Giới trẻ – cái tôi và những căn bệnh tâm lý

Tác giả: Minh Anh (thực hiện)
.
Thế giới của giới trẻ Việt Nam hiện nay khác rất xa với thế hệ cha mẹ của họ. Nhu cầu vật chất cao hơn, đời sống tiện nghi hơn và cái tôi của họ cũng phô bày thô bạo hơn.

Giải thích và phân tích xu hướng này từ góc độ tâm lý học là một phần nội dung cuộc trò chuyện giữa KH&ĐS với TS Tâm lý học Lương Cần Liêm.

——————–

Bên cạnh chứ không phải trong cộng đồng

Thưa ông, ông hình dung về bức tranh tâm lý giới trẻ Việt Nam hiện nay thế nào?

Giới trẻ - cái tôi và những căn bệnh tâm lý

Tôi đang vừa chạy vừa tìm hiểu giới trẻ. Tìm những móc nối mới của giới trẻ mà giới bố mẹ chưa giải đáp được. Tôi cũng có nhiều bỡ ngỡ.

Tốc độ sống của thanh niên Việt Nam nhanh hơn với những yêu cầu cao về đời sống vật chất, có khi cao hơn cả đời sống tinh thần. Mô hình đời sống kinh tế và xã hội phát triển quá mới mẻ so với mô hình của bố mẹ để lại.

Tiếp tục đọc

Máu làm quan hơn máu làm ăn (Kỳ III)

Tác giả: Tuần Việt Nam- Ảnh: Lê Anh Dũng

.KD: Đây là kỳ cuối cùng của vệt bài bàn về văn hóa, mà Tuần Việt Nam trao đỏi với Nhà biên kịch Hông Ngát và với mềnh. Xin đăng lên để bạn đọc tiện theo dõi và chia sẻ cùng trao đổi  😀

————–

-“Muốn một xã hội văn minh, văn hóa còn ở chỗ biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến đa chiều. Đối thoại là cực kỳ cần thiết để hiểu nhau hơn”, nhà biên kịch Hồng Ngát.

Kỳ 2: Người Việt thiếu bao dung, ưa cấu kết

“Hư học luôn gắn với hư danh”

Nhà báo Thu Hà: Chúng ta luôn tự hào là dân tộc cần cù, sáng tạo, biết hy sinh, nhưng những gì đang diễn ra trong cuộc sống hiện nay cho thấy, nhiều người trong chúng ta dường như đã đánh mất sự cần cù, ngại nói đến hy sinh và chẳng bận tâm đến sáng tạo?
.
Nhà báo Kim Dung/Kỳ Duyên: Dân tộc nào cũng có người giỏi, người kém, kể cả dân tộc chậm tiến nhất cũng vẫn có những người xuất sắc. Tôi cho hiện tượng mà bạn hỏi phụ thuộc rất lớn vào môi trường xã hội và cung cách quản lý.
Việt Nam vốn là dân tộc hiếu học. Nhưng ở góc độ khác, dưới những tác động tiêu cực, thậm chí có những cái do chính sách tác động, mà sự hiếu học hiện nay được GS Hoàng Tụy gọi rất chính xác- là “hư học”. Hư học đương nhiên gắn liền với “hư danh”

Tiếp tục đọc

Ban Bí thư cảnh cáo ông Trần Văn Truyền

Tác giả: PV

.Ban Bí thư vừa có quyết định kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo ông Trần Văn Truyền do có vi phạm, khuyết điểm trong việc thực hiện chế độ, chính sách nhà ở, đất ở và trong công tác cán bộ.

Văn phòng Trung ương Đảng vừa có công văn số 9396 công bố thông báo của Ban Bí thư về xem xét xử lý kỷ luật ông Trần Văn Truyền.

Trần Văn Truyền, tham nhũng, cảnh cáo, Ban Bí thư
Ông Trần Văn Truyền

Tại phiên họp ngày 23/12, sau khi xem xét báo cáo của UB Kiểm tra TƯ đề nghị thi hành kỷ luật ông Trần Văn Truyền, nguyên ủy viên TƯ Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên Tổng TTCP về thực hiện chế độ, chính sách nhà, đất ở và báo cáo của Ban cán sự đảng TTCP về kết quả kiểm điểm ông Trần Văn Truyền về công tác cán bộ, Ban Bí thư quyết định:

Tiếp tục đọc

Ý kiến của Phi công Mai Trọng Tuấn về vụ việc máy bay QZ851

Tác giả: Mai Trọng Tuấn

KDBạn bè iu quí vừa gửi cho mình ý kiến của Phi công Mai Trọng Tuấn về vụ việc máy bay QZ8501. Xin đăng lên đây, như một góc nhìn về chuyên môn trước thảm họa xót đau của đồng loại 😦

Còn đây là một góc nhìn khác về tai họa này: http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/214485/qz8501-gap-nan-vi-hien-tuong–goc-quan-tai–.html
—————–

.Phát hiện hàng chục thi thể hành khách QZ8501

Ảnh: VNN
Căn cứ vào những thông tin chính thống đã đưa trên các kênh truyền thông về vụ mất tích của chiếc máy bay xấu số này.
Tôi có vài suy nghĩ như sau:
Dù phải dội gáo nước lạnh vào sự đau đớn, mong mỏi, đợi chờ, cũng như hy vọng của thân nhân của các nạn nhân và sự quan tâm của mọi người. Nhưng cứ nói thẳng, còn hơn kéo dài sự đau đớn, khủng hoảng về tinh thần, cuối cùng sự thật vẫn là sự thật.
Tôi xin khẳng định: 100% chiếc máy bay này đã bay vào một vùng mây CB (tên khoa học là Cumulonimbus). Tiếp tục đọc

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Muốn rút dự án luật Biểu tình phải có đủ lý lẽ thuyết phục

Tác giả: Theo TTXVN

.Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, Hiến pháp quy định người dân có quyền biểu tình và quyền này do luật quy định, nhưng hiện mới chỉ có Nghị định của Chính phủ quy định.

thu tuong
 

Ngày 30.12, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 12/2014 nghe và thảo luận về: Báo cáo tình hình soạn thảo, trình các dự án luật, pháp lệnh năm 2014, nhiệm vụ Quý I/2015 và tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh năm 2014, nhiệm vụ năm 2015…

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhìn lại năm 2014, công tác xây dựng luật, pháp lệnh có nhiều cố gắng, tiến bộ cả về số lượng, chất lượng theo tinh thần đúng Hiến pháp, luật pháp, tính khả thi. Song so với yêu cầu, trong năm 2014 vẫn còn có các dự án luật, pháp luật đã đưa vào chương trình xây dựng, sau đó lại xin rút, xin lùi thời gian.

Tiếp tục đọc

Phát hiện thi thể hành khách QZ8501

Tác giả: Ban Quốc tế

KD: Thật là đau đớn. Năm của Thảm họa Hàng không quốc tế. Thảm họa đến ngày tận cùng của năm. Năm 2014 rồi sẽ đi vào lịch sử Hàng không QT với quá nhiều nỗi đau, nước mắt, và sự thiệt hại về vật chất, phương tiện, bảo hiểm XH

Thật đau xót, tin mới nhất (đến thời điểm này) về vụ tai họa máy bay rơi:

http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/214402/phat-hien-hang-chuc-thi-the-hanh-khach-qz8501.html

Cầu mong cho những linh hồn vô tội được siêu thoát. Xót xa chia buồn với gia quyến của các vị, về nỗi đau vô hạn này.

———-

Lãnh đạo cơ quan Hàng không Dân dụng Indonesia khẳng định, những mảnh vỡ vừa phát hiện là của máy bay QZ8501.

>Toàn cảnh vụ máy bay AirAsia mất tích
> Hai ngày đầu tim kiếm QZ8501

Lực lượng tìm kiếm cho biết đã nhìn thấy một thi thể người, bị ngấm nước.

RT dẫn lời một tướng trong quân đội Indonesia cho biết họ đã nhìn thấy vài nạn nhân trên mặt biển, tại khu vực tìm kiếm máy bay bị nạn.

“Có một xác người đang dập dềnh trên tróng. Sau khi nhìn kỹ vào ảnh trong máy tính, tôi nhận ra đó là thi thể của người” – vị tướng này nói.

Chúng tôi phát hiện ra khoảng 10 vật thể lớn và rất nhiều vật khác có màu trắng, nhưng không thể chụp ảnh lại được” – sĩ quan Agus Dwi Putranto của Không quân Indonesia cho biết.

Tiếp tục đọc

Thủ tướng: Một chuyến đi nước ngoài bằng cả chiếc ô tô

Tác giả: Theo Thái Linh (Đất Việt)

Không mua ô tô để tiết kiệm hơn 780 triệu, nhưng một đoàn đi nước ngoài về thanh toán 50.000 USD thì đã tiêu hơn tỷ đồng.

di nuoc ngoai

Không được cử đoàn đi giao lưu, khảo sát, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài không thiết thực bằng ngân sách.

Phát biểu kết luận phiên họp trực tuyến của Chính phủ với các địa phương ngày 29/12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặc biệt lưu ý đến việc quản lý, sử dụng tốt ngân sách nhà nước.

Thủ tướng nhấn mạnh: “Chúng ta còn lãng phí lớn lắm, đầu tư kém hiệu quả chỗ nào cũng có. Nơi thì thiếu phòng học, nơi phòng học không có học trò. Chợ thì không có người vào…. Tiền thuế của dân phải sử dụng hiệu quả, quản lý đầu tư công cho tốt. Chúng ta tiết kiệm chi, chi thường xuyên, hành chính, hội nghị”.

Tiếp tục đọc

Đà Nẵng: Các ban quản lý “giấu nhẹm” gần 3.000 lô đất tái định cư

Tác giả: Thanh Hải
.
KD: Lô đất biệt thự trên đường 30.4 (TP.Đà Nẵng) trị giá cả chục tỉ đồng do ông Ngôn – nguyên Trưởng ban Quản lý các dự án tái định cư TP.Đà Nẵng – tự “cấp” cho vợ mình (TH).
Chồng làm Dự án, vợ khen hay mờ  😀
————
 
UBND TP.Đà Nẵng cho biết, địa phương này hiện đang thừa trên 14.500 lô đất tái định cư. Trong khi đó, hàng nghìn hộ dân thuộc diện giải toả, chưa được bố trí đất ở mới, phải thuê nhà trọ bằng tiền hỗ trợ từ ngân sách với chi phí hàng chục tỉ đồng mỗi năm. Nguyên do, các ban quản lý dự án đã giấu đất, không báo cáo nên TP không biết! Họ đã giấu bằng cách nào?…

Tự tung tự tác

Tại kỳ họp thứ 11 HĐND TP.Đà Nẵng khoá VIII mới đây, ông Võ Duy Khương – Phó Chủ tịch UBND TP – cho biết, các ban quản lý dự án, ban giải toả đền bù, các Cty đã báo cáo thiếu trung thực, giấu gần 3.000 lô đất tại các dự án tái định cư. Có đến 17 ban, đơn vị được chính quyền Đà Nẵng giao nhiệm vụ giải toả, đền bù, bố trí tái định cư cho dân. Ngoài việc báo cáo gian dối, thiếu trung thực của các ban, đơn vị này, nhiều cán bộ ở đây còn làm sai nguyên tắc, phân đất sai đối tượng, vượt thẩm quyền, gây thất thoát cả quỹ đất lẫn tiền ngân sách. Hậu quả, đời sống sinh hoạt của người dân vùng giải toả bị mất ổn định kéo dài, sụt giảm niềm tin.

Tiếp tục đọc

Đánh cắp xấu hổ

Tác giả: Xuân Dương

.KD: Thường những vật bị mất cắp rất khó tìm thấy, nếu pháp luật không thượng tôn, bác Xuân Dương ạ   😀

————

Con người ta có được sự xấu hổ mới có được bản lĩnh, một người, một gia đình, một dòng họ hay một dân tộc, khi sự xấu hổ bị đánh cắp thì không còn gì để mất.

Kể từ năm 1226 khi Hoàng thúc Lý Long Tường cùng sáu ngàn gia thuộc rời cửa Thần Phù, Thanh Hóa trên các chiến thuyền nhằm tránh sự truy sát của nhà Trần, đến nay đã gần 800 năm. Trên đường đi mặc dù đã ghé vào Đài Loan xong Ngài vẫn quyết định đi tiếp sang Cao Ly và định cư ở vùng Hoàng Hải, gần giới tuyến quân sự Bàn Môn Điếm ngày nay. Sao ngài không tìm đường sang Nam dương hay Bắc quốc? Phải chăng có một điều gì đó như tâm linh mách bảo trong quyết định của ngài?

Tiếp tục đọc

Văn học miền NAM 54-75 (62): Một bông hồng cho văn nghệ

Tác giả: Nguyên Sa

.KD: Nói thẳng, văn học nghệ thuật nói chung, văn chương nói riêng mà được chính trị cầm tay chỉ việc, thì dĩ nhiên chẳng còn là văn chương. Cứ thử tưởng tượng một ông quan chức vào phòng triển lãm một họa sĩ nỏi tiếng, mà cứ chỉ đạo, chỗ này phải tô màu này, chỗ kia phải tô màu kia, trong khi trình độ hội họa của ông rất… phọt phẹt, thì bức tranh chỉ giáo ấy sẽ ra sao?

.Văn học mà chỉ suốt đời minh họa nghị quyết, hẳn tác phẩm ấy không thể sống mãi với nhân gian, với thời gian. Vì nhân gian có nhớ được nghị quyết đâu. Chỉ có cấp ủy mới cần nhớ.  😀

.Đương nhiên, mình không phải đảng viên, nên nhận thức đó có thể hời hợt, nông cạn  😛

.Và với những tác phẩm văn chương kiểu đó, mình cũng không đủ tư cách đọc.

———–

1. Tình cảnh nhà văn Việt Nam những năm năm mươi và sáu mươi

Mỗi nhà văn sống, nghĩ, viết trong một hoàn cảnh riêng biệt, đúng rồi. Làm thế nào giống nhau được? Điều kiện sinh lý này chẳng hạn đã biến đổi theo mỗi cá nhân: nhà văn đó cao như con sào, nhà thơ kia lùn như cây nấm, tôi mập và bụng to, Nguyễn Văn Trung cận thị, Chu Tử què chân, Trần Dạ Từ mặt rỗ. Tình trạng hộ tịch khác nhau rõ quá: tiểu thuyết gia Bình Nguyên Lộc và thi sĩ Hoàng Anh Tuấn là những chủ gia đình có con trai, người trên con trai, gái lớn đã dựng vợ gả chồng đã có cháu bế.

Nhà văn kia đã hai lần đưa đám vợ. Thanh Nam, Thái Thuỷ [1] là những ông già độc thân nuôi dưỡng sự độc thân thường trực bằng những giọng hát Hồng Hảo, Lệ Thanh, Bích Sơn hay Bạch Tuyết. Khác nhau xa chứ. Giống nhau làm sau được.

Tiếp tục đọc