Gãy cày trong hội Tịch Điền đầu xuân

Tác giả: Lê Hiếu- Mạnh Thắng

.KD: Ôi trời, một lễ hội cực hay. Vậy mà gãy cày. Nói theo duy tâm, đó là điềm không lành. Hay cái cày nó thấy diện mạo bác Bộ trưởng Văn hóa về gieo hạt lúa lẫn ngô cùng một chỗ, nó sợ quá, mà… gãy nhể  😀

————-

Sau khi đi được 10 m, chiếc cày do một vị bô lão hóa thân vua Lê Đại Hành lái bất ngờ bị gãy. Sự cố hi hữu được cho là chưa từng xảy ra ở hội Tịch Điền (Duy Tiên, Hà Nam).

Bô lão hóa thân vua Lê Đại Hành đi cày ở Hà Nam

Sau khi tế lễ, vị bô lão được khoác áo long bào và đeo mặt nạ, hóa thân thành vua Lê Đại Hành nhập thế đi những đường cày đầu tiên trên cánh đồng Đọi Sơn, huyện Duy Tiên (Hà Nam).

Lễ hội Tịch Điền (Duy Tiên, Hà Nam) diễn ra hàng năm vào mùng 7 âm lịch. Trong cuốn “Việt lược sử” biên soạn vào thời Trần, năm Đinh Hợi (987) vua Lê Đại Hành về cày tịch điền ở Đọi Sơn, mở đầu phong tục đẹp để các vị vua triều đại sau noi gương khuyến nông.

 

Gãy cày trong hội Tịch Điền đầu xuân

Cụ Đinh Trọng Tế (SN 1929 ở thôn Đọi Nhất, xã Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam) được chọn vào vai nhà vua Lê Đại Hành. Đây là năm thứ 6, bô lão 86 tuổi nhận được vinh dự này.  Tiếp tục đọc

Tết… choảng nhau và những điều đáng suy ngẫm

Tác giả: Nhà văn Trần Nhã Thụy (Tuổi trẻ & Đời sống)
.
Không buồn sao được, khi chỉ trong mấy ngày Tết, số người đánh nhau đến mức phải nhập viện cấp cứu lên đến con số hàng ngàn. Cụ thể là hơn 6.200 người. Nếu làm một phép so sánh thì con số này vượt mức quân số của 2 trung đoàn (mỗi trung đoàn là 3.000 người). Và nếu làm một phép liên tưởng trong chiến tranh, chỉ mấy ngày mà có đến 2 trung đoàn thương binh thì thấy khủng khiếp như thế nào.
choang nhau ngay tet

Tai nạn dịp tết gia tăng

Có đến hơn 6.200 người phải nhập viện do đánh nhau, trong đó có 15 người tử vong, đó là những con số theo báo cáo chính thức của Bộ Y tế vừa công bố. Điều đáng lưu ý là số người nhập viện và tử vong kia chỉ diễn ra trong một tuần lễ ăn Tết cổ truyền (từ 15 đến 22 tháng 2, tức từ 27 tháng Chạp đến mồng 4 Tết)

“Có đạt lục Guinness thế giới về… Tết choảng nhau”?

Buổi sáng đầu năm mới, khi cùng các đồng nghiệp ngồi bên bàn cà phê, chúng tôi đã hỏi nhau một câu… trớ trêu như vậy.

Tiếp tục đọc

‘VN không chủ trương chặn mạng xã hội’

Tác giả: Theo BBC tiếng Việt

.KD: Lãnh đạo Bộ Thông tin Truyền thông nói Việt nói cần đạo tạo đội ngũ có nghiệp vụ tốt để đấu tranh trực diện trên mạng (BBC tiếng Việt).

Tuy nhiên không nên có những người đấu tranh kiểu viết chỉ chửi bới, thóa mạ, thiếu văn hóa, chửi lấy được (do thiếu vốn tri thức), “bỏ bóng đá người”, moi móc đời tư người khác. Đọc thấy rất thấp, và tiểu nhân!

Cách viết như thế rút cục tự vô hiệu hóa khả năng đấu tranh bằng ngòi bút!

———-

 Số người sử dụng internet và mạng xã hội ngày càng tăng tại Việt Nam.

Lãnh đạo Bộ Thông tin Truyền thông nói Việt nói cần đạo tạo đội ngũ có nghiệp vụ tốt để đấu tranh trực diện trên mạng.

Thứ trưởng Trương Minh Tuấn, Bộ Thông tin và Truyền thông, được báo điện tử của bộ này dẫn lời đề cập tới hiện trạng “xuất hiện nhiều blog cá nhân đưa thông tin xuyên tạc, bịa đặt về Đảng và Nhà nước, bôi nhọ các cá nhân các cấp, gây chia rẽ giữa Đảng và nhân dân.”

“Những thông tin xấu độc hại đó nếu chúng ta không kịp thời ngăn chặn, giải quyết thì sẽ tác động rất lớn đến tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của nhân dân, gây tâm lý hoài nghi trong xã hội”, ông Tuấn nói. Tiếp tục đọc

Việt Nam: Văn hóa thấp ắt gây ra bạo lực

Tác giả: theo BBC Tiếng Việt
.
Ba nguyên nhân, bối cảnh chính gây ra tình trạng này là việc phát triển kinh tế thị trường không gắn liền với phát triển văn hóa, pháp luật chưa nghiêm minh và người dân mất lòng tin vào hệ thống pháp quyền dẫn đến việc tự giải quyết những mâu thuẫn riêng; và cách quản lý, thực thi các chính sách văn hóa thiếu hiệu quả- Gs Trần Ngọc Thêm.
.
Các bác sỹ cho rằng phần lớn các ca đánh nhau là do va chạm giao thông hoặc say rượu bia

Trong dịp Tết Nguyên đán, đã có hơn 6.200 người phải nhập viện do đánh nhau, và ít nhất 15 người tử vong, theo Tuổi Trẻ dẫn báo cáo của Bộ Y tế. Phóng viên ảnh Đoàn Bảo Châu gọi đây là con số “khủng khiếp và cho thấy đây là vấn đề nghiêm trọng của xã hội Việt Nam”.

“Tôi tin rằng hàng ngày trong xã hội Việt Nam chúng ta vẫn luôn có những xô xát kiểu như vậy. Có xô xát nhưng người ta không thống kê đấy thôi, và tôi nghĩ con số cũng sẽ rất lớn,” anh nói trong cuộc phỏng vấn với BBC Tiếng Việt hôm 25/02. Tiếp tục đọc

Lễ hội tôn vinh bạo lực- nhìn nhận từ góc độ nhân cách và tương lai quốc gia

Tác giả: Hồ Thị Hải Âu (theo FB Hồ Thị Hải Âu)

.KD: Một bài viết rất hay. Một cái nhìn khá sâu sắc. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ về cái mà hiện nay có những nhà nghiên cứu bênh vực cho lễ hội- hủ tục chém lợn!

Văn hóa là chuẩn mực nhưng lễ hội không phải là bất biến. Như lễ hội chém lợn chẳng hạn. Xưa là lễ hội, nhưng nay ở thời đại văn minh, nó cho thấy sự man rợ của con người, sự tối tăm trong nhận thức của con người, và cái ác của một hủ tục, cần dẹp bỏ. Nếu không xấu hổ lắm. Và chính quyền cơ sở, nên nhận thức đúng về một hủ tục man rợn, hủ lậu, diễn ra ngay tại Kinh bắc, quê hương của những làn điệu quan họ nhân văn. Xin đừng ngụy biện và cũng đừng tỏ ra bất lực trước những cái nhân danh gọi là lễ hội. Một hủ tục không dẹp bỏ nổi, đừng nói gì đến lãnh đạo người dân đi theo văn minh, văn hóa.

——–
Mình nhớ, đó là năm con gái mình học lớp 4 thì phải hoặc thấp hơn 1 lớp. Đó là dịp Noel, và cháu được người chị họ tặng một bộ bup bê baby nhỏ xinh. Tối đó, như thường lệ, sau khi thu xếp những sinh hoạt cần thiết của một buổi tối, mình bắt đầu quan tâm đến góc học, góc chơi của con. Đập vào mắt mình là một cảnh tượng… như thế này. Một con bup bê có mái tóc dài và dày nhất được tháo rời các bộ phận. Cái đầu với mái tóc dài xõa xượi, bị treo ngược trên 1 sợi dây, buông lủng lẳng… nhìn rất kinh dị. Mình cao giọng hỏi con gái:
– Chuyện gì thế này?
– – Dạ, con mô phỏng cảnh chị Sứ bị thằng Sằng chém lìa đầu, rồi bêu lên cành cây ạ!

.Ôi trời, thì ra, trong một giờ kể chuyện về lòng yêu nước, các cháu đã được cô giáo cho đọc trích đoạn trong tác phẩm “Hòn Đất” của nhà văn Anh Đức. Mọi tranh bàn về giá trị nghệ thuật, nhân văn và giá trị bồi đắp lòng yêu nước cho trẻ từ tác phẩm ấy, cao thấp tới đâu, mình không đặt ra ở đây. Chỉ xin nhắc đến một khía cạnh còn trần thiết và quan ngại hơn, đó là: khả năng tác động mạnh mẽ của tập quán mô tả bạo lực trong văn học nghệ thuật lên nhận thức, tính cách rồi nhân cách của mỗi cá thể trẻ chịu sự giáo dục đó – tất nhiên theo hướng tiêu cực là chính. Tiếp tục đọc