Tác giả: Nguyễn Khắc Mai (theo Viet-studies)
.KD: Thực sự mình rất kinh ngạc về bác Nguyễn Khắc Mai. Quen biết bác là lúc bác ở bên Hội Khuyến học thỉnh thoảng sang họp ở đó thì gặp bác. Nhưng mình ít trò chuyện. Rồi khi nghe bác Mai thành lập Trung tâm Minh triết, thì càng ngỡ ngàng 😛
.Dường như xã hội mình rất lạ. Rất nhiều người khi về già trở nên.. thông thái, dám nói thẳng, nói thật, như nhà văn Nguyễn Khải, nhà báo Trần Đĩnh…và nhiều văn nghệ sĩ khác, và nhà giáo, trong đó có bác Nguyễn Khắc Mai. Không giống như ý kiến của một số người có ý chỉ trich các bác, mình vẫn trân trọng họ. Bởi đến cuối đời mới nói được tâm trạng thật, suy nghĩ thật, thì điều đó cho thấy việc nói thật, nói thẳng khi “đang chức” nó nguy hiểm thế nào.
.Giá như một xã hội, con người luôn sống thật, nói thật, hẳn đó là một xã hội dân chủ, và lành mạnh biết bao. Một xã hội nói dối mãi thành bệnh, là một xã hội không dám nghe nói thật, ghét nghe nói thật, thì nguy cơ là, ngay cả khi bệnh tật đầy mình, xã hội vẫn được những lời tụng ca, kiểu “khen cho chết”, thì những lời nói đẹp mới là những con dao ác độc!
.Đương nhiên những lời nói thẳng, nói thật cũng rất cần công tâm, công bằng, khách quan. Nói phải củ cải cũng nghe là vậy.
.Bài viết này, chủ Blog KD/ KD có biên tập một một số chỗ cho phù hợp với tinh thần của Blog. Xin đăng lên Blog để bạn đọc gần xa chia sẻ
—————
Tôi hân hạnh được hầu chuyện với Anh, chung quanh đề tài “Niềm Cay Đắng”. Khi tiếp xúc cử tri tại TP HCM, Anh nói ”Chúng tôi sẵn sàng nghe những ý kiến cay đắng”. Anh có nhớ chính Hồ Chí Minh đã nói rất sâu sắc vấn đề này trong Nhật ký trong tù: Trên đời ngàn vạn điều cay đắng. Cay đắng chi bằng mất tự do.
.
Bác Nguyễn Khắc Mai. Ảnh trên mạng
.
Hồ Chí Minh còn có một câu khác cũng rất hay, nếu độc lập, thông nhất rồi mà dân không hưởng được hạnh phúc tự do, thì cũng chẳng nghĩa lý gì. Câu này chính là học được từ ý của hai cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, khi hai cụ bàn với nhau, tranh được độc lập rồi mà không có dân quyền thì cũng vô nghĩa.
Tiếp tục đọc →