Tác giả: Hồ Thị Hải Âu (theo FB Hồ Thị Hải Âu)
.KD: Một bài viết rất hay. Một cái nhìn khá sâu sắc. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ về cái mà hiện nay có những nhà nghiên cứu bênh vực cho lễ hội- hủ tục chém lợn!
Văn hóa là chuẩn mực nhưng lễ hội không phải là bất biến. Như lễ hội chém lợn chẳng hạn. Xưa là lễ hội, nhưng nay ở thời đại văn minh, nó cho thấy sự man rợ của con người, sự tối tăm trong nhận thức của con người, và cái ác của một hủ tục, cần dẹp bỏ. Nếu không xấu hổ lắm. Và chính quyền cơ sở, nên nhận thức đúng về một hủ tục man rợn, hủ lậu, diễn ra ngay tại Kinh bắc, quê hương của những làn điệu quan họ nhân văn. Xin đừng ngụy biện và cũng đừng tỏ ra bất lực trước những cái nhân danh gọi là lễ hội. Một hủ tục không dẹp bỏ nổi, đừng nói gì đến lãnh đạo người dân đi theo văn minh, văn hóa.
——–
Mình nhớ, đó là năm con gái mình học lớp 4 thì phải hoặc thấp hơn 1 lớp. Đó là dịp Noel, và cháu được người chị họ tặng một bộ bup bê baby nhỏ xinh. Tối đó, như thường lệ, sau khi thu xếp những sinh hoạt cần thiết của một buổi tối, mình bắt đầu quan tâm đến góc học, góc chơi của con. Đập vào mắt mình là một cảnh tượng… như thế này. Một con bup bê có mái tóc dài và dày nhất được tháo rời các bộ phận. Cái đầu với mái tóc dài xõa xượi, bị treo ngược trên 1 sợi dây, buông lủng lẳng… nhìn rất kinh dị. Mình cao giọng hỏi con gái:
– Chuyện gì thế này?
– – Dạ, con mô phỏng cảnh chị Sứ bị thằng Sằng chém lìa đầu, rồi bêu lên cành cây ạ!
.Ôi trời, thì ra, trong một giờ kể chuyện về lòng yêu nước, các cháu đã được cô giáo cho đọc trích đoạn trong tác phẩm “Hòn Đất” của nhà văn Anh Đức. Mọi tranh bàn về giá trị nghệ thuật, nhân văn và giá trị bồi đắp lòng yêu nước cho trẻ từ tác phẩm ấy, cao thấp tới đâu, mình không đặt ra ở đây. Chỉ xin nhắc đến một khía cạnh còn trần thiết và quan ngại hơn, đó là: khả năng tác động mạnh mẽ của tập quán mô tả bạo lực trong văn học nghệ thuật lên nhận thức, tính cách rồi nhân cách của mỗi cá thể trẻ chịu sự giáo dục đó – tất nhiên theo hướng tiêu cực là chính. Tiếp tục đọc →
Bạn phải đăng nhập để bình luận.