Tác giả: Đoàn Khắc Xuyên
KD: Xét cho cùng, cái “văn hóa quan trường” kiểu này, có phải vì bản thân “phông” văn hóa của cá nhân đã không cao. Quan trọng hơn, không bao giờ tự “dọn mình”, mặc dù khẩu hiệu “phê và tự phê” thì đầy rẫy. Trong cái guồng máy đầy cơ hội, kẽ hở vơ vét, đã khiến cho lòng tham che hết cả nhân phẩm, thiếu cả tự trọng và liêm sỉ cần thiết?
Rõ ràng, hiện tượng nhiều quan chức cấp cao bị phanh phui bởi quá nhiều việc xấu liên quan đến tư cách người lãnh đạo, cho thấy “nhà nước pháp quyền” có quá nhiều vấn đề, thậm chí bị chính họ “vô hiệu hóa”. Cho thấy giữa khái niệm và thực tiễn còn … giận nhau, không nhìn mặt nhau- lâu rồi 😀
———–
Từng là tổng thanh tra chính phủ, mà chức năng là đi thanh tra việc tuân thủ pháp luật, quy định của người khác, cơ quan khác; là cựu chủ tịch một thành phố lớn, thủ đô “ngàn năm văn vật”…, họ thuộc hàng quan chức cấp cao và lẽ tự nhiên được người dân trông đợi luôn nắm vững và tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật, quy định của Nhà nước hơn bất kỳ ai khác.
Bởi đơn giản, không nghiêm với chính mình, làm sao họ có thể đòi hỏi cấp dưới và người dân bình thường chấp hành nghiêm pháp luật, quy định của Nhà nước?
|
Sự việc ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng thanh tra Chính phủ, được cấp nhiều nhà và đất ở Bến Tre, TPHCM và Hà Nội đang khiến người dân rất bức xúc về cách hành xử của quan chức. Ảnh TL |
Nhưng, thực tế cho thấy, chưa nói đến lòng tự trọng vốn đang ngày càng trở thành thứ của hiếm, qua những việc họ làm, họ tỏ ra không thua kém bất kỳ ai trong việc dựa vào cương vị của mình để khai thác, lợi dụng những kẽ hở trong quản lý nhà nước nhằm thỏa mãn lòng tham về nhà cửa, đất đai, tài sản công. Tiếp tục đọc →
Bạn phải đăng nhập để bình luận.