Bài hát tiên tri của ABBA

Tác giả: Ngô Tự Lập và nhiều tờ báo

KD: Bạn bè iu quí gửi cho một vệt rất nhiều bài viết xung quanh Ban nhạc nổi tiếng một thời. Và rất có thể nhiều thời. Vì mỗi lần khi năm mới đến là nhân loại lại phải nghe bản nhạc bất hủ này của họ- Happy New Year, và mình cũng thế. Cho dù nay Ban nhạc đã không còn tồn tại. Nhưng những gì họ cống hiến cho nhân loại là trứ danh, là tuyệt vời. Và phải cảm ơn những tài năng âm nhạc, sáng tác đã khiến cho cả nhân loại hồi hộp, rung động và thổn thức hòa theo.

Xin đăng tất cả các bài xung quanh ban nhạc nổi tiếng này, để bạn đọc chia sẻ.

Tôi nghe bài hát Happy New Year của ABBA lần đầu tiên cách đây hai mươi sáu năm và từ đó đến nay đã nghe đi nghe lại không biết bao lần. Vẻ đẹp lộng lẫy thoáng u buồn của giai điệu cũng như cách phối âm tài tình, rất giản dị mà tao nhã, của ABBA chẳng cần bất cứ lời ngợi ca nào để đến với tâm hồn người yêu nhạc. Thế nhưng có một điều thú vị khác, một thông điệp quan trọng khác, trong bài hát bất hủ này khiến tôi từ lâu muốn chia sẻ cùng bạn đọc. Đó là tính tiên tri lạ lùng của nó.

Nhưng truớc hết, xin hãy đọc lời ca:

Sâm banh đã cạn
Và pháo hoa đã tàn
Còn lại anh với em
Bơ vơ, buồn bã
Bữa tiệc vui đã hết
Và buổi sáng sao mà ảm đạm
Sao khác hẳn hôm qua
Nhưng đã đến lúc phải nói với nhau…
Tiếp tục đọc

Phỏng vấn một nhà văn

Tác giả: Lê Thị Liên Hoan (theo An ninh thế giới cuối tháng)
.
Một nhà văn thì phát biểu bằng gì? Theo tôi là bằng tác phẩm. Chỉ tác phẩm. Không có gì ngoài tác phẩm. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy nhiều vị chả viết gì cả, hoặc chả viết ra trang nào hay ho cả, bỗng dưng “máu lửa” trên diễn đàn trước, trong và sau đại hội.
————-

PV: Thưa ông, thời gian gần đây ông chú ý tới điều gì nhất?

Nhà văn: Rất buồn là không có.

PV: Sao lại thế, thưa ông? Xã hội đang tồn tại biết bao chuyện bức xúc, nào môi trường, nào giao thông, nào giáo dục…

Nhà văn: Tôi biết, nhưng thưa nhà báo, muốn cho một xã hội phát triển thì sự chú ý cũng phải có tính chuyên sâu. Với tư cách một nhà văn, tôi phải chú ý nhất là tình hình văn học.

PV: Mà tình hình văn học thì sao?

Nhà văn: Có thể nói thẳng ra: Đã mấy năm nay rồi, ít có tác phẩm nào gây được chú ý, cả tiểu thuyết lẫn phê bình.

PV: Nguyên nhân là do đâu, thưa ông?

Tiếp tục đọc

Đầu năm so sánh chất xám nông dân và tiến sĩ

Tác giả: Phong Nguyên

KD: Title hay, và GDVN tìm những đề tài kiểu này là thú vị.

————

Quan chức Quốc hội cho rằng, tiềm năng và trí tuệ của người Việt rất lớn, nhưng chúng ta đang bị chảy máu chất xám.

Bước vào năm mới, phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với PGS. TS Lê Bộ Lĩnh – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội về những thành tựu, mặt hạn chế ở lĩnh vực khoa học – công nghệ trong năm qua.

Trong năm 2014, theo ông, ở lĩnh vực khoa học – công nghệ có những thành tựu đáng chú ý nào?

PGS. TS Lê Bộ Lĩnh – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội

Nhìn vào bức tranh hoạt động khoa học trong năm qua, chúng ta có thể thấy những điểm sáng đáng mừng trên nhiều lĩnh vực từ khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và đặc biệt là một số lĩnh vực khoa học công nghệ ứng dụng trong y tế, điện tử tin học, công nghiệp chế tạo, xây dựng, giao thông, nông nghiệp.

Tôi chỉ xin được điểm qua một vài nét, chắc chắn là không thể đầy đủ về những thành tựu chủ yếu trên một số lĩnh vực.

Tiếp tục đọc

Đón

Tác giả: Việt Phương

.KD: Thi sĩ Việt Phương lại vừa ra mắt tập thơ Gió- tập thơ thứ 10 của ông. Ông luôn là người cố vấn tinh thần, gắn bó với VietNamNet nhiều năm. Tết Dương lịch 2015, xin giới thiệu bài thơ Đón của ông, đăng trên Tuần VN. Có lẽ ở tuổi này, nhìn thấy quá nhiều điều ấm lạnh cuộc đời, chiêm nghiệm quá nhiều cay đắng nổi trôi của nước Việt, mà bài thơ có nỗi buồn sâu kín bên trong… Xin được đăng lên để bạn đọc chia sẻ.

Và xin được cầu chúc ông Năm mới 2015, nhiều sức khỏe, niềm vui an lành, may mắn và hạnh phúc

Xin được trích đăng hai bài thơ trong tập Gió mới xuất bản (NXB Văn học):

ĐÓN

Giữ lại đêm đông gió bấc mưa phùn

Mượn trước trưa hè trời xanh thăm thẳm

Một dòng nắng vàng bàng hoàng nguồn cơn

Gặp giữa mặt đường chân trời ấm nóng

Thế này là đời, thế kia là sống

Từ trong giấc mộng niềm vui thật thà

Lắng nghe tiếng người nhen lên hy vọng Tiếp tục đọc

Khoan sức dân trong 2015

Tác giả: Phạm Huyền (thực hiện)

Năm 2015 sẽ là một năm thiên thời địa lợi đối với đời sống kinh doanh. Sự kết hợp giữa ổn định kinh tế vĩ mô và cải thiện vi mô, cộng với hội nhập bên ngoài sẽ tạo ra một sức sống mới cho nền kinh tế.

Đó là cảm nhận của TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương về sự phát triển kinh tế Việt Nam năm 2015. Ông đã có cuộc trao đổi với PV VietnamNet về những kỳ vọng cho năm mới.Chưa yên tâm về sức khoẻ doanh nghiệp

Thưa ông, với lạm phát chỉ 1,84%, GDP ở mức 5,98%, ông nhìn nhận thế nào về thành công của năm 2014?

TS Nguyễn Đình Cung: Với tôi, thành công lớn nhất ở năm 2014 là đổi mới hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và các chính sách điều hành nền kinh tế đã có sự thuận theo thị trường, không phải là mệnh lệnh hành chính.

Tiếp tục đọc

Không lẽ Ai là triệu phú đã hết câu hỏi?

Tác giả: Tam Hữu

.KD: Không hiểu vì sao, gần đây, Đài THTW  có cách làm nghiệp vụ phản ánh tay nghề khiến dư luận XH la ó. Mà đây cũng chỉ là một ví dụ.

Hay đó là quan điểm làm nghề riêng của Đài?

—————

Xem chương trình Ai là triệu phú đêm 30-12 trên VTV3, tôi thực sự ngỡ ngàng với một số câu hỏi… đến mức tôi phải tự hỏi: Bộ hết câu hỏi rồi sao?

Cụ thể, câu hỏi số 4 của Ai là triệu phú dành cho ca sĩ Minh Thư là: Theo một câu hát thì: “Ba thương con vì con giống mẹ. Mẹ thương con vì con giống… ai?” với 4 đáp án: A. Ông hàng xóm; B. Chú cạnh nhà; C. Ba; D. Bác đầu ngõ.

Ảnh chụp từ clip

Xin thưa, dĩ nhiên, đáp án phải là Ba (C), nhưng cái cách nêu câu hỏi rất kỳ cục. Tôi theo dõi chương trình này từ lâu, và tôi biết, đây không phải là chương trình đùa giỡn.

Tiếp tục đọc

Quan chức chưa trả biệt thự “công vụ”:Ngày xưa không vô lý!

Tác giả: An Nhiên

KD: Xét cho cùng, nếu lòng tham cao, liêm sỉ thấp thì sẽ có đủ mọi lý lẽ. Còn nếu dư luận XH không đụng tới, thì cứ tận dụng, được thế nào hay thế ấy. Và cũng bởi chính sách nhà công vụ nó tù mù, thiếu công khai, minh bạch, cách quản lý “của chùa” lại lỏng lẻo, cả nể, nên mới nên nông nỗi ấy.

———

Dù năm 2005 đưa nhà công vụ vào Luật nhưng mãi tới năm 2010 mới có hướng dẫn bằng nghị định.

Ông Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội bày tỏ ý kiến xung quanh câu chuyện một số cựu lãnh đạo của Hà Nội chưa chịu trả lại nhà sau khi đã nghỉ hưu một thời gian dài.

Theo ông Phạm Sỹ Liêm, trước năm 1994, tức trước Nghị định 61 và Pháp lệnh Nhà ở, bất kể ai ở chức vụ gì, to hay nhỏ, nếu được cho phép, đều thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước cả. Tiếp tục đọc

Cải cách để thúc đẩy sáng tạo

Tác giả: Lê Đăng Doanh

.Những năm đầu của thế kỷ thứ 21 đã chứng kiến những sáng tạo nổi bật làm thay đổi sâu sắc công nghệ, đời sống và tiêu dùng của con người cũng như vị trí của các doanh nghiệp và quốc gia.

Phi thuyền “Tò mò” (Curiosity) lên Sao Hỏa và tháng 11-2014 phi thuyền “Philea” hạ cánh thành công lên một sao chổi là những ví dụ về những thành tựu khoa học của loài người.

Vị thế của các tập đoàn cũng thay đổi theo khả năng đưa sáng tạo vào sản xuất và đời sống: Samsung của Hàn Quốc đã vươn lên trở thành tập đoàn hàng đầu trên thế giới về mạng vi mạch và điện thoại thông minh, thay thế Nokia và Sony vang bóng một thời. Tiếp tục đọc

Người vợ tài hoa của Bộ trưởng Giáo dục tại vị 29 năm

Tác giả:  Ngân Anh – Ảnh từ tư liệu của Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên

.KD: Một thế hệ ảnh hưởng văn hóa Pháp đậm. Nên làm việc thì tận tụy mẫn cán, cư xử văn hóa, lịch thiệp tinh tế. Đó là mình muốn nói về cố GS Nguyễn Văn Huyên. Thế nên với tình yêu, hôn nhân gia đình, cũng đậm chất văn hóa, lãng mạn.

Nó rất khác với thế hệ trí thức sau này đào tạo nhiều từ Nga sô, Đông Âu, “chính trị hóa” nặng, trừ những người tử tế, âm thầm làm việc, nghiên cứu và cống hiến trong khả năng và điều kiện có thể, còn không ít vị chỉ đổ xô vào đấu đá tranh giành quyền lực, cũng nịnh nọt thảm hại, mà chuyên môn cũng chẳng thấy làm nên công trình gì tỏ mặt anh hào.

Phu nhân của cố GS thật là người đàn bà may mắn và hạnh phúc.

Tình yêu, hạnh phúc của họ họ là Phúc ấm cho các con. Bởi cả hai phía đều rất cố gắng và ý thức được bổn phận của mình, đồng thời giành cho nhau con tim của họ, trọn vẹn.

———-

Tại bảo tàng về cố GS Nguyễn Văn Huyên được con cháu thành lập trên chính quê hương của ông (làng Lai Xá, Hoài Đức, Hà Nội), người xem được chứng kiến những bức ảnh riêng tư của người từng đảm nhiệm vị trí Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam trong thời gian dài nhất: 29 năm.

Bảo tàng trưng bày nhiều tư liệu quý giá của cố GS Nguyễn Văn Huyên (1905 – 1975) – nhà sử học, nhà dân tộc học, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Rất nhiều trong số đó lần đầu tiên được gia đình đưa ra trước công chúng.

Đặc biệt, nhiều hình ảnh về người vợ “nổi tiếng xinh đẹp” và tài hoa của ông, cùng các con, là do chính cố giáo sư tự tay chụp.

Tiếp tục đọc

Con đường đưa Việt Nam đến văn minh

Tác giả: Cao Huy Thuần

.KD: Đường tới văn minh với nước Việt vô cùng khó khăn, vì nó phụ thuộc rất nhiều điều kiện. Ở các quốc gia đã phát triển 200- 600 năm tư bản, hình thái kinh tế, xã hội dân chủ và  pháp luật thượng tôn thực sự gắn kết, mới tạo nên được đạo đức sống tự giác, tôn trọng luật pháp, tạo nên văn minh của cả quốc gia. Với nước Việt, mới 30 năm kinh tế thị trường định hướng XHCN, thiết chế cũng chẳng rõ ràng kiểu gì, con người Việt với tư duy tiểu nông, tư hữu nặng, đi tới văn minh kiểu gì đây. Chẳng lẽ bằng các phong trào xây dựng gia đình văn hóa mới của ngành VH, tầm phào và vô cùng dối trá?

Mà nếu không thức tỉnh, thì đành chịu phận mãi mãi là người… đi sau

—————

Con đường phát triển đi đến văn minh của dân tộc không cách nào khác. Chỉ có bước tới chứ đừng bước lui.

Điều gì cần cho Việt Nam lúc này?

Lẫn lộn giữa “văn minh” và “văn hóa”

“Thế nào là một dân tộc văn minh?”, muốn trả lời câu hỏi ấy phải trả lời câu hỏi: “Thế nào là văn minh? Văn minh là gì?”. Riêng định nghĩa này thôi, bao nhiêu là phức tạp. Có ai đồng ý với ai đâu? Mỗi tác giả lớn có một giải đáp riêng, lắm khi trái ngược từ căn bản.

Điểm căn bản đầu tiên là sự dùng lẫn lộn giữa “văn minh” và “văn hóa” – “civilisation” và “culture” – mà “văn hóa” lại cũng gây bất đồng trong định nghĩa.

Tiếp tục đọc