Tại hồi đó anh chưa biết xem bản đồ!

Tác giả:
.
KD: Bạn bè iu quí gửi cho mấy mẩu cười này. Xin đăng lên để thư giãn, đỡ nặng cái đầu 😀
————
Nguyên nhân thất bại
Một cuộc thăm dò ý kiến do Liên Hợp Quốc tổ chức trên quy mô toàn cầu gần đây đưa ra câu hỏi sau : ” Xin vui lòng cho biết ý kiến của bạn về tình hình thiếu thốn lương thực tại phần còn lại của thế giới ! ” .
Cuộc khảo sát đã thất bại thảm hại .
– Ở châu Phi , người ta không biết ” thức ăn ” là gì . 
– Ở Tây Âu, dân chúng không có khái niệm về “thiếu thốn” 
– Trong ngôn ngữ của dân Đông Âu không có từ “ý kiến” . 
– Người dân Nam Mỹ không hiểu ” xin vui lòng ” có ý nghĩa ra sao . 
– Còn ở Mỹ , người ta chẳng biết “phần còn lại của thế giới” là cái gì cả .
Kỹ quá mức
 
Ở Mỹ , đôi khi có những hướng dẫn sử dụng quá kỹ lưỡng in trên sản phẩm mang nội dung hết sức độc đáo . Dưới đây là vài dẫn chứng .
– Ghi trên máy ảnh : Máy chỉ có thể chụp được khi có phim bên trong . 
– Ghi trên những gói snack được phát trên máy bay : Mở ra và ăn những thứ bên trong . 
– Ghi trên lưỡi cưa máy : Không được dùng tay để hãm lưỡi cưa . 
– Ghi trên kính chiếu hậu : Lưu ý : Những hình ảnh trong gương nằm ở phía sau bạn . 

Tiếp tục đọc

Tin xuyên tạc về lãnh đạo khiến dân mất niềm tin”

Tác giả: Song Hà

.KD: Phải nói là không biết bao nhiêu tin đồn về vụ ông Nguyễn Bá Thanh, vụ một vị quan chức tham nhũng có hai biệt thự bên Mỹ lan tràn trên mạng. Vậy mà không một thông tin nào mang tính chất chính thống để chấn chỉnh, trấn an dân, ít nhất là vụ ông NBT.  Khiến lòng người dân hoài nghi vô cùng. Bởi tin đồn  thường khiến con người ta hiểu kỳ, một đồn 10, 10 đồn 100….

Mà thật ra những tin đồn đó, dân thường rất khó biết. Vậy thì nó từ đâu?

———–

Cả người đứng đầu Bộ Công an và Quốc phòng đều đề nghị tăng cường kiểm soát thông tin trên mạng Internet…

“Tin xuyên tạc về lãnh đạo khiến dân mất niềm tin”

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh: “Những tin đồn hiện nay về cán bộ lãnh đạo khiến cán bộ, chiến sỹ trong quân đội phân tâm”.

Báo cáo tại hội nghị trực tuyến tổng kết năm 2014 của Chính phủ ngày 29/12, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cho hay trong năm 2014, hoạt động của các thế lực thù địch, phản động, tội phạm đều gia tăng.

Ông nói, lực lượng công an đã triệt phá, làm thất bại nhiều âm mưu kích động bạo lực, hoạt động tình báo của nước ngoài cài cắm trong nội bộ các cơ quan, chính quyền…, với mục tiêu không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập trong nội địa.

Tiếp tục đọc

Việt Nam: Hết trông đợi ‘trái thấp dễ hái’

Tác giả: Bùi Văn

.Cơ hội lớn nhất có lẽ lại là điều giản dị nhất, đó là khi DN nhận thấy con đường duy nhất để thoát lên từ đáy là phải đầu tư căn cơ dài hạn cho năng lực cốt lõi: năng suất, công nghệ, quản trị, marketing… và hoàn toàn từ bỏ những ảo tưởng về trái ngon dễ hái.

Đó là khi Chính phủ tập trung vào môi trường kinh doanh để bảo đảm thành công đến với những DN đầu tư căn cơ, không phải là những DN đánh quả hay “hái lượm”.

———–

Doanh nghiệp (DN) Việt Nam đã chao đảo trong dông bão từ đầu năm 2008. Suốt bảy năm qua, cứ mỗi đầu năm mọi người lại hỏi nhau: Điều gì trong năm mới sẽ giúp mình thoát khỏi khó khăn. Năm 2015, liệu chúng ta có tìm được câu trả lời?

Tụt hậu không còn là nguy cơ

Trước thời điểm dông bão nổi lên, chúng ta đã từng có những thành công tương đối dễ dàng, đó là giai đoạn giải phóng sức sản xuất nông nghiệp, giải phóng tiềm năng kinh doanh, mở cửa đón dòng vốn nước ngoài và thu lợi nhuận từ đất đai.

Tất cả điều đó đã qua đi. GS David Dapice (ĐH Harvard) ví như những trái cây thấp dễ hái đã hết, đến nay chỉ còn những trái khó khăn hơn mới hái được. Nếu chúng ta vẫn còn mong chờ những trái cây dễ hái như trước đây, tụt hậu là điều dễ hiểu.

Chúng ta đã nói nhiều về nguy cơ tụt hậu. Đến nay không còn là nguy cơ mà đã là hiện thực.

Có nhiều cách đo lường sự tụt hậu. Ngân hàng Thế giới có bảng xếp hạng về chính sách và môi trường kinh doanh. Diễn đàn Kinh tế Thế giới có bảng xếp hạng về năng lực cạnh tranh. Thế giới còn nhiều bảng xếp hạng khác mà chúng ta thậm chí còn chưa có tên trong đó.

Tuy nhiên, có thể bắt đầu bằng một điều mà từ trước đến nay chúng ta vẫn tự hào: Tốc độ tăng trưởng nhanh, cụ thể là tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tự hào đó có đúng không?

kinh-tế, Việt-Nam, năng-suất, tài-nguyên, khoáng-sản, lao-động, doanh-nghiệp-Việt-Nam,
kinh-tế, Việt-Nam, năng-suất, tài-nguyên, khoáng-sản, lao-động, doanh-nghiệp-Việt-Nam,

Tiếp tục đọc

Đại biểu Dương Trung Quốc: ​Người dân cần thông tin “sạch” như cần không khí

Tác giả: V.V.Thành thực hiện

KD: Đúng vậy, vào đúng lúc người dân rất cần những thông tin chính thức để khỏi phải nghe tin đồn thì cơ quan chức năng chả thấy đâu. Khiến cho tin đồn tha hồ chiếm lĩnh, nhảy múa loạn xạ. Như vụ ông Nguyễn Bá Thanh là một ví dụ  Rồi trước tin đồn có nguy cơ không kiểm soát được, chỉ thấy đài TH phát đi thông tin phê phán những tin đồn “sai sự thật”. Hết chuyện! Nhưng trong khi đó, điều người dân quan tâm lại không trả lời được. Rút cục, tin đồn cứ đồn, dân nghe và bàn luận cứ thoải mái nghe và bàn luận.

Chán cho cung cách quản lý sợ trách nhiệm, nên cứ đùn đẩy, chẳng anh nào dám lên tiếng.

———-

– Về Luật tiếp cận thông tin, ông Dương Trung Quốc – người đã nhiều lần bày tỏ quan tâm đối với dự án luật này – cho rằng:

Ông Dương Trung Quốc - Ảnh: V.V.Thành

Ông Dương Trung Quốc – Ảnh: V.V.Thành
– Quyền tiếp cận thông tin là một trong những quyền cơ bản của con người. Chúng ta đều biết rằng Hiến pháp năm 2013 tiếp tục ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm về quyền con người, quyền cơ bản của công dân, trong đó có quyền tiếp cận thông tin.

Rõ ràng Chính phủ sớm trình Quốc hội dự án Luật tiếp cận thông tin là cần thiết, và trong thực tế tôi đồng ý với các ý kiến cho rằng việc ban hành đạo luật này cũng sẽ đem lại lợi ích nhiều mặt đối với công dân, tổ chức và Nhà nước.

Đây chính là cơ sở pháp lý để người dân tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tiếp tục đọc

Đất nước của những kẻ Lười Biếng

Tác giả: Lục Phong

KD: Nói chính xác, đất nước của những kẻ thụ động, cam chịu và dễ thỏa mãn thì đúng hơn Nó vừa là sản phẩm của một nền văn minh nông nghiệp kết hợp cơ chế bao cấp Người Việt dễ thỏa mãn, dễ ngụy biện đổ lỗi và cũng lại sợ trách nhiệm nên hay ỉ lại, trông chờ … chỉ đạo.

Đất nước của những kẻ Lười Biếng
Photo: paraflyer

Bạn có biết lý do chính dẫn tới việc nước Việt ngày càng sa sút? Câu trả lời là: LƯỜI!

Người ta cứ đang kéo cố gắng đất nước này đi lên. Hàng loạt bài báo được viết nên. Trong đó chỉ ra rằng đất nước này đang bị ô nhiễm hóa, đang bị bóc lột hóa, đang bị bất công hóa, và đang bị căng thẳng hóa… Nhưng rồi các bạn biết được điều gì là quan trọng? Ừ, CHẲNG AI THÈM ĐỌC NHỮNG BÀI BÁO ĐÓ. Nghĩa là người ta không biết chuyện gì đang xảy ra chung quanh họ, không biết được mức độ căng thẳng leo thang của thế giới xung quanh. Tóm lại là, người viết thì cứ viết, người chơi thì cứ chơi, không ai thèm đọc. Dĩ nhiên là ta đang nói đến số đông thôi.

Tiếp tục đọc

10 nhà lãnh đạo có nền tảng giáo dục tốt nhất trên thế giới

Tác giả: Thoa Phạm (Theo India TV)
.
KD: GD vẫn là nền tảng căn cốt nhất tạo nên con người. Từ GD con người tự bồi đắp cho mình tất cả các vốn kiến thức khác…, khi đó mới có thể coi là có phông văn hóa tốt. Từ phông văn hóa tốt này tiếp nhận với các lĩnh vực, vị thế, vị trí, trau dồi để trở thành … chính mình.
————-
 Trang India TV đã đưa ra bảng xếp hạng những nhà lãnh đạo có nền tảng giáo dục tốt nhất trên thế giới. Danh sách này không thể vắng bóng những cái tên đầy quyền lực như Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Nga Vladimir Putin hay Thủ tướng Anh David Cameron.
1.
1. Tổng thống Mỹ Barack Obama được bầu chọn là nhà lãnh đạo có nền tảng giáo dục tốt nhất trên thế giới. Vị Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ sinh năm 1961 tại Honolulu, Hawaii, nước Mỹ. Ông tốt nghiệp chuyên ngành Quan hệ quốc tế, khoa Chính trị học tại Đại học Columbia ở thành phố New York vào năm 1983.

Tiếp tục đọc

Ông Phạm Đình Nguyên, thị trưởng Việt đầu tiên tại Mỹ: Không gì là không thể!

Tác giả: Theo Kim Yến/Bizlive (Motthegioi)

.KD: Mình rất thích tính cách quyết đoán pha chút phiêu lưu của ông Phạm Đình Nguyên, với tuyên ngôn” không gì không thể”. Nếu nước Việt mình có nhiều người với tinh thần làm ăn vì đất nước “không gì không thể”, thì nước Việt sẽ thay đổi rất nhiều. Nhưng có không? Hay chỉ là khai phá “không gì không thể” cho mỗi lợi ích của mình? Ông PĐN có thể khai phá nước Mỹ theo kiểu của ông, nhưng cũng chính với công việc này, thương hiệu người Việt mới có cơ hội tỏa sáng. Chúc ông thành công trên nước Mỹ.

————

Mua đứt một thị trấn và trở thành thị trưởng Việt đầu tiên tại Mỹ, đổi tên thị trấn, liệu tinh thần “không gì không thể” có đưa ông Phạm Đình Nguyên – thị trưởng thị trấn Buford (Mỹ), Chủ tịch HĐQT Công ty PhinDeli – đến với những chân trời mới…

… như cú “buzz” marketing ngoạn mục mà ông đã thực hiện khiến cho nhiều người phải ngỡ ngàng?

“Không liều, sẽ không dám chơi trò cảm giác mạnh”

Từ một doanh nhân sở hữu công ty nhỏ ở Việt Nam, sau một đêm bỗng trở thành chủ sở hữu kiêm thị trưởng thị trấn Buford với dự án PhinDeli đang triển khai, tâm trạng của anh bây giờ như thế nào?

Tôi nghe kể, anh đã đi lên từ vị trí nhỏ nhất ở Coca Cola…

Không lùi được, tôi giống như cưỡi trên lưng hổ, đang phóng với tốc độ điên cuồng. Không thể nói là không lo lắng, nhưng tôi thấy hứng khởi với chuyện đó, và có niềm tin mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Tiếp tục đọc

Nền giáo dục miền Nam 1954 – 1975

Tác giả: Trần Văn Chánh (Theo Blog Nguyễn Văn Tuấn)

KD: Blog KD/KD đã từng đăng bài viết “Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến” của tác giả Huỳnh Minh Tú. Hôm nay lại nhận được bài viết này của bạn bè iu quí gửi cho. Xin đăng lên để bạn đọc, nhất là các nhà quản lý, nhà giáo có trách nhiệm với nền GD nước Việt đọc, suy ngẫm, chia sẻ và học hỏi, trong bối cảnh GD đất nước có quá nhiều bất cập và lúng túng khổ sở.

—————

chủ nhàTôi là một “sản phẩm” của nền giáo dục miền Nam thời trước 1975 (VNCH). Nhưng dữ liệu về nền giáo dục đó rất khó tìm. Hôm nay đọc được một bài về giáo dục miền Nam của tác giả Trần Văn Chánh. Bài viết có vài số liệu, nên tôi muốn cóp về trang blog để tham khảo. Xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn quan tâm (Chủ Blog Nguyễn Văn Tuấn)

———-

http://www.viet-studies.info/TranVanChanh_GiaoDucMienNam.htm

GIÁO DỤC MIỀN NAM VIỆT NAM 1954-1975

TRÊN CON ĐƯỜNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

Trần Văn Chánh

  1. MẤY LỜI NÓI ĐẦU

     Tài liệu về nền giáo dục miền Nam hiện nay đã trở nên ngày càng khó kiếm, thậm chí, hầu như không thể kiếm được bao nhiêu trong những thư viện lớn trên toàn quốc. Hơn nữa, nói về nền giáo dục của một chế độ chính trị đã cáo chung đúng 40 năm, mà ngày nay không còn mấy người làm chứng, thì làm thế nào đảm bảo tính trung thực để tin được hoàn toàn cũng không phải chuyện dễ. Tiếp tục đọc

Cải cách thể chế: nói và làm

Tác giả: Lê Duy Khánh

.KD: Trong nhiều lý do, có lý do là Hiến pháp được sửa đổi không có nhiều đột phá tích cực so với trước. Những vấn đề được tranh luận nhiều vẫn chưa thay đổi, chẳng hạn như quy định về vai trò của kinh tế nhà nước. “Các thành phần kinh tế bình đẳng” nhưng “kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo” (1) (LDK).

Chính là ở lý do sâu kín này, liên quan đến quy định của Hiến pháp mà tái cơ cấu và bàn về cải cách thể chế luôn ở trạng thái luẩn quẩn, lấp lửng, ngay cả các nhà quản lý tâm huyết và các chuyên gia kinh tế cũng …vòng vèo 😦

Trong khi thực tiễn, vai trò chủ đạo gì mà làm ăn thì bết bát, và các vụ thất thoát, tham nhũng cũng từ các anh chủ đạo này mà ra. Chứ DN tư nhân liệu có tham nhũng không? Bình đẳng nhưng chủ đạo- kể ra từ ngữ VN cũng … thông tin đa chiều thật  😀

————-

Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa thể chế và phát triển kinh tế. Đặc biệt, trong cuốn sách Tại sao các quốc gia thất bại, Acemoglu và Robinson đã khẳng định một cách thuyết phục về vai trò của thể chế đối với sự phát triển và thịnh vượng của các quốc gia trên thế giới.

Kinh tế học thể chế và tăng trưởng kinh tế

Kinh tế học thể chế (institutional economics) là một mảng mới của kinh tế học (từ thập niên 1970). Nhưng những nghiên cứu về thể chế và mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế chỉ mới thực sự phổ biến từ những năm 1980 trở lại đây. Ở Việt Nam, cải cách thể chế cũng được nhắc đến nhiều trong thời gian năm năm trở lại đây, đặc biệt là sau báo cáo phát triển Việt Nam năm 2010 của Ngân hàng Thế giới, về “Các thể chế hiện đại”. Tiếp tục đọc

TS. Lê Đăng Doanh: Đề nghị thanh toán Nhân dân tệ trực tiếp tại Việt Nam là vi phạm chủ quyền!

Tác giả: Duyên Duyên
.
Trao đổi với Một Thế Giới, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, Hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc kiến nghị thanh toán Nhân dân tệ trực tiếp tại Việt Nam chính là vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Trên đất nước Việt Nam chỉ lưu hành duy nhất một loại tiền là Việt Nam đồng.
.
thanh toan Nhan dan te truc tiep tai Viet Nam, Le Dang Doanh
 

Mới đây, Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có báo cáo gửi Chính phủ, trong đó có ý kiến của Hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam và Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho thanh toán Nhân dân tệ trực tiếp tại Việt Nam. Bởi theo hai đơn vị này thì nhu cầu giao dịch thanh toán bằng Nhân dân tệ tại Việt Nam là khá lớn và tăng lên rõ rệt.

Tiếp tục đọc