng. Cảm ơn những tấm lòng nhân hậu.

Ngẫm ra cuộc đời này, không chỉ nỗi đau, mà chính những điều tuyệt vời mới khiến mình rơi nước mắt.

Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ.

Từ năm ngoái đến nay, hình ảnh chú chó Masha vẫn ngày đêm tìm đến cơ sở y tế ở Novosibirsk để chờ đợi người chủ quá cố quay trở lại đã trở nên quen thuộc với toàn bộ nhân viên và bệnh nhân nơi đây.
Chú chó được mệnh danh Hachiko của Nga khiến hàng triệu trái tim lay động 1
Hình ảnh Masha với gương mặt buồn rười rượi.

Tiếp tục đọc

Sự im lặng ngọt ngào.

Tác giả:

KD: Nhân Lễ Tạ ơn (ở Mỹ và Canada), một bạn đọc thân thiết của Blog KD/ KD có gửi cho câu chuyện này, như một sự chia sẻ với Blog. Chủ Blog xin cảm ơn bạn đọc thầm lặng và xin được đăng lên, một câu chuyện tình đẹp đẽ, để bạn đọc gần xa chia sẻ.  😀

————
Buổi chiều ngày 24 tháng 12 năm 2004, Wendy, cô sinh viên năm thứ hai đại học Dược Khoa đang đứng đợi chuyến xe lửa của thành phố NewYork để trở về nhà.

Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn: recipeeworld.com.

Tất cả các anh chị em của cô đều hẹn là sẽ về nhà đúng 7 giờ, để đoàn tụ trong buổi cơm chiều thân mật cùng cha mẹ, theo truyền thống của gia đình họ. Bỗng Wendy để ý đến một cặp nam nữ đang đứng cách cô vài bước, họ đang ra dấu bằng tay để giao lưu với nhau. Tiếp tục đọc

Khi tuổi trẻ lên tiếng

Tác giả: theo Blog Cánh Cò (RFA)

KD: Bức thư của cô gái rõ ràng là thuyết phục và nếu có quan tâm hơn có lẽ Bộ Giáo dục phải xem xét vấn đề một cách nghiêm túc. Ngược lại người ta trả lời bức thư ấy bằng thái độ kẻ cả, quan quyền, chỉ tay năm ngón và nhất là luận cứ của sự trả lời hoàn toàn lệch chuẩn không xứng đáng với bức thư của cô gái chỉ mới 23 tuổi (Cánh Cò).

Xin xã hội hãy cùng đợi đến Chương trình, SGK mới với gần 800 tỷ đồng, để thấy được cái “tài cao” của các vị Bộ GD, trong đó có ông Hùng, người trả lời bức thư này 😦

——-

Một cô gái trẻ, Võ Thị Mỹ Linh, sinh năm 1989 viết thư gửi Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo trình bày kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh của Nepal, đất nước mà cô có dịp du lịch bụi để tìm hiểu về con người, văn hóa cũng như cách mà họ dạy tiếng Anh trong nhà trường để bồi đắp kiến thức khá mỏng manh về tiếng Anh của cô.

Cô gái quan sát về sách giáo khoa dạy tiếng Anh của Nepal mà cô có dịp gần gũi để so sánh với sách giáo khoa tại Việt Nam được cô ghi lại qua bức thư như sau:

Tiếp tục đọc

Kiểm tra tài sản con trai ông Trần Văn Truyền

Tác giả: Theo Dân trí

KD: Đã tưởng không muốn nhắc đến vụ việc ông Truyền, vì ngán quá nhưng rồi đọc được thông tin này, lại tiếc rẻ  😛

Nhưng quả thật, đến “bản đồ” nhà đất của ông Truyền mà chỉ kiểm điểm vì không có dấu hiệu tham nhũng. Thì kiểm tra tài sản con ông Truyền làm gì nhỉ?

Chống tham nhũng của nước Việt mình nó cứ loanh quanh luẩn quẩn kỳ lạ. Trong khi “văn hóa tiền mặt” thì cứ nhởn nhơ, nhăn nhở cười. Chán!

———-

Ngày 27/11, Đại tá Đoàn Thế Tân, người phát ngôn Công an tỉnh Bến Tre cho biết, sắp tới công an tỉnh sẽ kiểm tra những vấn đề liên quan tới tài sản của Đại uý Trần Hoàng Anh, cán bộ công an tỉnh, con trai ông Trần Văn Truyền.

Theo Đại tá Tân, trước đây Đại uý Trần Hoàng Anh có kê khai tài sản với tổ chức năm 2014. Tuy nhiên đây là vấn đề bí mật cá nhân nên hiện chưa được công bố theo quy định.

Trần Văn Truyền, biệt thự, tham nhũng
Dinh thự tại xã Sơn Đông, TP Bến Tre đứng tên ông Trần Hoàng Anh – con trai nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền

Tiếp tục đọc

Hàng chục ngàn giáo sư, tiến sĩ Việt… đang làm gì?

Tác giả: Trần Văn Tuấn

KD: Đề tài này, câu hỏi này đã được đặt ra bao nhiêu lần. Nhưng vẫn rất cần chia sẻ. Bởi giáo sư, tiến sĩ (thực chất) luôn là nguồn tài nguyên, nguyên khí quý giá của một quốc gia. Nhưng quả thật, nguồn tài nguyên này dường như cũng đang… vất vưởng ngay trên cái chậm phát triển của dân tộc

Cái tâm sự cay đắng của vị TS trong bài rất thật. Vì sao? Vì nước Việt trọng… chính trị. Vì ở ta, chính trị là thống soái. Ngay các vị Bộ trưởng các bộ họ cũng gắng làm nhiệm vụ chính trị của họ, giữ ghế cho hết nhiệm kỳ và hy vọng một nhiệm kỳ tiếp theo. Còn chuyện lĩnh vực họ như thế nào? Thì XH đã có dịp “chiêm ngưỡng” đó: từ GD, Y tế, đến Khoa học, Văn hóa…

Mặt khác lại phải thấy thế này. Ở một đất nước quá sính chính trị, ngay trong đội ngũ các nhà khoa học, cũng có những vị tên tuổi lớn ít để í đến khoa học mà cũng lao vào chính trị, kiếm ghế, kiếm quyền, thỏa mãn danh vọng và “đấu đá” với đồng loại. Rút cục, khoa học trở nên … thân bại danh liệt, còn uy tín họ cũng… thân bại danh liệt trong con mắt các nhà chính trị chuyên nghiệp  😛

Sẽ hiểu vì sao nước Việt giờ đây, chả có tên tuổi nhà khoa học lớn nào. Nếu có các vị đều đã nghìn thu. Mà các vị đó cũng được đào tạo dưới chế độ tư bản, vì yêu nước Việt, nếm trải mọi cay đắng của chùm khế ngọt, mà vẫn về với quê hương.

———-

Cái quan trọng nhất không phải chúng ta không muốn sử dụng nhân tài mà là chúng ta không có khả năng sử dụng họ.

>>Khoa học nước nhà đã đạt ‘cảnh giới’ siêu thực?

>> Tiến sĩ lái gỗ và trò chơi “đánh trận giả”

>> ‘Tiến sĩ Việt’ bao giờ thành ‘hộ chiếu quốc tế’?

>> Sao lại ‘đày ải’ tiến sĩ, giáo sư làm… sếp

Tôi có một người bạn lấy bằng Tiến Sĩ tại một trường ĐH có tên tuổi ở xứ Cờ Hoa. Khi về nước anh chỉ có một ước mơ rất đơn giản – làm việc và sống được bằng nghiên cứu khoa học! Khi đó anh rất tự tin vào những gì mình đã học được có thể đóng góp và tạo ra những thay đổi tích cực cho khoa học nước nhà.

Sau hơn một năm bắt tay vào thực hiện các đề tài khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước, bên tách cafe đắng, anh chia sẻ: “Tôi thấy người nước mình thực sự không trọng dân trí thức.”.

Tiếp tục đọc

Việt Nam Cộng Hòa và dòng họ Ngô-Đình

Tác giả: Trọng Đạt  (lược dịch)

KD: Mình vốn rất quan tâm tới các sự kiện, thể chế, xã hội, nhân vật lịch sử của nhân loại và nước Việt. Nếu được viết một cách công tâm, khách quan, khoa học thì quí lắm. Bởi những sự kiện, thể chế, xã hội, nhân vật lịch sử đó “dạy” hậu thế nhiều bài học lắm. Có thể là để thanh minh, đánh giá lại, có thể là gửi “thông điệp” một cách vô tình. Còn hậu thế luôn có cách nhìn đa chiều trước một vấn đề.

Dù vậy, không thể phủ nhận rằng, một thể chế muốn phát triển, không lụn bại và diệt vong, không còn cách nào khác phải là một thể chế với thiết kế kiến trúc văn minh, phù hợp quy luật thực tiễn, phù hợp với xu thế phát triển, phục vụ cho lợi ích dân tộc, quốc gia trên hết.

Đọc được bài lược dịch này trên trang anh BS. Xin đăng lên để bạn đọc gần xa, nếu quan tâm có thể chia sẻ.

———-

Lời Giới Thiệu- Tôi mới nhận được sách do người bạn gửi tặng, cuốn La République du Việt Nam et les Ngô Đình bằng tiếng Pháp của tác giả Ngô-Đình Quỳnh, Ngô-Đình Lệ Quyên (2012), nhà xuất bản L’Harmattan, in năm 2013, dầy 246 trang. Phần sau có in thêm hồi ký hậu tử của bà Ngô Đình Nhu (suivi des Memoires posthumes de Madame Ngô Đình Nhu) xuất bản sau khi tác giả đã qua đời.

     Phần chính nói về Việt Nam Cộng Hòa và gia đình họ Ngô dài trên 60 trang, khoảng 30 trang gồm hình ảnh gia đình và cuối cùng phần phụ: hồi ký của bà Ngô Đình Nhu dài 120 trang.

    Tôi xin lược dịch phần chính của cuốn sách do hai tác giả Ngô-Đình Quỳnh và Ngô-Đình Lệ Quyên biên soạn, tác phẩm gồm 4 chương diễn tả lại những sự kiện lịch sử nay đã vang bóng một thời.

    Các danh từ, địa danh tiếng Việt đều được viết có dấu, văn tiếng ngoại quốc có phần khó hiểu, tôi chỉ lược dịch những ý tưởng chính. 

                                                                             TĐ

    Chương 1- Dòng họ Ngô-Đình

Gia đình họ Ngô. Ảnh: Internet

    Họ Ngô-Đình thuộc dòng dõi Ngô Quyền, vị Hoàng đề đầu tiên của Việt nam. Ở thế kỷ thứ nhất vào năm 939, sau nhiều cuộc chiến chống xâm lược, Ngô Quyền đã dựng lên triều đại Việt Nam đầu tiên.

    (Có lẽ tác giả nhầm, chắc là thế kỷ thứ 9, nguyên văn Au 1er siècle, en 939, TĐ).

     Thế kỷ thứ 14, thời nhà Trần, họ Ngô-Đình là một trong những gia đình đầu tiên cải đạo Thiên Chúa Giáo.

     Ông Ngô-Đình Khả (1857-1923) được gửi đi học bên Tầu, Mã Lai về nước lập gia đình, là cha của hai ông Diệm, Nhu sau này. Họ Ngô-Đình ít thấy có ở Việt Nam.

Tiếp tục đọc