Đường hoa xuân ở Sài Gòn bị giẫm nát ngày khai mạc

Tác giả: theo Zing.vn

KD: Thật không hiểu nối văn hóa sống của người Việt nữa. Trước đây, mình vẫn nghĩ ý thức văn hóa của người ở SG tốt hơn ý thức văn hóa của người ở HN. Giờ thì…. bằng nhau rùi. Khỏi tị nạnh, chê bôi, so sánh!

Tự lúc nào, lối sống, ứng xử nơi công cộng của người Việt tồi tệ, ê chề như thế này? Không thể giải thích nổi?

————–

Ngay sau khi bảo vệ mở cửa đường hoa Ất Mùi, có khoảng 10.000 người tràn vào thưởng ngoạn. Một số người vô ý thức đã dẫm đạp làm hư hỏng khá nhiều hoa và các hiện vật.

Ngắm trọn vẹn đường hoa Ất Mùi từ trên cao

Vài giờ trước khai mạc, đường hoa Ất Mùi (đại lộ Hàm Nghi, TP HCM) rực rỡ với hàng trăm ngàn giỏ hoa. Từ trên cao, du khách có thể ngắm trọn vẹn sự hấp dẫn, đẹp đẽ của công trình.

Đường hoa xuân ở Sài Gòn bị giẫm nát ngày khai mạc
Hàng nghìn người dân tràn vào khu vực đường hoa xuân Ất Mùi khi bảo vệ mở cửa vào tham quan, vui chơi.

Tiếp tục đọc

Những chuyện chưa từng công bố về ông Nguyễn Bá Thanh – Kỳ 3: Người mẹ của Nguyễn Bá Thanh

Tác giả: Thái Bá Lợi

.KD: Quả thật mình không hiểu TT đăng cái bài này để làm gì. Người đàn bà trong đời sống, nhất là cuộc chiến khốc liệt không chỉ lo đối mặt với muôn vàn hiểm nguy mà còn phải chống đỡ những điều phiền phức, những thói dung tục, tuc lụy tầm thường. Nhưng ông NBT vừa nằm xuống, cho dù để ca ngợi người mẹ của ông, thì cái cách ca ngợi này cũng quá bằng làm tổn thương cả người đã khuất, và người đang sống. Không hiểu nổi cái văn hóa ứng xử của giới truyền thông nữa. Đọc mà thấy hổ thẹn!

————

Cha thoát ly, tập kết ra Bắc, rồi vào lại chiến trường nhưng ít khi cha con gặp nhau, Nguyễn Bá Thanh sống với mẹ suốt cả những năm niên thiếu.

Ông Nguyễn Bá Thanh

Hình ảnh người mẹ luôn ở bên anh dù khi sống bên mẹ hay lúc xa mẹ. Căn nhà đã có sửa sang lại nhưng hình ảnh căn nhà cũ, mái tranh, vách đất với cái chõng tre ba mẹ con ngủ với nhau nhiều năm tháng luôn để lại trong Nguyễn Bá Thanh ấn tượng đặc biệt.

Năm 1954, cha tập kết ra Bắc, để lại ba mẹ con cùng với căn nhà này. Đó là thời kỳ khó khăn của cách mạng miền Nam sau hiệp định Geneve, nó ứng ngay vào gia đình anh.

Người mẹ trẻ với hai đứa con thơ dại

Đối với mẹ con anh đó là những tháng ngày đen tối. Mấy sào ruộng trên đồng đất khô cằn chẳng thể nào nuôi đủ ba miệng ăn. Bữa sáng không có gì ăn đã đành, bữa trưa, bữa chiều cơm ít sắn nhiều, với những tô canh rau lá hái trong vườn nhà.

Tiếp tục đọc

Tôi tưởng …

Tác giả: Giuse Việt O.Carm
.
KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết vui này. Ở đời, con người hay Tưởng hơn cái mà mình có  😀
Sự ảo tưởng đôi khi khiến ta trở nên nửa khóc nửa cười  😛
————-
Tôi tưởng mình chịu khó, thật ra số lần khó chịu nhiều hơn trong đời.
Tôi tưởng mình ít nông nổi, thật ra tôi vẫn vướng hoài khi nổi nóng.
Tôi tưởng mình bao dung, thật ra tôi dễ…bung dao.
Tôi tưởng mình tỉnh táo, thật ra trái táo còn tỉnh hơn tôi.
Tôi tưởng mình dễ thương, thật ra thương không dễ.
Tôi tưởng mình biết lắng nghe, thật ra tôi muốn người khác phải lắng còn tôi không nghe.

Tiếp tục đọc

Niềm tin & sự ổn định xã hội

Tác giả: Hoàng Độ (Văn hóa Phật giáo)
.
KD: Nhưng trước hết, những quan niệm thang giá trị đã khác nhau, thì khó có một niềm tin chung. Sự bất an tâm lý, bất ổn XH cũng từ đó mà ra…  😦
————

Cuộc sống luôn thay đổi, luôn sinh sôi nảy nở bất chấp mọi cản trở. Trước sự thay đổi đó, cái được thích nghi và tồn tại lâu dài không phải là những điều đối phó mà là sự nắm bắt được nguyên lý vận hành của lịch sử và thời đại. Để nắm được nguyên lý ấy thì điểm tham chiếu quan trọng là quá khứ của dân tộc.

Tìm về với lịch sử dân tộc không phải là nhắc lại, điểm qua và hệ thống các sự kiện theo kiểu biên niên mà phải tìm cho ra cái tiềm ẩn bên dưới những sự kiện, không chỉ những thành công mà cả thất bại. Thành công hay thất bại đều là những kết quả của mồ hôi, nước mắt và xương máu của bao thế hệ, nói cách khác, đó những bài học về việc huy động sức mạnh của dân tộc và trí tuệ của toàn dân.

Tiếp tục đọc

Mưu sự tại doanh nghiệp, thành sự tại… chính sách!

Tác giả: TS Võ Trí Thành Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương

Tôi kỳ vọng Chính phủ là phải có tầm nhìn thời đại, gắn với cải cách thể chế trong nước – cụ thể nhất là cải cách thể chế liên quan đến kinh doanh, để giảm chi phí hành chính cho DN và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch, làm cho luật lệ Việt Nam tương thích với các cam kết và thực thi một cách nghiêm túc.

“Thiên thời địa lợi”, sẽ là thuật ngữ được dùng nhiều nhất cho bức tranh về môi trường kinh doanh ở Việt Nam năm 2015. Tuy nhiên, với cái nhìn từ thực tế thì Việt Nam rất cần sự quyết tâm và làm mạnh, làm thật.

Dự báo năm 2015 tiền tệ, lạm pháp sẽ thấp, sẽ linh hoạt hơn, nhưng đây cũng là một năm khó khăn trong bối cảnh đồng đô la rớt mạnh. Chính vì vậy, bên cạnh việc cụ thể hóa Luật DN, năm nay các nhà quản lý cần đẩy mạnh hơn nữa kỷ luật thị trường…. Tiếp tục đọc

Nhà báo Kim Quốc Hoa kể chuyện chống tiêu cực

Tác giả: Thu Hương- Anh Thư
.
KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này. Nhà báo Kim Quốc Hoa của một thời dũng cảm chống tiêu cực. Và nay, đang phải đối mặt với những cáo buộc sai phạm, vi phạm….
 
Hôm qua hay, nay đã lại sai rùi/ Ai sẽ bảo điều này là vô lý? Giá trị trắng- đen đã khác xưa rùi/ Khóc cũng khác xưa theo… (Mượn ý thơ của Olga Berggoltz)
————-
Lần lượt những loạt bài điều tra công phu được tờ báo này “cho ra lò” đã gây chấn động dư luận như vụ Công ty Xây dựng Bến Tre, thu hồi đất ở Bà Rịa – Vũng Tàu, vụ ông Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch tỉnh Hà Giang bị cách chức, khai trừ ra khỏi Đảng (3 năm rưỡi, ông Hoa kiên trì điều tra và đấu tranh), vụ bà Đặng Thị Hoàng Yến, ĐBQH khóa XIII, Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo…
Nhà báo Kim Quốc Hoa
Tổng biên tập Kim Quốc Hoa tiếp chúng tôi tại trụ sở Báo Người cao tuổi, số 12 Lê Hồng Phong trong bộ quần áo kaki thời cổ trông vừa sang trọng vừa giản dị. Ở tuổi “Thất thập cổ lai hy”,  tóc ông bạc trắng nhưng tinh thần thép và nhiệt huyết trong ông vẫn khiến người khác phải kinh ngạc.

Tiếp tục đọc