Vài con số xem chơi

Tác giả:

.KD: Bạn bè iu quí gửi cho một vài thông tin này, đúng là vài con số xem chơi, để thấy bộ máy công chức ở VN như thế nào, và hiệu quả công việc ra sao. Đúng là chỉ để xem chơi, không có ý nghĩa thông điệp gì. Xin đăng lên Blog để bạn đọc …xem chơi  😀
———–

Nguồn: Trên mạng

Nước Mỹ : diện tích : 9.826.630 km2, dân số : 320 triệu, công chức : 2.1 triệu.
Việt Nam : diện tích 331.210 km2. dân số : 90 triệu, công chức : 2.8 triệu.

Có nghĩa : nước Mỹ chỉ cần ¾ số lượng công chức ở nước ta để quản lý, tổ chức, điều hành đất nước họ (chưa nói là điều hành cả thế giới).

Cũng có nghĩa : 160 người dân Mỹ chỉ nuôi 1 công chức, trong khi đó thì 40 người dân Việt Nam phải nuôi 1 công chức (chưa kể chuyện tham nhũng, sách nhiễu của 2.8 triệu công chức này). Tiếp tục đọc

Đề nghị bỏ hội chém lợn: Tỉnh Bắc Ninh cung cấp thông tin bất ngờ

Tác giả: Minh Quyết

.KD: Thú thật, chủ đề này mình thấy rất nhiều trên các báo, với đa số là sự phản đối một lễ hội phải nói là dã man của tỉnh Bắc Ninh- đất Kinh Bắc vốn nổi tiếng với những làn điệu quan họ mê hoặc lòng người, trong đó có cả mình. Mình mê quan họ đến nỗi cứ nghe thấy làn điệu này, là bỏ hết việc, nghe đến thẫn thờ…. Vậy mà không hiểu sao lại tồn tại muôn đời một lẽ hội đầy màu máu, mùi máu và sự thản nhiên lẫn phấn khích của con người, trước một con vật tội nghiệp đến vậy. Mình đã rất đau đớn trong lòng vì thương xót cái chết của con vật tế thần. Mãi đến hôm nay mới dám đưa lên Blog, vì muốn hiểu quan điểm của Tỉnh ủy Bắc Ninh. Ngay cái ảnh mình cũng phải xóa, vì không muốn loại ảnh “khát máu” tồn tại trên Blog này.

.Trong bài có một đoạn, mà theo mình Tỉnh ủy Bắc Ninh nên đọc:

.Đặc biệt, ngày 27/1 Tổ chức Động vật Châu Á đã phát động chiến dịch cùng ký tên kêu gọi các cơ quan chức năng chấm dứt Lễ hội chém lợn nói trên.

.Tổ chức Động vật Châu Á cho rằng đây là lễ hội tàn bạo nhất ở Việt Nam, gây ra không ít những tác động tiêu cực về nhiều mặt. Bao gồm những ảnh hưởng xấu tới tâm lý của những người chứng kiến và tác động tới kinh tế xã hội, cụ thể ở đây là tới ngành du lịch cũng như hình ảnh của Việt Nam. “Việc chém những con lợn còn đang sống khỏe mạnh là một lối đối xử tàn ác đối với động vật, nó làm trơ lì cảm xúc của người xem khi chứng kiến cách thức động vật bị đối xử dã man, đặc biệt là đối với trẻ em, đối tượng có tâm lý chưa hoàn thiện ổn định và dễ bị ảnh hưởng. 

.Một mảnh đất “xuân thì” có hạng như Bắc Ninh mà chấp nhận một lễ hội đầy máu me man rợ, kể cũng lạ. Và đọc bài này, không biết liệu lời kêu gọi của Tổ chức Quốc tế có thức tỉnh được các quan chức đầu tỉnh hay không? Hay đó là “Việc làng” …  😦

————–
Phó Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh đã cung cấp thông tin khá bất ngờ liên quan đến Lễ hội chém lợn gây tranh cãi.

Chiều 28/1, phóng viên VTC News đã có cuộc trao đổi với ông  Nguyễn Tử Quỳnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh liên quan đến việc Tổ chức Động vật châu Á đề nghị chấm dứt Lễ hội chém lợn hàng năm tại thôn Ném Thượng, xã Khắc Niệm, huyện Tiên Du.
Ông Quỳnh cho biết, hiện nay, lễ hội tại thôn Ném thượng vẫn được tổ chức đều đặn hàng nằm. Tuy nhiên, từ 2 năm trước, do có nhiều ý kiến trái chiều về việc chém lợn công khai giữa hàng nghìn người dân nên UBND và các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh đã có chỉ đạo không tổ chức chém lợn tại lễ hội này nữa.
“Có thể Tổ chức Động vật Châu Á và một số người không biết. Nhưng từ 2 năm trước, chúng tôi đã chỉ đạo và người dân không còn chém lợn tại lễ hội nữa. Lễ hội vẫn được tổ chức. 

Tiếp tục đọc

Món nợ lớn đối với dân “trả càng sớm càng tốt”!

Tác giả: Lê Chân Nhân

.KD: Nhưng đó cũng lại là món nợ… khó đòi. Vì nếu đòi được, thì tham nhũng đã chẳng 03 năm nay ổn định, thì dân đã chẳng mất niềm tin như bây giờ!  😦

Do phần mềm CMS của Blog thế nào đó, mà chữ tên tác giả luôn bị nhạt dù đã bôi đậm. Mong các tác giả thông cảm!  😛

——-

Trả lời phỏng vấn TTXVN về định hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2015, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã chỉ ra một món nợ lớn đối với dân.
 >> Chủ tịch nước: Quyết liệt cắt bỏ “khối u” tham nhũng, lòng dân mới yên

(Chủ tịch nước: “Để có ngôi nhà vững chắc, không vội vàng xây tường kém chất lượng”)

“Chúng ta mong muốn và nguyện đem hết sức mình thực hiện lời Bác Hồ dạy, đó là nước nhà có độc lập rồi thì phải làm cho nhân dân được hưởng tự do, ấm no, hạnh phúc. Để làm được điều này thì phải ngăn chặn, đẩy lùi cho được tệ tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Đây là món nợ rất lớn mà tôi hy vọng, tin tưởng tất cả cán bộ, đảng viên không ai được quên. Phải trả càng sớm càng tốt”. Chủ tịch Trương Tấn Sang nói. Tiếp tục đọc

Chiêu trò nhào nặn thông tin “hậu trường chính trị” (Phần 2)

Tác giả: Nguyên Minh

.Đồng chí Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, trong một cuộc giao lưu trực tuyến gần đây cũng đã khẳng định: “Những thông tin vu khống, bịa đặt, xuyên tạc cần được kiểm soát chặt chẽ và có chế tài cụ thể”.

>> Chiêu trò nhào nặn thông tin “hậu trường chính trị”

“Vải thưa” không che được mắt… nhân dân

Ngày 29/12/2014 vừa qua, tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương triển khai nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm 2015, vấn đề xử lý thông tin xấu độc đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đề cập.

Thủ tướng nói: “Quan trọng nhất là chúng ta chủ động cung cấp thông tin, nêu những điểm tốt, đúng đắn để phát huy, chỉ rõ hạn chế yếu kém, giải pháp khắc phục, đồng thời hạn chế thông tin không chính xác, không có lợi. Trên cơ sở đó tạo sự đồng thuận, nhất trí chung sức, chung lòng thực hiện thắng lợi toàn diện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2015”.

Tiếp tục đọc

Tử tế với nhau

Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn

.KD: Tôi nghiệm ra là nhiều người trong giới khoa học VN không biết nói. Thật ra, họ không biết nói một cách có văn hoá. Sự việc nói lên cái tầm văn hoá khoa học của họ quá thấp. Ấy vậy mà họ đang dìu dắt cả một thế hệ, và đó là điều đáng sợ. (NVT)

Tại cái nước Việt mình nó thế đó, GS Nguyễn Văn Tuấn à.

Dù ở đâu cũng vẫn có những con người văn hóa, biết nói lời cảm ơn- xin lỗi một cách tử tế, nhưng tính phổ biến thì hơi …hiếm.

Xã hội nào, GD- văn hóa ứng xử đó!

Bài này của GS Tuấn rất nên đọc. Chỉ là những ví dụ cụ thể, nhưng cho thấy văn hóa Việt thời hội nhập này đang đứng ở đâu.

——–

Hôm đầu năm ngoái, nhân lúc làm thủ tục check-in ở phi trường Cam Ranh, tôi chứng kiến một câu chuyện làm tôi có cảm hứng ghi chép đôi ba dòng về … cách nói. Người khách hàng của Vietnam Airlines (VNA) bằng một giọng lịch sự và có chút ngần ngại nói với người trưởng nhóm tiếp viên rằng hôm nay là ngày sinh nhật của anh ấy, và hỏi VNA có dịch vụ gì đặc biệt cho anh không.

Cô trưởng nhóm tuổi bậc trung, mặc bộ đồ doanh nhân (business) màu đen, khoanh tay trước ngực nói như thách thức: “không, VNA không có dịch vụ nào cho ngày sinh nhật cả”. Rồi hình như chưa hài lòng với câu trả lời, cô trưởng nhóm với khuôn mặt đanh đá, mỉa mai nói tiếp: “tôi ngạc nhiên là anh hỏi câu đó.” Anh hành khách lủi thủi rời khỏi quầy làm thủ tục làm tôi áy náy trong lòng dù sự việc chẳng dính dáng gì đến tôi. Thú thật, tôi cực kì ngạc nhiên VNA để cho một con người như thế làm tiếp viên! Tiếp tục đọc

Hệ lụy đổi mới giáo dục nhìn từ Thông tư 30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tác giả: Xuân Dương

.Sự ra đời Thông tư 30, kỳ thi quốc gia, biên soạn sách giáo khoa là những bước đột phá trong cải cách giáo dục, vậy TT30 có thực sự là bước cải cách ?

Những tranh luận, đồng tình và không đồng tình với Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT (TT30) của Bộ GD&ĐT cho thấy phụ huynh, các thầy cô giáo, các nhà quản lý giáo dục cả nước đang dành sự quan tâm đặc biệt tới giáo dục tiểu học. 

Điều đáng tiếc là hình như chưa có một tờ báo nào tạo điều kiện cho chính trẻ con độ tuổi tiểu học nói xem các cháu thích được chấm điểm hay thích được nhận xét.

Tiếp tục đọc

Hai tân giáo sư đang là thứ trưởng

Tác giả: Văn Chung

.KD: Đồng ý là theo tính toán của các bác Bộ GD, tỷ lệ Gs, Phó Gs của nước mình còn mỏng, còn thấp, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là phải tôn vinh nhiều hơn cho bằng chị bằng em. Bởi nếu tính theo đóng góp cho NCKH, và sáng tạo lẫn ứng dụng cho XH thì độ dày này còn… mỏng nữa. 

.Làm thế nào cho NCKH và ứng dụng dày hơn? Câu hỏi này, dân không trả lời được các nhà GS, Phó GS ạ

————-

 Khá nhiều điều đặc biệt được GS Trần Văn Nhung (Tổng thư ký Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước) cho biết tại lễ trao quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS  năm 2014.

Sáng nay 4/2, tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội), Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước (HĐCDGSNN) đã công bố Quyết định và trao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư (GS,PGS) năm 2014 cho 644 người.

Tân GS trẻ nhất trong lịch sử

Năm 2014, có 822 ứng viên nộp hồ sơ đăng ký xét đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS tại 89 HĐCDGSNN cơ sở, trong đó có 92 ứng viên GS và 730 ứng viên PGS. Qua 3 vòng sàng lọc, bỏ phiếu, HĐCDGSNN đã xét, công nhận 59 GS và 585 PGS mới của đợt năm 2014.

giáo sư, tân giáo sư, trẻ nhất, nguyện vọng, lạm phát
GS Phan Thanh Sơn Nam (Ảnh: Văn Chung)

Điều đặc biệt nhất, thú vị nhất trong đợt công nhận GS, PGS năm 2014, về tuổi đời là GS trẻ nhất và GS cao tuổi nhất đợt này cũng là GS trẻ nhất và cao tuổi nhất trong lịch sử.

Tiếp tục đọc

Trị bệnh trị tận gốc

Tác giả: Tô Văn Trường

.KD: Ts Tô Văn Trường vừa gửi cho mình bài viết này. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ. Cảm ơn Ts Tô Văn Trường nhìu nhìu

————-

Nếu chẩn đoán có bệnh thì phải trị bệnh, trị tận gốc. Từ gốc một căn bệnh ở nội tạng có thể biến thể ra thành vô vàn triệu chứng khác nhau. Nếu cứ loay hoay trị các triệu chứng thì dẫu có thấy hiệu quả tức thì cũng chỉ là ứng phó thụ động và hậu họa là ủ cho căn bệnh ngày một trầm kha hơn .

Loài người đã và đang cố gắng đi tìm các hướng tâm linh và các tư tưởng xã hội tiến bộ chẳng qua để kỳ vọng sẽ giải quyết được những mâu thuẫn, bế tắc cho cuộc sống cân bằng, hạnh phúc hơn và vui hơn!.

Người đời có câu :”Ngu thì chết chứ có bệnh tật gì đâu”. Nhiều quốc gia trên thế giới kể cả nước có nền kinh tế hùng mạnh nhất là Mỹ cũng phải luôn thay đổi để đối mặt với thách thức và tận dụng cơ hội để tồn tại và phát triển. Không thay đổi hoặc thay đổi chậm chỉ là “đười ươi giữ ống” mà thôi !

Nếu chẩn đoán có bệnh thì phải trị bệnh, trị tận gốc. Từ gốc một căn bệnh ở nội tạng có thể biến thể ra thành vô vàn triệu chứng khác nhau. Nếu cứ loay hoay trị các triệu chứng thì dẫu có thấy hiệu quả tức thì cũng chỉ là ứng phó thụ động và hậu họa là ủ cho căn bệnh ngày một trầm kha hơn . Tiếp tục đọc

Kỳ 2: Quan xã “lén lút” bồi hoàn 2,5 triệu đồng cho anh Sổng

Tác giả: Nhóm PV
.
KD: Sao thảm hại thế. Quan chức xã, dù chỉ là cái chức be bé con con, thì cũng hãy sống cho ra con người bình thường, chưa đòi hỏi phải đối nhân xử thế cao cả gì với người khuyết tật. Hành động như ông này, con cháu không còn lỗ nẻ để chui, vì nó bần tiện quá!
.
Hay ông này học tập và làm theo các tấm gương …tham nhũng nên “quyếc liệt” đến vậy?  😀
————–
Khi chúng tôi đề cập việc trả 2,5 triệu đồng đền bù cho anh Sổng, hai “quan xã” Dũng và Độ phủ nhận hoàn toàn. Thay vì công khai xin lỗi và đền bù cho anh Sổng, các “quan xã” lại nhờ anh em họ hàng đưa giúp nhưng bị từ chối thẳng thừng.

 >>  Quan xã ăn chặn cả “gói mì tôm” của người tàn tật
 >>  Thương người đàn ông quanh năm bẻ mì tôm sống ăn qua ngày

Lại nói câu chuyện anh Ngô Trung Sổng ở xã Trịnh Xá, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam chỉ nhận được số tiền trợ cấp dành cho người tàn tật mỗi tháng 180.000 đồng thay vì 270.000 đồng theo đúng chế độ được hưởng, như quyết định của UBND TP Phủ Lý điều chỉnh từ ngày 1/10/2013.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Mai Hiển Dũng, cán bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xã Trịnh Xá khẳng định chắc nịch đã trả đúng 270.000 đồng/tháng cho anh Ngô Trung Sổng chứ không có chuyện 180.000 đồng/tháng như anh Sổng phản ánh. Tuy nhiên, ông Dũng không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào chứng minh điều mình nói là đúng, lại càng tỏ ra đuối lý trước những cuốn sổ lĩnh trợ cấp bìa xanh mà nhiều người dân – là những người tàn tật đáng thương lẽ ra được hưởng chế độ 270.000 đồng nhưng cùng bị xén mất 90.000 đồng có chữ ký của ông Dũng.
 
Kỳ 2: Quan xã lén lút bồi hoàn 2,5 triệu đồng cho anh Sổng
Khăng khăng mình làm đúng với PV Dân trí, nhưng ngay sau đó ông Mai Hiển Dũng “lén lút” nhờ anh Ngô Trung Phức, em họ của anh Sổng cầm 2,5 triệu đồng đền bù cho anh Sổng

Tiếp tục đọc