Cơn sốt “Đèn cù” rộ lên ầm ĩ hơn “Bên thắng cuộc” nhưng co vẻ xẹp xuống nhanh hơn. Mình có bản PDF, mobi, ePub lẫn bản giấy và chủ yếu đọc bản ePub trên điện thoại. Bản ePub này mình tự chế từ bản mobi tìm được trên mạng, còn nguyên các lỗi chính tả 😀 . Mình mới đọc xong gần đây, cũng chẳng phải ngẫm nghĩ gì kinh khủng mà chỉ là hàng ngày chỉ đọc khoảng 15 – 20 phút trước khi ngủ. Hôm nào bận hay xem phim muộn hay … thì cũng nghỉ 😉 .
Xin nói trước là mình tin những gì Trần Đính viết là thật hay ít ra là giả dụ thế. Trên mạng vài người chỉ ra một số chi tiết không chính xác lắm rồi nặng lời phế phán bằng lời lẽ khó nghe, nhằm phủ nhận hết. Một số bài vè phản động Trần Đĩnh viết mình thấy không chính xác, ít ra so với trí nhớ của mình (những thứ mình nhớ thường không sai, nhất là những gì xảy ra hồi còn nhỏ), mà cũng có thể các bài vè có vài “khảo dị”. Tuy nhiên đối với mình những chi tiết đấy cũng chẳng quan trọng. So với “Bên thắng cuộc”, “Đèn cù” hơi lộn xộn thiên về ghi chép, kể lể giai thoại nhưng lại chân thực hơn vì Trần Đĩnh kẻ về những gì ông chứng kiến, không phải những gì nghe kể lại.
Nhiều người đã dựa vào các mẫu truyện trong “Đèn cù” để khắc họa thêm tính cách một số nhân vật. Thừa nhận là đọc xong nhận định về một số nhân vật có thay đổi, Lê Duẩn chẳng hạn, trước mình không đánh giá cao LD những vẫn cố nghĩ vớt vát ông này được cái chống tàu. Mình vẫn nhận xét những người như Mao, LD, Boris Yeltsin (và giờ cả anh X) là những lãnh tụ cộng sản điển hình: cực giỏi gây bè kéo cánh giành quyền lực nhưng rất kém xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. Mấy ông này giành quyền lực rất ngoạn mục nhưng đất nước trong tay mấy ông thì thối như . Đọc Trần Đĩnh kể LD dựa vào tàu đập HCM và VNG, chút thiện cảm dành cho ông này cũng biến nốt.
Chi tiết về những nhân vật lịch sử khác như ông Hồ, tướng Giáp, Tố Hữu, Lê Đức Thọ … có thế với nhiều người là mới còn đối với mình không mới nên cũng không thay đổi cách nhìn về mấy ông này. Mình biết thêm vài điều về Trường Chinh vì trước cũng ít đọc về nhân vật này. Cũng không quá quan trọng vì đối với mình CT không hấp dẫn lắm, trước giờ ít quan tâm 🙂 .
Những ai được lợi khi “Đèn cù” được phổ biến? Trần Đĩnh và báo Người Việt, dĩ nhiên rồi. Nhiều người mua sách thì lại có thêm tiền. Nhiều người đọc bản PDF thì như Trần Đĩnh cũng từng nói, đại ý càng nhiều người đọc thì càng tốt, ông viết không vì tiền (nhưng dĩ nhiên nhiều tiền thì vẫn cứ tốt). . Những người dân thường Việt Nam muốn hiểu rõ hơn về lịch sử hiện đại nước mình nên đọc “Đèn cù”, như lão VVX bên HM nói “đọc để hiểu công hàm PVĐ hay hội nghị Thành Đô cũng chẳng là cái đinh gì cả” (lão viết nguyên văn có thể không hẳn thế, nhưng ý là như vậy 😀 )
Ai thiệt hại khi “Đèn cù” được tung ra? ĐCS và chính quyền, tất nhiên, nhưng nói thật cũng chẳng nhiều. Người nghĩ không tốt về cái thể chế này thì có “Đèn cù” hay không thì nghĩ về nó cũng thế. Đã bị ghét thì vẫn ghét, ai yêu vẫn yêu, nói chung thay đổi không đáng kể. “Đèn cù” chỉ như cơn gió thoảng qua.
Nhìn nhận của nhiều người về một số nhân vật lịch sử có thể thay đổi nhưng mấy ông ấy chết ngỏm cả rồi. Giờ có yêu ghét gì thì mấy ông cũng chả biết được, bỏ ngoài tai. Mấy nhân vật không được lịch sử lắm, còn sống nhăn (mặc dù già sắp xuống lỗ) có vẻ chịu tác động nhiều hơn. Nguyễn Hữu Thọ chẳng hạn, thỉnh thoảng lên báo rao giảng đạo đức hiện nguyên hình trong “Đèn cù” là một gã đạo đức giả, lươn lẹo, lá mặt lá trái. Trần Quốc Hương (Mười Hương), trùm tình báo, sếp của những điệp viên như Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ… được mô tả cũng không hay lắm. Trần Bạch Đằng cũng vậy nhưng chức cũng còi và cũng đã chết rồi. Tóm lại xét về cá nhân, mình thấy Nguyễn Hữu Thọ bất lợi nhất khi “Đèn cù” được mọi người đọc rộng rãi, hehe 😀
Sau cùng xin có vài nhận xét cách mọi người đọc “Đèn cù”. Như nói trên, mình đọc khá chậm. Chuyện hấp dẫn nhưng vẫn đọc từ từ. Trao đổi với một vài lão độ tuổi U60 và O60 và mình có nhận xét rằng những người miền Nam có xu hướng đọc ngấu nghiến “Đèn cù” liền một mạch còn những người miền Bắc như mình đọc từ tốn hơn. Những người học sinh trưởng thành dưới mái trường XHCN thì cảm nhận về chế độ rõ nét hơn và do vậy không háo hức bằng các bác trong Nam.
————-
Theo blog Xôi Thịt.
Bạn phải đăng nhập để bình luận.