Nước “lạ” có Bà hoàng Võ Tắc Thiên

Tác giả:
.
KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này, không thấy đường link cùng tên tác giả. Bà hoàng Võ Tắc Thiên là một nhân vật lịch sử quá nổi danh về nhiều phương diện, và chắc chắn nhân loại còn tốn bút mực, phím bàn viết về bà- người đàn bà, bậc đế vương phi thường trong lịch sử Trung Hoa nói riêng, lịch sử nhân loại nói chung. Xin đăng lên để bạn đọc có thêm chút thông tin giải trí về tính cách một nữ hoàng .
————-
Là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc lập ra triều đại của riêng mình và để lại nhiều tranh luận về công tội giữa các nhà sử học, Võ Tắc Thiên đã tạo nên một trang lich sử “vô tiền khoáng hậu” mà cả thế giới xưa nay hiếm có.
 
Trong vô vàn những chuyện thị phi xoay quanh cuộc đời đầy quyền lực của vị nữ hoàng độc nhất này, người ta còn nhắc đến những cuộc tình vụng trộm và “cực kỳ dâm đãng” của Võ Tắc Thiên. Đó là cuộc tình với vị tiểu hòa thượng khi bà 14 tuổi và việc tranh giành người tình với con gái- công chúa Thái Bình.
“Cặp” với tiểu hòa thượng khi 14 tuổi
.
Võ Tắc Thiên sinh ngày 17 tháng 2 năm 625, tên thật của bà là Võ Chiếu. Võ Chiếu được đưa vào hậu cung Đường Thái Tông nhà Đường vào khoảng năm 637 và là một Tài nhân, tức là một trong chín người thiếp cấp thứ năm. Thấy tên Võ Chiếu đẹp, Đường Thái Tông đặt tên cho bà là Mị, có nghĩa là “duyên dáng, xinh đẹp”, và vì vậy còn được người Trung Quốc gọi là Võ Mị Nương.
.
vo_tac_thien_2

 
Sách cũ Trung Quốc còn ghi chép rằng: Lần đầu được dâng lên vua Đường Thái Tông, Võ Chiếu mới 14 tuổi, nhưng đã phổng phao, xinh đẹp, đối đáp trôi chảy, khiến cho ông vua háo sắc tuổi đã ngoại tứ tuần, bên mình không thiếu gì thê thiếp phải mê mẩn.

Tiếp tục đọc

Không đưa nạn đói Ất Dậu vào sách giáo khoa là thiếu sót lớn’

Tác giả: Hoàng Phương
.
KD: Thú thực là mình giờ chả hiểu nổi tư duy của ngành GD nữa. XH cách đây ít lâu vừa ồn ào bàn loạn về việc viết SGK Sử phải tôn trọng sự thật lịch sử.
———–
“Tôi nghĩ không phải nên đưa mà phải đưa từ lâu rồi vì đó là sự thật lịch sử liên quan đến sinh mạng của 2 triệu người Việt Nam”, GS sử học Phan Huy Lê bày tỏ quan điểm.

Trong chương trình THPT, duy nhất bài số 16 Lịch sử lớp 12 “Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa Tháng Tám (1939-1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời”, có 2 dòng đề cập nạn đói năm 1945: “Chính sách vơ vét, bóc lột của Pháp – Nhật đã đẩy nhân dân ta tới chỗ cùng cực. Hậu quả là cuối năm 1944 – đầu năm 1945, có gần 2 triệu đồng bào ta chết đói”.

thayhan1-1349267914-480x0-1476-142141277

PGS Lê Mậu Hãn. Ảnh: Hoàng Thùy.

Trao đổi với VnExpress, PGS sử học Lê Mậu Hãn, người tham gia hội đồng biên soạn sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 cho biết, sách giáo khoa được biên soạn bởi một hội đồng riêng, mỗi người chỉ viết một phần. “Chúng tôi phải dựa trên một khung chương trình được đưa ra, các nhà sử học không tự quyết được vấn đề cho hay không cho nội dung gì vào”, ông nói.

Theo PGS Hãn, nạn đói năm 1945 không được nhắc đến cụ thể, chi tiết trong sách giáo khoa mà nằm trong phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945 và liên quan đến các sự kiện lịch sử khác, như ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, đất nước phải diệt giặc dốt, giặc đói, giặc ngoại xâm.

Tiếp tục đọc

Thủ tướng báo cáo dân trên thông tin đại chúng

Tác giả: Chung Hoàng

– Theo thẩm quyền, Thủ tướng thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng CP. 

>> ‘Đất nước không bay được nếu Thủ tướng phải lo chi tiết’
>> Thủ tướng xin lỗi – dấu hiệu nền hành chính phục vụ
>> Làm bộ trưởng ngày càng khó

Theo đó, Thủ tướng CP có 11 thẩm quyền, quan trọng nhất là lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật; lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia.

Tiếp tục đọc

Chủ tịch nước: Toà án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

Tác giả: N. Quyết

.KD: Thật là lý tưởng. Nhưng vì là lý tưởng nên ngành tòa án còn phải phấn đấu …dài dài. Bởi đọc bài này, chợt nhớ vụ án Phú Yên, vị Chánh tòa trả lời báo chí cho biết, ổng phải chịu quá nhiều “áp lực” khi xử án.

Thế nên pháp luật nước Việt mãi mãi là người đi sau. So với văn minh nhân loại

Thêm nữa, không hiểu các vị trong ngành tư pháp, các vị ở tòa án dự hội nghị, các vị nghĩ gì nhỉ?

———–

Ngày 19-1, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu ngành toà án: Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật - Ảnh: TTXVN

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật – Ảnh: TTXVN

Phát biểu tại hội nghị triển khai công tác năm 2015 của Toà án nhân dân Tối cao ( TAND Tối cao ) ngày 19-1 tại Hà Nội, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá nét mới của ngành toà án trong năm 2014 là nhiều vụ án tham nhũng lớn, xã hội hết sức quan tâm, được đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh; trong quá trình xét xử, khi phát hiện tội phạm mới đã tiến hành khởi tố tại tòa hoặc xem xét lại tội danh một số hành vi phạm tội để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật; tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng, kiểm tra, giám đốc thẩm một số vụ án hình sự có đơn kêu oan, nhìn chung được dư luận đồng tình ủng hộ, hoan nghênh.

Tiếp tục đọc

Ca dao, tục ngữ về địa danh 03 miền

Tác giả: Đinh Công Đức (Nguồn: KBCHN.NET).
.
KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài này, đọc thấy  thú vị. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ, thưởng thức đặc điểm văn hóa, cùng của ngon vật lạ 03 miền đất nước mình.
————
Xem qua đất nước ba Miền Thấy thương thấy nhớ đất hiền quê choa! Thân gần tám bó phương xa Tình yêu sông nước vẫn tràn trong tim! Chỉ mong thống nhất dân tình , Đâu đâu cũng chỉ dân mình Việt Nam.
  

Xem qua đất nước ba Miền
Thấy thương thấy nhớ đất hiền quê choa!
Thân gần tám bó phương xa
Tình yêu sông nước vẫn tràn trong tim!
Chỉ mong thống nhất dân tình ,
Đâu đâu cũng chỉ dân mình Việt Nam.
 
Quảng Thuận ĐXD
Miền NamSài Gòn:

Trầu Bà Điểm xẻ ra nửa lá
Thuốc Gò Vấp hút đã một hơi
Buồn tình gá nghĩa mà chơi
Hay là anh quyết ở đời với em?

Tiếp tục đọc

Việc dân sự cốt ở nơi dân

Tác giả: Nguyễn Đức Lam
.
KD: Luật Dân sự vốn là luật cực kỳ phức tạp. Và  nó càng phức tạp trong kinh tế thị trường, với biết bao tình huống thực tiễn xảy ra. Nếu chú ý, sẽ thấy vụ án Siêu lừa Huyền Như đặt ra biết bao vấn đề liên quan đến Luật Dân sự. Nhiều khách hàng bị Siêu lừa này cho vào bẫy bởi không hề biết rằng, mọi giao dịch của siêu lừa không diễn ra trong môi trường ngân hàng, trong giờ giao dịch, mà hầu hết diễn ra ở ngoài ngân hàng, nơi thị không làm việc. Và đó cũng là một tình huống khiến các luật sư của các bên liên quan tranh cãi tốn bao công sức. Trong khi những đối tượng giao dịch thì cứ nghĩ thị đại diện cho ngân hàng.
———–
Pháp luật thành văn chỉ là một phần hiển hiện của nền văn hóa pháp lý, ví như phần nổi của một tảng băng chìm. Điều thật sự khó là nắm được cái hồn, cái “tinh thần pháp luật” ẩn đằng sau những văn bản pháp luật đó là gì, cách nghĩ ra sao khi xây dựng một đạo luật và cả hệ thống pháp luật. 

Minh họa: SA LEM

Đến hẹn lại lên, 10 năm một lần, kể từ khi ban hành vào năm 1995, Bộ luật dân sự (BLDS) Việt Nam tiếp tục được sửa đổi (*). Với hơn 700 điều, mặc dù có dung lượng khá khiêm tốn so với BLDS nhiều nước, đó vẫn là một khu rừng rậm rạp, chằng chịt, dễ lạc vào mà không có lối ra.

Phải chăng để có cái nhìn bao quát, xuyên suốt về BLDS, chúng ta thử tìm hiểu xem đằng sau các điều khoản, câu chữ, thuật ngữ “rậm rịt” của luật ẩn giấu triết lý nào, chủ thuyết nào, tư tưởng nào, hay nói cách khác tinh thần nào soi rọi chúng?

Tiếp tục đọc

Doanh nghiệp lại khổ vì… kiểm tra chuyên ngành

Tác giả: Minh Tâm

.KD: Một cán bộ lâu năm trong ngành hải quan nhìn nhận, việc kiểm tra chuyên ngành với các mặt hàng nhập khẩu là cần thiết nhằm bảo vệ người tiêu dùng (Minh Tâm)

Tài thật, hải quan kiểm tra để bảo vệ người tiêu dùng. Sứ mệnh cao cả thế sao XH vẫn phải sống chung với thực phẩm, rau quả ô nhiễm. Mua loại hoa quả nào cũng rón rén lựa chọn khốn khổ, vì chất bảo quản, nhất là hàng Tàu?

————–

Tình trạng ùn ứ tại cảng Cát Lái (quận 2, TPHCM) kéo dài gần một tuần qua đã được giải quyết. Các doanh nghiệp vận tải, tài xế… đã có thể thở phào. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng này – quy định về địa điểm lưu giữ hàng hóa – vẫn chưa được giải quyết.

Thế nào là địa điểm lưu giữ đáp ứng điều kiện hải quan?

Nói về tình trạng ùn ứ hàng hóa tại một số cảng, trong đó có Cát Lái vừa qua, một cán bộ của Cục Hải quan TPHCM cho biết, nguyên nhân nằm ở quy định về địa điểm lưu giữ hàng hóa.

Theo đó, khoản 2, điều 35, Luật Hải quan 2014 bắt đầu có hiệu lực từ 1-1-2015 quy định “hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành phải được lưu giữ tại cửa khẩu cho đến khi thông quan. Trường hợp quy định của pháp luật cho phép đưa hàng hóa về địa điểm khác để tiến hành việc kiểm tra chuyên ngành hoặc chủ tàu hàng hóa có yêu cầu đưa hàng hóa về bảo quản thì địa điểm lưu giữ phải đáp ứng điều kiện về giám sát hải quan và hàng hóa đó phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan cho đến khi được thông quan”. Tiếp tục đọc

Formosa không dỡ miếu thờ: Chủ tịch tỉnh phải chịu trách nhiệm!

Tác giả: Theo Lam Lam (Đất Việt)
.
KD: Lạ thật, một cái miếu thờ mà Chủ tịch tỉnh không làm gì được. Hay thằng Formasa này nó đã “cúng các cụ” cái gì rùi? Đất đai của mình, mà nó thờ cũng như đất đai của nó? Một miếu thờ làm được thì rồi sẽ có hàng trăm miếu thờ kiểu Formasa sẽ mọc lên trên dải đất S này. Đó mới là vấn đề!
———–
mieu tho formosa

Miếu thờ trong Formosa vẫn chưa bị tháo dỡ.

Ông Vương Duy Bảo – Phó Cục trưởng, Cục văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa) cho biết, Bộ đã có ý kiến xử lý việc Formosa xây dựng miếu thờ trái phép.

Tại buổi làm việc giữa Cục văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa) và UBND tỉnh Hà Tĩnh, Bộ Văn hóa đã có ý kiến chỉ đạo Hà Tĩnh phải xử lý dứt điểm việc xây miếu thờ trái phép trên địa bàn của Formosa.

Về thẩm quyền xử lý, Bộ giao Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp. 

Tiếp tục đọc

Bí quyết tạo ‘những cá nhân đặc biệt’ của Singapore và Mỹ

Tác giả: Nguyễn Tuấn Hải

.KD: Còn mình nghĩ, bí quyết tạo nên cá nhân có hai yếu tố rất lớn quyết định: Giáo dục và Môi trường XH. GD tạo ra người giỏi nhưng không có một môi trường tôn trọng sự khác biệt và tạo mọi cơ hội bình đẳng như nhau cho mọi số phận, mà cứ “quan hệ, tiền tệ, hậu duệ….” thì giỏi đến mấy cũng thiệt thòi. Một XH như thế mà con người không mất niềm tin mới là lạ. Hạnh phúc và bất hạnh, đôi khi nó không đo bằng thước đo cá nhân, mà bằng thước đo XH, là vậy.

———–

Giáo viên tự thiết kế bài học, không phải là người đi diễn giải lại nội dung SGK. Đó là lí do mà không trò nào giống học trò nào. Nền giáo dục đã tạo ra được các cá nhân. Chứ không phải là các học sinh mặc đồng phục về kiến thức. 

Học cái gì? 

Từ lâu rất nhiều người đã quên mất câu hỏi gốc gác này và chỉ say mê bàn chuyện học như thế nào, rồi tập trung cho khâu đổi mới phương pháp dạy học. Nhưng đó vẫn chỉ là bề nổi. Hãy thử nhìn sang các nước có nền giáo dục tiên tiến.

Trước hết từ nền giáo dục Hoa Kỳ:

Bộ khung nội dung là quan trọng tối cao. Bộ khung này quy định tất cả các đầu mục kiến thức nền tảng mà người theo học cần đạt. Ví như môn khoa học thiếu nhi cho tiểu học. Bộ GD sẽ soạn ra các đầu mục chương trình cho từng lớp và các hãng viết sách cứ theo đó mà viết SGK.  Mỗi hãng sẽ viết một kiểu theo bộ khung này và các trường được trao quyền tự do chọn lựa bộ SGK tốt nhất hoặc phù hợp nhất với phong cách đào tạo và triết lý giáo dục của mình. 

Tiếp tục đọc

Kiện đường lưỡi bò: 2015 sẽ có bước ngoặt lớn?

Tác giả: Hà Trang (theo CSIS)

.Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) mới đây đưa ra dự báo 5 sự kiện sẽ làm thay đổi diện mạo Đông Nam Á năm 2015, trong đó có Phán quyết cho vụ kiện của Philippines.

Bầu cử ở Myanmar

Các cuộc bầu cử quốc hội Myanmar dự kiến diễn ra cuối năm 2015 sẽ là một cuộc kiểm tra khả năng đứng vững của công cuộc chuyển dịch kéo dài gần 4 năm từ chế độ quân quản sang dân chủ ở đất nước này.

2015 hứa hẹn sẽ là một năm cam go khi các bên chủ chốt đều chạy đua tìm vị trí trong các cuộc bầu cử sắp tới.

Các cuộc đàm phán giữa chính phủ Myanmar và các nhóm vũ trang người dân tộc thiểu số ở đất nước này tưởng như đã đạt được những tín hiệu lạc quan hồi tháng 8/2014. Tuy nhiên, thỏa thuận hợp quân giữa quân đội liên bang Myanmar và các lực lượng dân tộc thiểu số một tháng sau đó đã thay đổi tất cả. Việc đạt được một kế hoạch hành động trên tinh thần hợp tác với người Hồi giáo Rohingya vốn bị tước quyền bầu cử ở bang Rakhine trở nên đặc biệt khó khăn hơn khi thời gian diễn ra bầu cử đang đến gần.

Tiếp tục đọc