Luật pháp không đi bảo vệ lòng tham

Tác giả: Lê Thanh Phong

KD: Đương nhiên, nhưng luật pháp thời buổi này chịu quá nhiều áp lực, thì liệu có bảo đảm là Thần Công lý không bị bịt mắt không? Câu này, các quan tòa có dám nhìn vào mắt người dân trả lời một cách công khai, thẳng thắn không?

———–

Bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như. Ảnh: Báo Công lý

Những diễn biến tranh tụng công khai tại phiên xét xử phúc thẩm vụ án Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo đã làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề. Lòng tham đã tiếp tay cho tội phạm lừa đảo, đồng thời, phá hoại chính sách của nhà nước về ổn định thị trường tiền tệ.

Huyền Như chỉ giữ chức vụ trưởng phòng giao dịch của một ngân hàng lại có thể lừa đảo gần bốn ngàn tỉ đồng là điều không ai có thể tưởng tượng được. Nhưng ngẫm lại, sẽ thấy có sự logic của nó, Huyền Như thực hiện được kế hoạch lừa đảo là vì lòng tham của các đối tượng khác. Huyền Như đã đánh trúng vào điểm yếu nhất của con người, vì tham mà các cá nhân, tổ chức tín dụng mờ mắt, tự đưa chân sa vào chiếc bẫy mà Huyền Như giăng ra.

Số tiền gần 4 ngàn tỉ đồng không phải của người dân đi gửi tiết kiệm mà chủ yếu là do các ngân hàng. Họ không phải ngu ngơ “giao trứng cho ác”, ngược lại, họ có toan tính lợi dụng lãi suất tăng cao trong giai đoạn thị trường tiền tệ gặp khó khăn để trục lợi. Các ngân hàng biết rõ các quy định về hoạt động ngân hàng, nhưng vẫn cố tình vi phạm bằng cách chuyển tiền cho các cá nhân và công ty trung gian gửi vào Vietinbank với lãi suất vượt trần. Các cá nhân trực tiếp được giao nhiệm vụ cũng như các tổ chức tín dụng đều nhận tiền lãi suất, và quan trọng là nhận tiền ngoài lãi suất chính thức, nhưng vẫn ngậm miệng ăn tiền. Nếu như chỉ một trong toàn bộ các đơn vị này lên tiếng, thông báo với Vietinbank về các khoản tiền mờ ám, thì sẽ ngăn chặn được hành bi lừa đảo của Huyền Như. Nhưng không, ai cũng vì lòng tham mà im lặng và hậu quả đã quá rõ.

Những cá nhân, tổ chức tín dụng tham gia trong vụ án này không chỉ thu lợi bất chính mà còn tiếp tay với Huyền Như gây bất ổn thị trường tiền tệ. Nói như luật sư Nguyễn Văn Trung, bảo vệ quyền lợi cho Vietinbank, việc lãi suất tăng cao, gây lũng đoạn nền tài chính tiền tệ, là có sự tiếp tay của các tổ chức, công ty sân sau của các ngân hàng.

Các ngân hàng, công ty tiếp tay với Huyền Như, ăn được thì bỏ túi, chia nhau làm giàu, không ăn được thì đổ cho người khác. Đến khi ra toà, lại đòi Viettinbank bồi thường. Có đạo lý nào, pháp luật nào lại đi ủng hộ việc đòi bồi thường này.

Chẳng lẽ luật pháp lại bảo vệ cho các cá nhân, đơn vị có hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ lòng tham vô đáy của họ.

—————
http://laodong.com.vn/su-kien-binh-luan/luat-phap-khong-di-bao-ve-long-tham-284253.bld
%d người thích bài này: