Bé gái xinh xắn không tay chân ở miền Tây

Tác giả: Việt Tường

.KD: Tình cờ, mình đọc được bài này từ FB Tri Âm, và theo đường link đọc được bài này. Một trường hợp bé gái tội nghiệp quá, rất đáng thương và rất cần được giúp đỡ. Chủ Blog KD/KD cứ xin đăng lên đây về trường hợp của bé Thảo (có địa chỉ trong bài), để bạn đọc hảo tâm có điều kiện có thể liên hệ giúp đỡ. Nhưng quan trọng nhất, bạn đọc nào làm ngành Y, có khả năng liên hệ với các bác sĩ trong nước, ngoài nước, có khả năng phẫu thuật giúp đỡ bé có chân tay giả, để bé Thảo có thể có khả năng sinh hoạt bình thường trong cuộc sống.

Cầu mong bé gặp được những tấm lòng hảo tâm, nhất là những thầy thuốc có khả năng, điều kiện

——————-

Sinh ra đã không đầy đủ tay chân nhưng khi Thảo mới được 10 tháng tuổi, người cha bị tai nạn giao thông thiệt mạng. Còn người mẹ gửi con cho ngoại để đi làm công nhân.

Trần Thị Hiếu Thảo (4 tuổi) ở ấp Sơn Ton, xã An Thạnh Nhì, huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) là cháu ngoại của bà Lý Thị Cho (59 tuổi) sống bằng nghề làm thuê, cuộc sống rất khó khăn.h
Trần Thị Hiếu Thảo (4 tuổi) là cháu ngoại của bà Lý Thị Cho (59 tuổi) ở ấp Sơn Ton, xã An Thạnh Nhì, huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng).
Ngoại bé cho biết 6 năm trước chị Trần Thị Nhàn (28 tuổi, mẹ Thảo) đi làm thuê tận Bình Dương đã yêu một người tên Vũ ở Nha Trang. Sau khi cưới nhau, năm 2010 bé Thảo chào đời trong tình trạng không trọn vẹn hình hài khiến cả nhà bật khóc.
Bà ngoại bé cho biết 6 năm trước chị Trần Thị Nhàn (28 tuổi, mẹ Thảo) đi làm thuê tận Bình Dương rồi nên duyên vợ chồng với thanh niên tên Vũ quê TP.Nha Trang. Năm 2010 bé Thảo chào đời, nhưng hình hài không trọn vẹn.

Tiếp tục đọc

Tình trạng (sức khỏe) của ông Nguyễn Bá Thanh là xấu’

Tác giả: Lê Đình Dũng

.KD: Với một người bình thường, biết tin, con người vẫn còn chia sẻ, nữa là với một quan chức được cử làm trọng trách chống tham nhũng, cá tính tỏ ra năng nổ, quyết liệt, thì kết cục này có gì đó thật thương cảm.

————–

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/215321/chieu-mai-cong-bo-suc-khoe-ong-ba-thanh.html

http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/215263/don-ong-ba-thanh-ban-bao-ve-suc-khoe-tu-vao-da-nang.html

http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/215310/that-chat-an-ninh-san-bay-benh-vien-don-ong-ba-thanh.html

———

Cách đây ít phút, ông Võ Công Trí, Phó bí thư thường trực Thành ủy Đà Nẵng tiếp tục xác nhận với Một Thế Giới rằng ‘chưa có thông tin chính thức gì’ về lịch bay và đến của chuyên cơ chở ông Nguyễn Bá Thanh từ Mỹ về Đà Nẵng.

Nguyen Ba Thanh

Còn về chuyện chuyên cơ y tế chở ông Bá Thanh không về đúng lịch do gặp thời tiết xấu ông Trí cũng ‘không rõ lắm’, cái quan trọng là ‘lịch giờ bay bên kia và giờ về bên này chưa có’.

Về sức khỏe của ông Thanh, ông Trí nói cũng không nắm được cụ thể, chỉ nghe chung chung thôi, vẫn bình thường.

‘Đà Nẵng đang chuẩn bị tích cực để đón anh Thanh. Hiện tại thành phố đã chuẩn bị mọi công tác, cơ sở vật chất tại Bệnh viện Đà Nẵng; chủ động chuẩn bị và chờ thông báo chính thức’, ông Trí nói.

Tiếp tục đọc

Giao thông Hà Nội là một kỳ quan thế giới”

Tác giả: Nhật Minh (Theo Huffington Post)
.
KD: Nhận xét thú vị thật. Vì là kỳ quan nên các quốc gia rất… khó bắt chước  😀
.
Nhưng mình lại muốn khuyên ông đừng nên sắm một chiếc xe máy để đi. Người Việt có “linh cảm” riêng, họ biết cách đi theo luật của họ- cái mà người Mỹ quen sống theo pháp luật sẽ rất khó học được. Mà nếu ông học được, về nước Mỹ ông biết đâu sẽ trở thành… kỳ quan của nước ông?  😛
—————
Đó là nhận xét của Llewellyn King – một nhà báo Mỹ đã nhiều lần đến Việt Nam.
Giao thông Hà Nội là một kỳ quan thế giới

Llewellyn King là một nhà báo, nhà bình luật, người dẫn chương trình khá nổi tiếng người Mỹ. Ông đã nhiều lần đến Việt Nam và có không ít bài viết liên quan đến Việt Nam đăng tải trên các báo Mỹ.

Mới đây, ông có một bài viết về giao thông Hà Nội đăng trên trang Huffington Post. Hãy cùng xem góc nhìn của một “người ngoài cuộc”:

Tôi muốn kể về Việt Nam: về con người, về văn hoá, về kinh tế, về những tranh cãi, và về những sức hút.

Nhưng tôi không thể. Không phải lúc này.

Tiếp tục đọc

Tương lai đã xảy ra rồi đó!

Tác giả: Trần Ngọc Thơ

.Nhìn về tương lai năm, mười năm sau – chuyện gì sẽ xảy ra là chủ đề thú vị lần đầu tiên xuất hiện trên TBKTSG các số báo đầu năm. Các dự báo và tranh luận về chủ đề này trên thế giới khá rộng tùy theo mối quan tâm của từng người.

.Hầu hết các tranh luận đồng ý là không ai có thể biết chính xác điều gì sẽ đến trong tương lai. Song, hầu như tất cả đều thừa nhận những sáng kiến và đổi mới trong bất kỳ lĩnh vực nào, ở bất kỳ đâu trên trái đất này sẽ tác động nhanh và mạnh đến các quốc gia khác, đến mọi ngõ ngách của cuộc sống, chẳng những làm thay đổi cách sống mà còn làm thay đổi hành vi và niềm tin của họ cho dù có bất kỳ ai kìm hãm để điều đó không xảy ra.

Điều gì sẽ xảy ra trong năm, mười năm nữa? Không ai biết chắc nhưng những gì mà chúng ta đã tư duy và hành động hôm nay sẽ định hình bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội trong tương lai. Ngay khi tác giả viết bài này vào những ngày cuối năm, đã xuất hiện những biến cố trọng đại như Trung Quốc bộc lộ hoàn toàn tham vọng xâm lấn biển Đông, đã có những tác động của cuộc cách mạng khai thác dầu khí đá phiến, hoặc đã xuất hiện các dịch vụ mới như Uber gây ra hàng loạt tranh luận và làm chính quyền bối rối. Tiếp tục đọc

Giải phẫu một nền độc tài “hậu toàn trị”

Tác giả: Simon Leys  (Chân Phương giới thiệu và dịch)
.
Ngày nay sự thăng tiến kinh tế Trung Quốc ngự trị toàn cảnh bang giao quốc tế. Trong con mắt các chính khách và giới phân tích chính trị, Trung Quốc có tiềm năng trở thành “thế lực kinh tế bành trướng nhất thế giới vào năm 2019.” Các chuyên gia tài chính còn tiên liệu một ngày sớm hơn. Có kẻ cho là “Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn rộng nhất thế giới vào 2016.”

Tiếc thương Simon Leys

Sự ra đi của Pierre Ryckmans (bút danh Simon Leys) vào ngày 11-8-2014 là một mất mát khó bù đắp trong giới học giả quốc tế về Trung Quốc và văn hóa Trung Hoa. Sinh ở Bruxelles năm 1935, ông bắt đầu quan tâm đến Trung Quốc sau lần viếng thăm đầu tiên và được tiếp kiến Chu Ân Lai năm 1955. Sau khi lấy tiến sĩ luật học và lịch sử mỹ thuật tại Đại học Louvain, quyết chí theo đuổi sở nguyện ông sang Đài Loan để học chuyên sâu về văn học và mỹ thuật Trung Hoa – Đại Lục Trung Quốc lúc ấy không có chính sách thu nhận sinh viên phương Tây – rồi lấy vợ là dân Đài Loan. Năm 1968 ông sang Hương Cảng giảng dạy tại Hong Kong University, vừa làm dịch giả cho phái bộ ngoại giao Bỉ để kiếm thêm thu nhập vì sinh hoạt nơi đây quá đắt đỏ. Sự tình cờ lịch sử vừa là định mệnh học thuật đối với Simon Leys đã diễn ra trong thời gian ấy; đó là thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa mà ông phải bám sát (qua báo chí Hoa Lục cùng vô số thường dân bỏ trốn Trung Quốc bằng cách liều mạng lội trong đêm vượt biển qua Hương Cảng) để cập nhật hóa tin tức cho phái bộ Bỉ. Nhật ký ông ghi chép trong giai đoạn ấy là tác phẩm đầu tay của ông khi được Paris xuất bản năm 1971 – Les habits neufs du president Mao/ Y phục mới của Mao Chủ tịch. Nhờ thông thạo cả ngữ văn và ngôn thoại, Simon Leys nhìn thấu qua màn sương huyền thoại bao quanh Mao Trạch Đông lúc ấy và phát giác sớm nhất sự tranh chấp quyền lực máu me của các phe cánh Đảng Cộng sản Trung Quốc núp sau mấy phong trào quần chúng và thanh niên bị giật dây. Trong khi trí thức phương Tây, đặc biệt là tả phái Âu-Mỹ, ngưỡng mộ họ Mao và hoan nghênh một cách ngờ nghệch từ xa cuộc Cách mạng Hồng Vệ Binh, Simon Leys đã chứng minh, qua những trang viết thông minh, cương trực, hóm hỉnh, những đức tính tối cần cho nhà sử học hay nghiên cứu chính trị khi chạm phải đề tài tối ám là chế độ toàn trị Á đông: sự tỉnh táo tri thức cộng với kiến văn uyên bác và lão thông ngôn ngữ. Năm 1972, nhờ cơ hội sang Bắc Kinh làm chuyên gia-tùy viên văn hóa tại sứ quán Bỉ, ông có dịp tham quan nhiều thành phố và thôn quê để tiếp tục đào sâu nhận thức chính trị của mình về đất nước bao la đông dân nhất thế giới đang bị chủ nghĩa Mao phá hoại và bạo hành từng ngày. Quá trình quan sát và trải nghiệm ấy được nâng lên thành tác phẩm văn học – chính luận đặc sắc và đậm chất humour riêng của Simon Leys: Ombres chinoises/ Múa bóng ở Trung Quốc xuất bản năm 1974 được giới học thuật đánh giá như một kiệt tác gợi nhớ văn phong Voltaire, Montesquieu… Kể từ đó, sự nghiệp học thuật của ông chia làm hai hướng và đóng góp nhiều tác phẩm mà các trí thức – học giả quan tâm đến văn hóa và chính trị Trung Hoa bắt buộc phải đọc như bản dịch Luận ngữ tài hoa và chuẩn xác bằng thứ tiếng Anh lịch lãm hiếm có.

Bài điểm sách rất ưu ái về Lưu Hiểu Ba sau đây đồng thời là những trang nhận định sâu sắc về chính sự và dân tình Trung Quốc hôm nay – qua đó ta thấy rực lên ánh lửa trí tuệ và đạo lý của một trí thức lớn vừa hết lòng yêu mến và tôn quí nền văn hóa lớn lâu đời nhất ở Á Đông vừa không quên trách nhiệm trí thức thời đại trước sự man trá đầy tội ác của chủ nghĩa toàn trị Bắc Kinh. Đây cũng là bài trước thuật quan trọng cuối cùng của Simon Leys đăng trên tạp chí văn hóa New York Review of Books ngày 9-2-2012 dưới nhan đề “He told the Truth about China’s Tyranny” (Người nói lên Sự Thật về Nạn Chuyên Chế ở Trung Quốc, http://www.nybooks.com/articles/archives/2012/feb/09/liu-xiaobo-he-told-truth-about-chinas-tyranny/). Bài này được in lại trong tập tản văn và bút ký cuối đời của Simon Leys, The Hall of Uselessness, do nhà NYRB xuất bản năm 2013.

clip_image002

Tuyển tập thơ và bút ký của LƯU HIỂU BA, No Enemies, No Hatred (Không thù oán, chẳng có kẻ thù) với khai từ của VÁCLAV HAVEL được Đại học Harvard xuất bản năm 2012 (biên tập – dịch giả: Perry Link, Tienchi Martin-Liao và Liu Xia).

Hơn sự ưng thuận của đám đông là

thái độ bất tuân của một người can đảm!

TƯ MÃ THIÊN

Sự thật sẽ giải phóng mi.

KINH THÁNH theo JOHN

Tiếp tục đọc

Giải mã’ bài viết đầu năm của chủ tịch VN

Tác giả: Theo BBC Tiếng Việt
.
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang nói Việt Nam có khả năng trở thành sân sau của nước khác nếu bị tụt hậu

Chủ tịch nước Việt Nam có bài viết đầu năm trong đó đề cập đến vấn đề khôi phục lòng tin từ người dân, bảo vệ chủ quyền và vực dậy nền kinh tế còn nhiều yếu kém.

Trong bài viết đăng trên một số báo ngày 1/1, ông Trương Tấn Sang đã gọi “lòng dân” là “quốc bảo dựng nước và giữ nước Việt Nam”.

Ông đề cập đến nguy cơ “tụt hậu” về kinh tế, khiến đất nước “khó tránh khỏi rơi vào lệ thuộc, trở thành sân sau của người khác”.

“Nếu tụt hậu thì khó có thể bảo vệ được độc lập, chủ quyền đất nước,” ông nói.

Tiếp tục đọc

18 điều khiến người Mỹ ngưỡng mộ người Việt…

Tác giả:

KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài này, có điều không thấy đề tên tác giả, do sơ suất thế nào đó. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ. Như một niềm an ủi người Việt những năm tháng này đang có cách tự nhìn về mình rất xấu xí. Từ ngạo mạn tưởng mình nhất quả đất đến tự ti thấy mình… bét nhất quả đất, đều là những tâm lý cực đoan mà buồn cười- tâm lý của kẻ thiếu tự tin, yếm thế kín đáo mà thôi!

Xét cho cùng, cũng không có gì lạ. Bởi nước Việt mình những năm tháng này đang lẹt đẹt đi sau thiên hạ. Chúng ta đang là tương lai của một quá khứ kém cỏi, ấu trĩ, đầy ảo tưởng. Vì vậy, phải gắng bước ra khỏi bóng tối, để trở thành quá khứ có ánh sáng của hậu thế chúng ta. Nếu không sẽ bị chính hậu thế trách cứ và ngoảnh mặt.

Còn trong bài viết này, là cái nhìn của một người Mỹ có thiện cảm với người Việt, sự ngưỡng mộ thành thật pha chút hài hước…   😀

————–
Mới đọc qua tưởng lại một bạn ngọai quốc chê Việt Nam một cách khéo léo, ai dè là một góc nhìn rất chân thật, mộc mạc và có phần dí dỏm. Những điều đáng yêu này không thể tìm được ở đâu ngoài Việt Nam…

1. Tôi ngưỡng mộ sự cần cù chăm chỉ của người Việt Nam. Nhiều người làm việc cật lực từ 6 giờ sáng đến nửa đêm hàng ngày, dù thành quả chỉ là một vài USD.

.
2. Tôi ngưỡng mộ sự bẽn lẽn và ngây thơ như trẻ con của nhiều thanh niên. Các chàng trai và cô gái trong lứa tuổi 20 tán tỉnh và đùa cợt với nhau theo cách mà bạn không bao giờ nhìn thấy ở Mỹ nữa. Người ta mất thời gian để tìm hiểu nhau hơn và có thể hẹn hò nhiều tháng trước khi có một mối quan hệ yêu đương chính thức. Tiếp tục đọc

10 phát biểu đáng chú ý trong năm 2014(*)

Tác giả: Trần Kinh Nghị

KD: Bạn bè iu quí gửi cho 10 phát ngôn ấn tượng được lọc trong nhiều phát ngôn của các quan chức trong năm 2014. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ  😀

—————
(*) Dưới đây là 10 câu phát biểu của các vị lãnh đạo cao cấp của VN trong trong năm 2014 (có kèm theo nguồn trích dẫn). Những phát biểu này được đưa ra trong những dịp khác nhau từ cấp cao nhất đến các cấp thấp hơn, về các chủ đề khác nhau qua đó phản ánh đúng thực chất tình hình kinh tế-chính trị-xã hội của đất nước mà có lẽ không được đề cập trong mọi văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước. Và do đó thiện nghĩ, những phát biểu này có giá trị đặc biệt miễn là chúng được hiểu với tinh thần nghiêm túc tôn trọng sự thật khách quan không định kiến, không ngụy biện cùng bóp méo xuyên tạc.

(1) Góp ý kiến về sửa đổi Hiến Pháp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.”
Nguồn tài liệu: (http://tuoitre.vn/…/du-thao-chua-vang-vong-nhu-…/576098.html)

(2) Khi trả lời câu hỏi của nhiều người về thế nào là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nói: “Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm”.
Nguồn: (http://www.thesaigontimes.vn/…/Cai-cach-the-che-tu-cau-hoi-…) Tiếp tục đọc

Gia đình ông Nguyễn Bá Thanh vẫn chưa chốt lịch bay về Đà Nẵng

Tác giả: Hải Châu

.KD: Đúng là người tính không bằng Trời tính! Biết đâu như thế lại bình an hơn. Trong khi các báo đã đổ xô về ĐN để… phục kích làm nhiệm vụ đưa tin

Đó là thông tin mới nhất vừa được ông Huỳnh Đức Thơ, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho PV Infonet biết lúc 18h tối 5/1.

Trái với một số thông tin cho rằng chiếc chuyên cơ y tế đưa ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính TƯ, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, từ Mỹ về Đà Nẵng đã cất cánh, lúc 18h tối 5/1, ông Huỳnh Đức Thơ, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết, hiện gia đình ông Nguyễn Bá Thanh vẫn chưa chốt lịch bay.


Ông Nguyễn Bá Thanh cùng vợ là bà Lê Thị Quý (bìa trái) tham quan đường hoa và gặp gỡ người dân Đà Nẵng trong dịp Tết Nguyên đán năm 2013 (Ảnh: HC)
Theo ông Huỳnh Đức Thơ, dự kiến ban đầu chuyến bay cất cánh ngày 5/1 và về đến Đà Nẵng khoảng 8h30 tối 6/1. Tuy nhiên vì nhiều lý do, đến thời điểm này gia đình ông Nguyễn Bá Thanh vẫn đang tiếp tục bàn bạc với hãng bay về việc đưa ông từ Sealtle (Mỹ) về Đà Nẵng, chứ chưa chốt lịch bay chính thức. Tiếp tục đọc