Chú chó sưởi ấm, bảo vệ bé gái 12 ngày trong rừng

Tác giả: theo Vân Anh
.
KD: Mình vốn rất iu quí chó, nên những câu chuyện như chuyện này thích thú lắm. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ.
———–
 Suốt những ngày lạc trong rừng, Karina Chikitova đã được chú chó Naida giúp sưởi ấm và bảo vệ.
.

 Cách đây 1 năm, cô bé Karina Chikitova người Nga (khi đó mới 3 tuổi) và chú chó giống Alsatian tên là Naida đã bị lạc mất cha khi đi vào khu rừng ở Siberia.

Thời điểm đó, tuyết đang rơi nhiều, khu rừng còn có nhiều nguy hiểm rình rập như sói, gấu…

Trong suốt thời gian này, Karina chỉ tồn tại bằng cách uống nước sông và ăn trái cây rừng. Chú chó Naida đã sưởi ấm cho cô chủ 3 tuổi trong 9 ngày trước khi bỏ đi để tìm sự trợ giúp.

Tiếp tục đọc

Thi sĩ của làng quê Việt !

Tác giả: Đào Dục Tú

.KD: Có người quả quyết rằng :” Không thiếu hiện tượng nhà thơ một bài. Nhưng riêng Bàng Bá Lân? Cặp lục bát “tuyệt điệu từ” ngôn ngữ thơ Việt cũng đủ vinh danh thi sĩ họ Bàng-thi sĩ của đồng quê Việt, của làng quê Việt!

Cảm ơn anh Đào Dục Tú  😀

—————

Thơ “tiền chiến”- khái niệm chỉ thơ ca Việt trước thời kỳ chiến tranh chống thực dân, thuộc dòng văn học lãng mạn 1930-1945 có một tên tuổi thi nhân không thật nổi bật xuất sắc như hàng loạt danh tài thi ca khác như Xuân Diệu,Thế Lữ,Lưu Trọng Lư,Huy Cận,Chế Lan Viên. . . . nhưng ông để lại dấu ấn rất riêng trong ký ức độc giả văn học hiện đại vốn số đông có chung gốc gác xuất thân hoặc liên đới chặt chẽ đến làng quê Việt .

Nguồn: Trên mạng

Đó là thi sĩ Bàng Bá Lân.Ông có ba tập thơ chính đều lấy âm thanh quen thuộc của nước Việt, với người Việt làm tiêu đề, làm “chủ đạo cảm hứng”: Tiếng thông reo (1934); Tiếng sáo diều (1939); Tiếng võng đưa (1957)
Ba thứ tiếng ấy,đặc biệt là tiếng võng đưa, ghi dấu ấn đậm nét trong ký ức người Việt nhiều thế hệ,nhiều đời. Tiếp tục đọc

Một ngày trong nhà tù hiện đại nhất châu Âu

Tác giả: Trung Hiếu

.KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài này. Xin đăng lên để bạn đọc có thêm thông tin bổ ích về thế giới, ở tầng lớp tội phạm của quốc gia văn minh như thế nào  😛

Nhưng đọc xong thấy buồn cười. Chả lẽ Na Uy đang “tiếp thị” cho các nhà tù của họ?  😀

————

Tại trại giam Halden, Na Uy, các phạm nhân đều được tiếp cận các trang thiết bị hiện đại và tham gia nhiều hoạt động bổ ích.

Một ngày trong nhà tù hiện đại nhất châu Âu
Trại giam Halden, nằm cách thủ đô Oslo, Na Uy khoảng 100 km, bắt đầu hoạt động năm 2010 với sức chứa 250 tù nhân. Các nhà chức trách đã chi 165 triệu Euro để xây dựng “nhà tù hiện đại nhất thế giới.” Ảnh: Edot 

Tiếp tục đọc

Đúng là dân không tin, thưa Thủ tướng!

Tác giả: Bùi Hoàng Tám

Một đất nước mà Thủ tướng chỉ nhận mức “áp chót” là hoàn thành nhiệm vụ “còn e ngại” nhưng cán bộ thì có tới hơn 92% hoàn thành xuất sắc (34,33%) và hoàn thành tốt nhiệm vụ (58,08%) là điều khó tin. Nó tờ tợ như báo cáo tăng trưởng kinh tế của các tỉnh đều cao nhưng cả nước lại… thấp!

(Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp)

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm của ngành Nội vụ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: “Tổng kết cả nước chỉ có 0,46% công chức không hoàn thành nhiệm vụ. Nếu quả thực chất lượng cán bộ đúng như con số này thì mừng lắm, nhưng rõ ràng nhân dân chưa hài lòng và chưa tin vào con số này…”.

Vâng, đúng là dân chưa tin, thưa Thủ tướng. Thậm chí, nếu cứ báo cáo thế này, dân sẽ không còn niềm tin nữa.

Tiếp tục đọc

Người Việt vừa làm vừa chơi!

Tác giả: Văn Duẩn- Tô Hà

.Năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn một nửa so với bình quân chung của khu vực Đông Nam Á, chỉ cao hơn Campuchia, Myanmar và ngang với Lào

Hiện nay, lợi thế nhân công rẻ không còn là yếu tố đem lại khả năng cạnh tranh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vì năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam được đánh giá là rất thấp so với khu vực.

Doanh nghiệp nước ngoài phàn nàn

Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) vừa công bố báo cáo cho thấy NSLĐ của Việt Nam thấp hơn một nửa so với NSLĐ bình quân chung của khu vực, chỉ cao hơn Campuchia, Myanmar và ngang với Lào.

Còn theo số liệu của Ngân hàng Phát triển châu Á và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), NSLĐ của Việt Nam năm 2013 quy đổi theo sức mua tương đương năm 2005 thì đạt 5.440 USD/lao động. Con số này chỉ bằng 1/18 NSLĐ của Singapore, bằng 1/6 so với Malaysia, 1/3 Thái Lan và Trung Quốc.

Để tăng năng suất lao động, đòi hỏi các doanh nghiệp đầu tư về công nghệ và nâng cao quản lý lao động. Trong ảnh: Công nhân Công ty Ruthimex (huyện Củ Chi, TP HCM) Ảnh: TẤN THẠNH
Để tăng năng suất lao động, đòi hỏi các doanh nghiệp đầu tư về công nghệ và nâng cao quản lý lao động. Trong ảnh: Công nhân Công ty Ruthimex (huyện Củ Chi, TP HCM) Ảnh: TẤN THẠNH

Tiếp tục đọc

Tham nhũng tương lai

Tác giả: Nhân Hòa

KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này. Xin đăng nguyên văn lời bình của bạn. Dù đọc xong bỗng thấy buồn. Nhưng vẫn hy vọng, sự dịch chuyển của nước Việt theo hướng tích cực, dù chậm nhưng vẫn sẽ thành hiện thực. Bởi nếu không thì … nát tan. Xin đăng nguyên văn:

Bài của Tạp chí cộng sản, không phải chuyện đùa. Tác giả quả là thông minh và tường tận. Mình vẫn nghĩ là chống tham nhũng thì phải với tinh thần “Không cho chúng nó thoát”. Sau khi đọc bài này thì thấy chính mình không có lối thoát.
———–

Tham nhũng tương lai, nghe ghê ghê. Thảo nào đồng chí lãnh đạo to lắm kia cười giòn giã khẳng định: Thế hệ chúng tôi đã đào tạo rất chu đáo đội ngũ kế cận rồi.

Tôi có dịp về công tác tại một tỉnh miền trong. Đoàn nhà văn nên vinh dự được một vị lãnh đạo to lắm của tỉnh mời cơm. Khi được mời, mọi người có ý ngại. Ấy là vì, gần đây, ở thành phố này dư luận báo chí rất ồn ào về các vụ tham nhũng hàng nghìn tỷ đồng. Trong các vị quan mà báo chí tốn không biết bao nhiêu giấy mực ấy, tên vị lãnh đạo này là lừng danh nhất.

Tiếp tục đọc

Tinh thần cầu học: sự khác biệt giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tác giả: Sông Hàn (theo Văn hóa Doanh nhân)
.
KD: Bài của chàng Sông Hàn. Rất đáng đọc vì sự “đào bới” sâu sắc những vấn đề thuộc lịch sử, truyền thống, cốt cách và ý chí mỗi dân tộc- những hạn chế nào đã đưa đến những ngã rẽ khác nhau.
.
Nhưng phải thấy  một đặc tính “tiểu nông” của người Việt văn minh lúa nước là dễ thỏa mãn, ảo tưởng về chính mình. Mặt khác lại gia trưởng, hay …ngụy biện cho những sai lầm, hay đổ tại khách quan, không thấy sự tài mọn chủ quan. Tính gia trưởng của chất “tiểu nông” còn thể hiện ở chỗ trái ý thì dễ quy kết, mà không tôn trọng sự khác biệt. Chính vì thế luôn luẩn quẩn trong sự chậm tiến  😀
———-

Tâm tính và tinh thần cầu học của quốc gia sẽ đưa lại những ngã rẽ khác nhau, hoặc phú cường hoặc tụt hậu.

Cả Việt Nam và Nhật Bản đều chung không gian văn hóa Đông Bắc Á, đều có hàng ngàn năm coi Trung Hoa như trung tâm văn minh thế giới. Nhưng sự khác biệt về tinh thần cầu học đã đem lại số phận khác nhau cho hai quốc gia, hai dân tộc.

Góc quay lịch sử bắt đầu từ thời cận đại khi gió Tây thổi bạt Đông(1).

Người Nhật là một dân tộc kiêu ngạo, quật cường và hãnh tiến. Bốn hòn đảo lớn (Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu) mà họ sinh sống giàu có đủ tính biệt lập, bão biển, động đất, … Yếu tố tự nhiên như thế hun đúc nên bản tính người Nhật “vừa nghiêm khắc vừa mơ mộng”, tuân thủ kỷ luật xã hội và bảo vệ đến cùng các giá trị Nhật Bản.


Những samurai

Tiếp tục đọc

Đôi điều về trách nhiệm cá nhân

Tác giả: Nguyễn Ngọc Bích (theo Nhà quản lý)
.
KD: Cảm ơn bạn bè iu quí gửi cho bài viết rất hay này, bóc tách ra về quyền hạn và trách nhiệm tập thể, trách nhiệm cá nhân. Cái mà lâu nay ta hay sử dụng, là trách nhiệm tập thể. Vì trách nhiệm tập thể nên không ai phải chịu trách nhiệm cá nhân, một khi quyết định đó cho thấy là sai lầm và rủi ro. Khi đó, chịu trách nhiệm chính là.. người dân, vì những thiệt hại xảy ra.
Xã hội nước Việt rồi sẽ phải tiến đến cung cách quản lý đề cao trách nhiệm cá nhân. Có thế văn hóa từ chức mới thành một ứng xử bình thường, để người có năng lực thay thế người non kém. Và người dân mới được nhờ!
——

Trước các tổn thất vô hình và hữu hình mà xã hội đã chịu, vấn đề trách nhiệm cá nhân đang được công luận nêu lên. Qua hai lý do trình bày dưới đây, độc giả có thể chia sẻ lo ngại của tôi rằng vấn đề này còn phải mất nhiều năm nữa mới trở thành hiện thực.

Tâm lý cá nhân

Ta thấy ở trẻ em khoảng một tuổi có hai biểu hiện xuất hiện song song và rõ nét ấy là sự đòi hỏi (muốn hết cái này đến cái khác) và sự xấu hổ (bị mẹ hay anh chị lêu lêu). Như là một sự sắp đặt của tạo hóa trong tâm lý chúng ta cái sau kìm hãm cái trước. Sự đòi hỏi tạo nên tính tham lam sau này, còn sự xấu hổ là cội nguồn của trách nhiệm cá nhân. Nói về cái sau ta thường nghĩ nó là một cái, một thứ nằm trong lĩnh vực lý trí, nhưng thực ra nó là một tình cảm và khi bị đụng đến nó sẽ gây đau đớn trong lòng chúng ta. Nó là một sự tổn thương tình cảm và do đó là một sự trả giá trong cuộc đời mà ta phải chịu đựng để được thăng bằng về tâm lý.

Tiếp tục đọc