Tin buồn: Nhà văn Bùi Ngọc Tấn qua đời

Tác giả: Phạm Xuân Nguyên

.KD: Vừa vào FB lướt qua mạng, đọc được thông tin nhà văn Bùi Ngọc Tấn vừa qua đời. Ông là nhà báo, nhà văn, tác giả của nhiều tác phẩm văn học, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là cuốn tự truyện “Chuyện kể năm 2000”. Là người hiền lành, tử tế, nhưng số phận đời người có những trầm luân khó lý giải. Ông đã đứng lên được và đi qua những tháng năm khắc nghiệt, trở lại với văn đàn bằng những tác phẩm văn học, mà đọc ở đó, người đọc thấy nỗi đau sâu thẳm trong lòng, nhưng bình thản. Có lẽ vì ông hiểu quy luật của đời sống, để có triết lý riêng cho mình.

Ông đã trở về với cát bụi. Bài viết này của nhà văn Phạm Xuân Nguyên đăng trên FB của ông, mình xin đưa lên Blog như một nén tâm nhang với người vừa nằm xuống, nhưng hẳn lòng ông còn thổn thức trước trời xanh, trước những gian nan của một dân tộc, của mọi kiếp người những năm tháng này.

Cầu mong linh hồn ông thanh thản…

————-

Theo tin từ gia đình, nhà văn Bùi Ngọc Tấn đã qua đời vào lúc 6h15 sáng nay (18/12/2014) tại Hải Phòng sau một thời gian bị bệnh K, hưởng thọ 81 tuổi. Anh Tấn sinh năm 1934 tại Thủy Nguyên (Hải Phòng), năm 1954 trong đoàn quân về tiếp quản Hà Nội, sau đó làm báo Tiền Phong, rồi chuyển về Hải Phòng tiếp tục viết báo và viết văn.

Năm 1968, ngày 8/12, ông bị bắt vì bị coi là liên quan đến vụ án “xét lại” và phải ở tù năm năm (1973). Sau hơn hai mươi năm bị im tiếng trên văn đàn, ông trở lại viết và xuất bản bằng những hồi ức về nhà văn Nguyên Hồng, bằng những truyện ngắn nổi bật, và đặc biệt là bằng cuốn tiểu thuyết mang tính tự thuật “Chuyện kể năm hai nghìn”.
Thời gian lễ tang nhà văn Bùi Ngọc Tấn gia đình đang lo liệu. Tấm ảnh chụp mấy anh em văn nghệ sĩ xuống thăm anh ngày 16/11/2014 không ngờ là lần cuối gặp anh.
Buồn thật buồn những ngày này. Khi Nguyễn Quang Lập bị bắt và Bùi Ngọc Tấn qua đời. Sao những người tốt đẹp, những nhà văn chân chính cứ bị hoạn nạn!
Anh Tấn ơi, em vĩnh biệt anh! Tiếp tục đọc

Rượu ngon, đắt tiền, rẻ tiền và khom lưng

Tác giả: Theo Blog Bảo Mai

KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này. Thấy thú vị. Xin đăng lên Blog để bạn đọc chia sẻ.

———-

Kết quả công bố của cuộc thi rượu chát quốc tế ” Sydney International Wine Competition” tuần qua (26/11/2014) đã khiến cho cả giám khảo cũng phải ngạc nhiên :”Ngon dzậy mà sao rẻ dzậy !!!”

Trong danh sách top-100 của 2000 chai rượu dự thi, có đến 6 chai rượu rẻ tiền của Aldi lọt vào mắt xanh của 14 giám khảo uy tín của Úc và quốc tế. Đó là các chai rượu Cabernet Sauvignon (của vùng South East Australia- $6.99), Semillon($9.99), El Toro Macho Tempranillo($4.99), Byrne & Co Semillon. Tiếp tục đọc

Cậu ấy tuy là Giáo sư, Tiến sĩ nhưng cũng khá!”

Tác giả: Trần Mạnh Hảo (theo FB Trần Mạnh Hảo)

TMH xin chép lại mấy đoạn đối thoại của mấy ông không quen U 70 ngồi trong một quán café :

Tran Manh Hao Cai dep thuong de mat

Ảnh nhà thơ Trần Mạnh Hảo. Nguồn: Việt báo

– Học vị tiến sĩ, học hàm giáo sư mấy chục năm nay của Việt Nam hầu hết là học vị đểu, học hàm đểu, toàn mua bằng tiền !
– Này, học vị tiến sĩ mà người Việt bảo vệ thành công ở các nước tư bản giãy chết không đểu nhá, thiệt 100%
– OK, còn học vị tiến sĩ do các nước cộng sản như Liên Xô, Trung cộng, Bắc Hàn, Đông Âu cũ cấp hầu hết đều là học vị dỏm, học vị láo không thôi !
– GS. Hoàng Ngọc Hiến từng nói : “Dắt con bò sang Liên Xô, dắt về thành phó tiến sĩ liền” ! Tiếp tục đọc

Nguyễn Quang Lập – Một vài giai thoại về hội nhà văn *

Tác giả: Nguyễn Quang Lập
.
KD: Đọc bài này mà chít cười. Những ngày này dư luận xã hội, anh chị em thân thiết, iu quí Bọ còn đang ồn ào chuyện Bọ bị khởi tố theo điều 88 Luật Hình sự (chưa có thông tin chính thức). Nay xin đăng lên Blog bài viết “đậm đặc” chất đời thường, với khẩu ngôn của bọ.
.
Mình thì ngu ngơ các từ ngữ trong quê Bọ, nên có lần hỏi lại Bọ một từ tục nhất mà không biết. Khiến cả hội QC xúm lại giảng giải. Đầu têu là Sao Hồng (Súng hỏng, DC….) Ngượng quá  😛
.
QC ngày xưa không thiếu những ngày cười rũ, cười đau bụng vì văn Bọ. Tỷ như bài về Hố xí hai ngăn chẳng hạn. Nhưng đôi khi mình nghĩ, Bọ cũng phóng tác lên nhiều. Phàm anh văn chương khi sáng tác cũng “đơm đặt, thêm thắt” nhiều chứ. Trước những sự công kích về điều này, mình thường thấy Bọ im lặng.
.
Những ngày này trong trại tạm giam, không hiểu Bọ ấm lạnh ra sao?
.
Xin lỗi bạn đọc, vì trong bài viết có những từ tục. Nhưng tôn trọng phong cách của tác giả, chủ Blog để nguyên  😀
—————
Trại viết Suối Hoa
(Cóp nhặt giai thoại)
.
Cho đến bây giờ, mỗi lần nói về công tác sáng tác và tổ chức sáng tác, Hội nhà văn đều nhắc đến trại viết Suối Hoa, coi như một niềm tự hào, vì từ trại ấy đã có nhiều tài năng đã ra đời, nhiều cuốn sách nổi tiếng.Anh Bách nói mày viết về cái trại ấy đi. Chần chừ mãi, giờ mới viết.

Năm 1986, 1987 chi đó Hội nhà văn mở trại sáng tác cho các cây bút xuất sắc nhất thế hệ sau 1975, nghe oách kinh.

Bình Trị Thiên mình và Trần Thuỳ Mai được chọn, vinh dự quá trời. Ra đi còn được tỉnh uỷ gặp gỡ, động viên cho quà. Đi dự trại viết mà được quan tâm thế, thật xưa nay hiếm.

Tiếp tục đọc

Một giọng thơ tinh tế nguyên bản Việt !

Tác giả: Đào Dục Tú 

.KD: Do “ngoại cảm văn chương” có phần xưa cũ của người già hoài cổ chăng ? Do trời sinh thứ mỹ học cá nhân  có phần lạc lõng chăng ? Dù thế nào đi nữa, người viết vẫn tự mình xác quyết với mình rằng : tác giả Thanh Nguyên có một giọng thơ tinh tế nguyên bản Việt.

Cảm ơn anh Đào Dục Tú  😛

———–

 Với tôi, một độc giả “không thường xuyên” của văn học người Việt hải ngoại, tác giả Thanh Nguyên hoàn toàn xa lạ. Đôi khi “lang thang trên mạng” cho qua ngày nghỉ hưu chả có việc gì quan trọng, rất thừa thời gian thư nhàn, tôi có lướt qua vườn thơ  của tác giả nhưng lúc đầu không mấy để ý.

Ảnh Internet

Đến một ngày. . . đẹp trời gần đây, tôi dừng ở vài câu thơ “trên sáu dưới tám” quá quen thuộc với người Việt, ví như :” Tháng giêng bất chợt mưa phùn-Nắng ơi hanh một chút giùm em đi ! . . . Lụa mềm áo nhẹ như không-Tiếng chi lảnh lót ẩn trong tiếng cười-Len qua mấy sợi mưa rơi. . .”. Tôi nhận ra một giọng thơ tinh tế.

Tiếp tục đọc

Bài học của lịch sử và sự cần thiết của dân chủ

Tác giả: Tô Văn Trường

KD: Ts Tô Văn Trường- “nhà báo công dân” vừa gửi cho mình bài viết này, trong bối cảnh XH có quá nhiều vấn đề cần bàn thảo, trao đổi, làm sáng tỏ vấn đề dân chủ- một khái niệm nhạy cảm, nhưng XH văn minh nào cũng phải hướng tới. Có thế, XH mới có thể phát triển. Và con người cảm thấy “trở lại người hơn”- như nhà thơ Xuân Quỳnh đã từng viết.

Cảm ơn Ts Tô Văn Trường.

——–

Lịch sử Việt Nam, các triều đại đều khởi đầu rất huy hoàng nhưng vì cơ chế chọn người kế vị bó hẹp trong dòng tộc, con trưởng mà càng ngày người kế vị càng kém tài, bạc đức, không giữ nổi cơ đồ. Trong khoa sinh học (biology) có một thực tế về thế hệ F1 là thượng thặng, các F càng về sau … càng tồi mà quy luật này không chỉ riêng ở lịch sử Việt Nam mà là lịch sử nhân loại.

Ảnh TTO

Các triều đại, dù khởi đầu có công với nước thế nào mà về sau không được lòng dân thì cũng sụp, cũng làm mồi cho giặc ngoại xâm. Chỉ có dân chủ mới chọn được người tài. Có người tài, đất nước mới phát triển và như vậy mới bảo vệ được chủ quyền, lãnh thổ. Tiếp tục đọc

Phải minh bạch ‘vùng cấm’ thông tin

Tác giả: Đ. Minh- P. Lợi (Theo: phapluattp.vn)

Cần cung cấp thông tin tối đa cho người dân, nếu hạn chế thì phải hạn chế bằng luật.

>> Đề cao vai trò của người dân
>> Báo chí, quan chức và người nổi tiếng – Kỳ 5: Ai bảo vệ các nhà báo?
>> Cần luật hóa quy định về tài liệu mật
>> Việc cung cấp thông tin liên quan đến đất đai đã được cải thiện nhưng chưa đủ

Mới đây (ngày 15 và 16-12), Bộ Tư pháp phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tổ chức cuộc hội thảo về phạm vi thông tin được tiếp cận và hạn chế tiếp cận trong dự thảo Luật Tiếp cận thông tin (TCTT). Luật này dự kiến quy định về việc bảo đảm thực hiện quyền TCTT của công dân; trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước trong việc bảo đảm quyền TCTT; hình thức, trình tự, thủ tục và các biện pháp bảo đảm quyền này.

Tiếp tục đọc

Thủ tướng: Kiên quyết loại bỏ công chức kém năng lực, phẩm chất

Tác giả: Nguyễn Dũng
.
KD: Cái hiện tượng thằng còng làm cho thằng ngay ăn không phải quá hiếm hoi. Có thể tìm thấy ở bất cứ cơ quan, công sở Nhà nước nào. Tiếc thay, nhiều khi “thằng ngay” lại rơi vào diện COCC. Chỉ vì cậy thế nên các Sếp của đơn vị đó nhiều khi “tảng lờ” như không biết. Dư luận XH cũng chờ đợi vụ 40% COCC ở Trung tâm kiểm soát không lưu, nơi để xảy ra vụ mất điện bi hài của Hàng không VN mới đây, sẽ giải quyết ra sao?
———
Bên cạnh thực hiện nghiêm túc việc thi tuyển công chức, viên chức, Thủ tướng cũng yêu cầu phải kiên quyết đưa ra khỏi công vụ những người kém về năng lực, phẩm chất.
.
Bên cạnh thực hiện nghiêm túc việc thi tuyển, Thủ tướng cũng yêu cầu các đơn vị loại bỏ công chức, viên chức kém năng lực, phẩm chất (Ảnh minh họa: Xuân Phú)

Kết luận tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015 ngành Nội vụ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương nghiêm túc thực hiện chủ trương không tăng biên chế công chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập. Việc tuyển dụng vào không quá 50% số đã tinh giản và nghỉ hưu, thực hiện sắp xếp trong nội bộ cơ quan khi thành lập tổ chức hoặc được giao nhiệm vụ mới.

Tiếp tục đọc

Giá trị cá nhân có thể thay đổi xã hội

Tác giả: Chung Nhi (Thể thao Văn hóa & Đàn ông)
.
Cộng đồng hay cá nhân không phải là sự đôi co. Nó là sự phát triển tương hỗ để đem đến những thay đổi theo nhiều chiều hướng. Tuy nhiên, để đạt đến sự thay đổi mang tính lịch sử của một xã hội luôn cần những cá nhân đặc biệt của lịch sử.
.
Việt Nam là một trong số hầu hết các nước ca ngợi sự đồng thuận và tính cộng đồng. Sự đồng thuận đó khiến cho hơn 6 tỉ con người trên quả đất này ở được với nhau. Nhưng, mặt khác, nhờ tồn tại sự khác biệt nên chúng ta thấy cần có nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Bên cạnh tính đồng thuận, ngày nay, xã hội ta nên tạo ra môi trường để sự khác biệt được tôn trọng và phát triển. Nhất là trong tình hình hiện nay, các lối tư duy cũ đang dẫn cả thế giới đến cuộc khủng hoảng toàn cầu. Con người, muốn đạt được sự khác biệt cần có tự do cá nhân.

Giá trị cá nhân có thể thay đổi xã hội

Một nhà nghiên cứu xã hội, khi tôi hỏi về chuyện, tại sao đàn ông Việt Nam đều biết chuyện ngoại tình là xấu, là bị xã hội lên án về đạo đức, nhưng “phong trào” ngoại tình chưa bao giờ lại rầm rộ như hiện nay, người người rủ nhau đi ngoại tình. Thậm chí, hầu hết đàn ông, hơn một lần đều “được” người cùng giới rủ đi với gái. Nếu anh từ chối, anh sẽ bị chê bai, dè bỉu, bị cho là kém cỏi. Vậy, tại sao cái xấu bỗng nhiên biến thành cái phổ biến như thế?

Tiếp tục đọc