Định nghĩa … Dê

Tác giả:

.KD: Bạn bè iu quí gửi cho những định nghĩa này xung quanh chuyện Dê. Xin đăng lên để bạn đọc đọc cho thư thái, đỡ nhức đầu  😀

Dê to lớn có quốc tịch Pháp gọi là Đại tây dương
Dê không thích đánh nhau gọi là Thái bình dương
Dê số nghèo không may mắn gọi là Dương cực
Lịch khoả thân gọi là Dương lịch
Hai con dê cao hứng gọi là Dương Dương tự đắc
Oai phong của dê gọi là Dương oai
Dê đi nước ngoài gọi là Xuất Dương Tiếp tục đọc

Con dê chín mùi

Tác giả: Đặng Tiến

KD: Bài viết thú vị. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ

————

 
Con dê chín mùi

  Miền thôn dã quê tôi thường nghe câu hát ru em âu yếm và lạ lùng :

Ru em buồn ngủ buồn nghê

Con tằm chín đỏ, con dê chín mùi (muồi)

Con tằm chín đỏ để lại mà nuôi,

Con dê chín mùi làm thịt em ăn.

Lời ru thân thuộc, ngọt ngào lẫn chút huyền bí, lảng đảng  giữa những giấc trưa quạnh vắng. Ý nghĩa của nó chờn vờn  trong ánh nắng, gắn bó với bóng tre, đụn rơm, đọt xoài, lá mít. Câu hát dỗ dành giấc ngủ trẻ thơ, phất phơ một ít mộng mị người lớn, là thành phần một thực thể thôn trang. Nó hồi âm  cuộc sống, thực tế và tâm linh. Tách rời khỏi môi trường “một buổi trưa không biết tự thời nào““[1] thì câu hát vô nghĩa, vô lý – trừ phi ta cố công phân tích từng hình ảnh thành biểu tượng, tách lìa ra khỏi trí tưởng đơn giản của nông thôn. 

Giáo sư Bửu Cầm, tại giảng đường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, năm 1962, có đưa ra giả thuyết : đây là câu hát vọng lên từ thuyền đò  : 

Tiếp tục đọc

Hung hãn và hèn nhát

Tác giả: Tuấn Khanh
.
KD: Nỗi đau của một nhạc sĩ, hay nỗi đau của rất đông người Việt còn có lòng với XH này?
Xã hội Việt Nam đang rất sôi động. Một sức sống như đang bừng bừng trẻ trung với bề ngoài của nó. Hào nhoáng. Chộn rộn. Mỗi ngày, khi trên báo chí hay truyền hình ra một đề bài lá cải, khắp nơi nhộn nhịp tham gia bàn tán như các cô cậu học sinh mùa thi được thử thách tâm sinh lý.
Ở các ngã tư đường, các quán nhậu, các diễn đàn facebook… đâu đâu người ta cũng bàn tán về đề thời sự mới nhất. Một ông già hom hem ngấu nghiến hôn cô gái trẻ được báo chí ghi lại, lập tức trở thành quốc sự. Nền dân chủ lý sự tầm ruồng phất cao ngọn cờ ngời sáng với 2 phe: một bên thì đập ngực đem tất cả vốn liếng đạo đức để chỉ trích, một bên thì chống nạnh, viện dẫn mọi tư duy cấp tiến để nói rằng đó là chuyện bình thường, thậm chí đáng yêu.

Tiếp tục đọc

‘Thánh Kiệu’ phá ô tô, tướng tìm cách dỡ nhà

Tác giả: Mi An

.KD: Từ người Việt xấu xí, nên đổi sang khái niệm người Việt tàn bạo, hung hãn mới đúng với hiện trạng khá phổ biến hiện nay.

————–

Một nhóm phu kiệu ở lễ rước kiệu làng Xuân Đỉnh đã hò nhau dùng kiệu đập vỡ kính một chiếc xe ô tô và đổ cho “Thánh Kiệu”.

a

Đám phu kiệu phá vỡ kính chiếc xe ô tô.

Mấy ngày nay, mạng xã hội đang ồn ào về một clip phát trên internet, đó là clip rước kiệu phá ô tô của hội làng Xuân Đỉnh ngày mùng 7 tết Ất Mùi. Nếu xem clip này rồi, chắc quý bạn đọc cũng cảm thấy như tôi, thất vọng vì lối hành xử của một bộ phận người trẻ hôm nay đến nỗi không dám tin đó những điều đang xảy ra ở thủ đô vào những ngày này. Tiếp tục đọc

Hạnh phúc, choảng nhau và Chém lợn

Tác giả: Kỳ Duyên

.Đây là cái title gốc của mình. Mình lấy lại, vì thấy nó sát với bản chất bài viết hơn, tránh sự hiểu lầm, như bạn bè iu quí vừa email hỏi về cái title trên TVN.

———–

Văn hóa vốn chuẩn mực, nhưng hạnh phúc đời người, và lễ hội không phải là bất biến.

Đầu xuân, như mọi lẽ thường tình, người Việt thường chúc cho nhau mọi điều tốt đẹp, nhất là hạnh phúc.

Hạnh phúc và… choảng nhau

Hạnh phúc vốn là khái niệm mở với mỗi con người và với mỗi thời cuộc. Là “miếng trầu” đỏ thắm trong cuộc giao lưu giữa con người với con người ngày đầu xuân năm mới.

Thế nhưng, xuân chưa qua, và dư âm cuộc tọa đàm về chủ đề hạnh phúc của con người do Tuần Việt Nam tổ chức mới đây với hai chuyên gia về quản lý XH còn chưa lắng, thì dư luận XH ngay trong những ngày xuân đã choáng váng vì tệ nạn “choảng nhau”.

Chẳng lẽ đầu năm mới đã phải đọc (nhại) câu thơ của Tú Xương năm nào Lẳng lặng mà xem chúng… choảng nhau.

Tiếp tục đọc

Trần Đức Thảo và những va đập hiện thực nghiệt ngã

Tác giả: Hạ Mai (Qua cuốn sách “Trần Đức Thảo – những lời trăng trối”)- Theo viet-studies

.KD: Dẫu loài người không bao giờ theo được Thập giới của Chúa, thì Trần Đức Thảo cũng đã đi trọn cuộc đời gió sương, bước qua vui buồn, đau khổ của cõi con người. Sự nghiệp triết học ông để lại chắc chắn sẽ có một chỗ đứng xứng đáng trong lịch sử, như cỏ thơm còn mãi với thời gian (Hạ Mai)

Một trí thức, một triết gia lớn, sống lý tưởng và… ngây thơ  😀

———–

Trần Đức Thảo thuộc “thế hệ vàng” trí thức Việt Nam đầu thế kỷ XX. Cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn liền với những bàn luận, tranh cãi mâu thuẫn, thậm chí đối lập nhau.

Năm 1951, để lại đằng sau kinh thành Paris hoa lệ, chọn đứng về “phe nước mắt”, quyết định trở về nơi chiến tranh và cách mạng đang diễn ra cuồng nhiệt, nóng bỏng đến độ trần trụi, hy vọng tìm thấy một con đường cho triết học cũng như thực tại, có lẽ Trần Đức Thảo không bao giờ tưởng tượng ra rằng, hiện thực không giàu chất thơ và sự dã man của chính trị là khôn cùng…

1- “Tai bay vạ gió” vì khát vọng

Khi Trần Đức Thảo trở về Việt Nam qua ngả Trung Quốc, một cán bộ giỏi cả tiếng Quảng Đông và Quan thoại là Trần Lâm được cử đi đón ông. Dọc đường, hai người thường xuyên tâm sự và trở nên thân thiết như anh em. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ và “bàn giao” Trần Đức Thảo cho “cấp trên”, Trần Lâm nhận được yêu cầu phải báo cáo tỉ mỉ, chính xác, không thiếu dù chỉ một chi tiết nhỏ toàn bộ những gì hai người đã trao đổi lúc đi đường.

Tiếp tục đọc

Trần Mạnh Hảo: Thử lý giải hiện tượng Gs Vũ Khiêu bị “ném đá”

Tác giả: Trần Mạnh Hảo

.KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này. Đây chỉ là một góc nhìn của nhà thơ TMH lý giải hiện tượng Gs Vũ Khiêu bị ném đá, xung quanh bức ảnh và câu đối tặng hoa hậu Kỳ Duyên.  Mà theo ông TMH, có thể tầng sâu của hiện tượng ném đá, lại nằm ở những vỉa khác  😀

Là trí thức chân chính, được XH vì nể, trân trọng, quả thật không dễ đâu. Vì không chỉ có bề dày tri thức, phông văn hóa, mà chính là nhân cách chính trực trước vận mệnh dân tộc, trước quyền lực, trước mọi thang giá trị tốt xấu, hay dở, đúng sai. Vì trí thức, ngoài nền tảng tri thức, phông văn hóa, còn cần có tư duy độc lập của chính mình. Và không nên nô lệ bởi bổng lộc, quyền lực chính trị. Đó chính là nhân cách ngay thẳng cần có của trí thức.

Xin cứ đăng lên để bạn đọc chia sẻ, suy ngẫm

Title bài, Blog KD/KD xin được rút gọn và đặt lại

—————

GS. Vũ Khiêu, thần tượng trí thức và biểu tượng văn hóa của chế độ hiện hành, anh hùng lao động, vừa được thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tặng câu đối ca tụng, nhân việc ông thọ 100 tuổi như sau : “Triết gia trong cách mạng – Nghệ sĩ giữa Anh hùng”

Ông cũng là người được giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu 1996 về các cuốn sách mỹ học, triết học, văn hóa học như :” Nghệ sĩ và anh hùng”, “Góp phần nghiên cứu cách mạng tư tưởng và văn hoá (1987), Người trí thức Việt Nam qua các chặng đường lịch sử” nhằm ca ngợi Bác và Đảng.

Năm 2000, giáo sư được phong danh hiệu Anh hùng Lao động thời đổi mới. Tiếp tục đọc

Đến tổng thống Mỹ cũng ‘lĩnh đạn’ vì nụ hôn má phụ nữ

Tác giả: Anh Tú (theo theo RT và  CNN)
.
KD: Đủ biết, những con người của công chúng, những người nổi tiếng luôn phải chịu sự mổ xẻ của thế gian. Cũng là lẽ thường tình  😀
Tuy nhiên, nói cho công bằng, bức ảnh này không gợi cho người xem cảm giác dung tục. Vậy mà Obama vẫn bị điều tiếng. Dư luận phương Tây rõ ràng cũng rất khe khắt trước hình ảnh hơi thân thiện quá  😀
———-
 tong thong My
Vừa qua, dư luận xôn xao việc giáo sư Vũ Khiêu hôn má hoa hậu  Kỳ Duyên.  Một số tỏ ra không hài lòng và có những lời chỉ trích nụ hôn này. Nhưng ngay tổng thống Mỹ Barack Obama cũng từng bị chỉ trích ném đá không thương tiếc vì chuyện hôn má một phụ nữ trước đông đảo các phóng viên.

Trong chuyến thăm Myanmar hối giữa tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thăm bà Aung San Suu Kyi – một nhà bất đồng chính kiến tại Myanmar. Báo Nga nhấn mạnh chi tiết ông Obama ôm bà Aung và mô tả đó là “một cái ôm vụng về”. Đồng thời chi tiết ông Obama thì thầm vào tai bà Aung cũng được mô tả bằng từ “ướt át”.

Tiếp tục đọc

Báo cáo ngân sách có thể sẽ không còn dấu “mật”

Tác giả: Nguyễn Lê

..KD: Bạn bè iu quí vừa gửi cho bài viết này. Rõ ràng, một cơ chế quản lý công khai, minh bạch trước sau phải có, dù rất chậm, rất chậm. Nhưng vẫn từng bước, từng bước, mà vấn đề này dự báo là một khả năng

————-

Quy định cụ thể hơn về công khai, minh bạch ngân sách Nhà nước đã được tiếp thu…

Báo cáo ngân sách có thể sẽ không còn dấu “mật”

Tháng 10/2014, khi thẩm tra sơ bộ dự án luật này, Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách đã trình bày quan điểm không áp dụng cơ chế báo cáo “mật” đối với dự toán, quyết toán khi trình ra các cơ quan dân cử – Ảnh minh họa.

Quy định cụ thể hơn về công khai, minh bạch về ngân sách Nhà nước đã được cả cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra dự án Luật Ngân sách Nhà nước thống nhất tiếp thu, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết tại phiên họp chiều 26/2 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.