Bẩy điều cần học suốt đời

Tác giả: Nguồn langnhincuocsong

KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này. Đầu Xuân đọc thấy hay, xin đưa lên để bạn đọc chia sẻ  😀

————-

7 điều sau đây, chúng ta cần học và nhớ suốt đời; có người cả đời cũng chưa học hết những điều này…

Thứ nhất, “học nhận lỗi”. Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn. Tiếp tục đọc

‘Ẩm thực Việt có thế mạnh khó bì’

Nem rán, một trong những món ăn mình thích nhất. Thấy được cái tài tình của một món ăn, đủ dinh dưỡng mà vẫn rất trang nhã  😀

Nguồn: Trên mạng

Trong những năm gần đây, ẩm thực Việt Nam nói chung và các món đặc trưng như phở, bánh mì, chả giò ngày càng được nhiều người nước ngoài biết và thưởng thức.

Vậy chặng đường giới thiệu và kinh doanh thành công đồ ăn Việt tại phương Tây có thuận lợi và khó khăn gì? BBC tiếng Việt đã trò chuyện với bốn vị khách kinh doanh ẩm thực Việt để tìm hiểu.

Tiếp tục đọc

Kiểm duyệt … quá khứ!

Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn

KD: Hị…hị… Còn Hiện tại thì… tự do?  😀

————–

Đoc thêm: http://lainguyenan.free.fr/DLNX/VaiNet.html

http://www.baomoi.com/Ve-tham-Tu-duong-cua-nhom-Tu-luc-Van-doan/137/14974791.epi

Ở miền Nam trước 1975, các tác phẩm của Tự lực Văn đoàn được dùng làm sách giáo khoa môn văn bậc trung học, nhưng ở miền Bắc thì những tác phẩm này bị cấm một thời gian khá dài. Mãi đến sau 1975 nhà cầm quyền mới cho in lại những tác phẩm của nhóm TLVĐ, nhưng ít ai chú ý rằng bản mới bị kiểm duyệt, với một số chi tiết bị xoá bỏ. Ngay cả sách của cụ Hoàng Xuân Hãn cũng bị kiểm duyệt. Có lẽ phải gọi đó là một sự kiểm duyệt quá khứ.

Tôi mới đọc một bài viết của Phạm Phú Minh đăng trên Diễn Đàn Thế Kỷ (trước đây là Tạp chí Thế Kỷ 21) về tình trạng kiểm duyệt sách ở VN. Xin trích một vài đoạn liên quan: Tiếp tục đọc

Kiếp sau, sẽ là… chuột cống!

Có lẽ đây phải được coi là kỷ lục buồn, bởi tô hủ tiếu lớn nhất Việt Nam, đã phải đổ đi vì… không ăn được! 

			Kiếp sau, chúng là… chuột cống !

Cận cảnh tô hủ tiếu to nhất Việt Nam tại Sa Đéc.

Số là thế này, ngày 12/2, tại công viên Sa Đéc (TP Sa Đéc, Đồng Tháp), Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập 2 kỷ lục là: Tô hủ tiếu lớn nhất và Đòn bánh phồng tôm lớn nhất.

Tiếp tục đọc

Toàn cảnh bức tranh về Bô xit Tây Nguyên

Tác giả: TS Tô Văn Trường
(Ban Chủ nhiệm chương trình nghiên cứu khoa học KC08/11-15 Bộ KHCN)

.KD: Ts Tô Văn Trường vừa gửi cho Blog KD/KD bài viết này, với đề nghị đăng toàn văn, bởi theo ông, đây là bài viết dưới góc độ nhãn quan khoa học và tư cách “nhà báo công dân”. Tôn trọng đề nghị của Ts Tô Văn Trường, xin đăng bài viết lên Blog để bạn đọc có nhu cầu chia sẻ, tham khảo.

Blog KD/ KD sẵn sàng đăng tải những bài viết phản biện về bài viết này, với tinh thần xây dựng và trách nhiệm XH, bảo đảm tính thông tin đa chiều và rộng đường dư luận về một vấn đề lớn của đất nước, rất cần quan tâm.

————

Khai thác tài nguyên trong nước và hy sinh môi trường là những điều các nước phát triển đều tránh. Chúng ta cũng đã phải trả giá trong chủ trương tự túc lương thực tại chỗ khi đánh đổi cả 1 ha rừng nguyên sinh lấy mấy tấn sắn, hay chủ trương chuyển “rừng nghèo” sang trồng cao su lập tức bị lạm dụng phá rừng già.

Những bài học đó làm cho dư luận rất quan ngại với dự án bauxite Tân Rai và Nhân Cơ mà ngay cả hiệu quả kinh tế cũng chưa tính hết lỗ hay lãi. Sự khác biệt trong cách nhìn nhận 3 mặt bền vững (kinh tế, xã hội, môi trường) của dự án này chỉ có thể giải quyết nếu các số liệu được công khai minh bạch và có phản biện độc lập. Tiếp tục đọc

Câu chuyện tình Mỹ-Việt: David Brown – Tuyết Lê-Brown

Tác giả: Hà Giang (Người Việt)

.KD: Quả là câu chuyện tình rất hay, thú vị. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ. Tình yêu vốn không có tuổi tác, và không biên giới. Tình yêu là … kẻ cắp vĩ đại, duy nhất được người mất cắp biết ơn  😀

———
WESTMINSTER, CA (NV) – Chiều 29 Tết, trong khi trong bếp còn ngổn ngang với đám bánh Tét đang gói dở, nhà ngoại giao kỳ cựu, chuyên gia quốc tế về Ðông Á, cây bút phân tích tình hình biển Ðông nổi tiếng, David Brown, được cử đi chợ mua… nước mắm.  Bà Tuyết Lê-Brown gói bánh Tét chuẩn bị mừng Tết Ất Mùi tại nhà riêng ở Fresno, California. (Hình: Gia đình David Brown cung cấp)Lý do là vì, vợ ông, bà Tuyết Lê-Brown (tên Việt là Bạch Tuyết) chợt nhận ra rằng có lẽ chai nước mắm ở nhà không đủ để nấu món thịt kho trứng, món ăn Tết truyền thống của người miền Nam Việt Nam.

Việc phải đi mua nước mắm vào giờ chót, theo bà Bạch Tuyết, cũng phần lớn là “lỗi tại ông,” vì “ông ấy rất mê nước mắm, cho nước mắm vào hầu hết mọi món ăn.”

“Tôi mà không cản thì chắc ông ấy uống cả nước mắm nữa!” Bà Bạch Tuyết “than phiền” bằng cái giọng không giấu được hạnh phúc và niềm hãnh diện: “Ông ấy yêu Việt Nam còn hơn cả tôi yêu Việt Nam nữa!”

Tiếp tục đọc