Cướp lộc hội đền Gióng là ‘cướp có văn hóa’

Tác giả: Hồng Nhì

.KD: Ôi trời, lần đầu tiên nghe được khái niệm “cướp có văn hóa”. Có lẽ nên bổ sung vào Từ điển Tiếng Việt phát ngôn mới nhất này của ông Phó Ban TG thành ủy HN. Như vậy, trong đời sống hiện nay, rất có thể sẽ nảy sinh tiếp tục những khái niệm mới- ví như tham nhũng có văn hóa, vô cảm có văn hóa, tàn bạo có văn hóa…

Càng ngày càng thấy ngạc nhiên cho não trạng quan chức  😀

———–
Nhiều người nghĩ là cướp giật, nhưng không phải, nó cũng giống tục cướp vợ của người H’Mông. Đây là “cướp” có văn hóa, “cướp” trong tục lệ – Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy HN lý giải.

Tại giao ban báo chí chiều nay, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long chia sẻ xung quanh việc tổ chức các lễ hội  những ngày đầu năm vừa qua.

‘Chưa bao giờ an toàn, trật tự như năm nay’

Theo ông Long, khi bàn về các lễ hội cần có cơ sở lý luận, nhìn nhận đúng lịch sử và bản chất của lễ hội. Đa phần là lễ hội nông nghiệp, mang dấu ấn nền sản xuất lạc hậu, trong trong giai đoạn phát triển nên phải nhìn nhận, đánh giá hoạt động của các lễ hội sao cho phù hợp, đúng mức.

lễ hội, đền Gióng
Ảnh: Zing.vn

Lấy ví dụ gần đây nhất báo chí có phản ánh đến việc xảy ra tình trạng ẩu đả, đánh nhau trong lễ hội đền Gióng, ông Phan Đăng Long  khẳng định, các cơ quan chức năng cũng như ban tổ chức đã vào cuộc kiểm tra và khẳng định không hề có tình trạng đánh nhau.

Tiếp tục đọc

Trái tim bất tử đó bây giờ ở đâu?

Tác giả: FB Lê Nguyễn Hương Trà

.KD: Đọc được bài này trên Blog Phước Béo thấy kỳ lạ quá.  Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ, suy ngẫm.

.Mình cũng đã từng đến thăm chùa Thiên Mụ, và lặng ngắm chiếc xe của Hòa thượng. Bỗng nhớ đến những năm tháng chiến tranh. Dạo đó, vụ tự thiêu của Hòa thượng đã tạo nên một dư chấn lớn trên báo chí miền Bắc.

Nửa thế kỷ là quãng thời gian khá dài, nhưng nhiều người Việt Nam vẫn còn thắc mắc, tại sao trái tim của thầy Quảng Đức không bị đốt cháy? Mới đây tui đọc trên một tạp chí Phật Giáo, tác giả là người từng đi học tập cải tạo tại trại Suối Máu – Biên Hòa, năm 1976 với hòa thượng Thích Thanh Long, nguyên Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa; ông đã kể lại vầy:

Tiếp tục đọc

Lễ hội Minh Thề: Chỉ có dân thề, quan không thề!

Tác giả: Trường Giang
.
KD: Thế nên mình cũng… thề rằng, tham nhũng còn dài dài, còn dọc ngang nào biết trên đầu có ai  😦
Dân thì có cơ hội nào để tham nhũng mà dân phải thề nhể?
————
Sáng 13-2, tại đền, chùa Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng, diễn ra lễ hội Minh Thề (hay còn gọi là Minh Thệ). Đây là lễ hội dành cho những người làm quan thề “không vụ lợi, không tham ô, tham nhũng, không hách dịch nhân dân, làm việc chí công vô tư”, nếu ai làm trái với lời thề sẽ bị trời tru đất diệt.

Sau nhiều năm bị gián đoạn, lễ hội Minh Thề được phục dựng lại từ năm 2003. Minh Thề được tổ chức hết sức bài bản vào sáng 14 tháng Giêng. Người ta dựng một đài thề trước cửa đền, chiếc mũ cũ của Thành hoàng làng trước đây được đặt ở vị trí cao nhất trên đài thề. Xung quanh có hoa quả, bát hương, một con dao bầu (bọc vải điều), một bình rượu lớn (phủ vải điều) và một con gà sống phủ vải điều. Tiếp tục đọc

Thủ tướng: Lễ hội nào lạc hậu, mê tín, tiêu cực thì bỏ

Tác giả: Tin và ảnh: T. Dũng
.
KD: Mình đọc được thông tin này, vội đưa lên đây. Chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ không biết đã “đủ trọng lượng” với ngành văn hóa, với chính quyền các cấp có đủ thứ lễ hội, trong đó có những lễ hội thực chất là hủ tục dã man, để thay đổi nhận thức và hành động chưa?
.
Xin trích lại một câu mình đã viết, đó cũng là quan điểm của mình, trong bài Ấn tượng trong tuần: Hạnh phúc, choảng nhau và Chém lợn:
Bám mãi vào những hủ tục nhân danh văn hóa, tư duy con người chỉ có thể tiến gần đến sự… hủ lậu”
———
Thủ tướng chỉ đạo rà soát các lễ hội, cái nào tốt duy trì, phát huy, cái nào không tốt, không cần duy trì, hình ảnh không đẹp, làm cho không chỉ nhân dân trong nước mà nước ngoài phản ứng thì bỏ.
Thủ tướng chỉ đạo cần loại bỏ các lễ hội nào lạc hậu, mê tín, không hay, tiêu cực bị cả nhân dân trong nước và nước ngoài phản ứng
Thủ tướng chỉ đạo cần loại bỏ các lễ hội nào lạc hậu, mê tín, không hay, tiêu cực bị cả nhân dân trong nước và nước ngoài phản ứng.

Tại buổi họp báo chiều nay 2-3, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Nguyễn Văn Nên cho biết tại cuộc họp Chính phủ cùng ngày, Thủ tướng đã có đánh giá việc ăn Tết, tổ chức đón Tết, đón xuân cho nhân dân đã đạt được kết quả tốt, người dân phấn khởi. Tuy nhiên, sau Tết đọng lại một số vấn đề không vui, thậm chí là đáng buồn.

Tiếp tục đọc

Trùm Rolls-Royce Việt nói về đường dây 500kV, bà Ba Sương

Tác giả: Đoàn Hiếu Minh
.
KD: Bất ngờ, nhận được email của anh Bảy Nhị, cựu Chủ tịch UBND tỉnh An giang, xin được đăng nguyên văn: KD ơi!, sáng ra đọc trên Vnnet thấy phát biểu của Đoàn Hiếu Minh tự dưng mình xúc động. Cám ơn trong tốp trẻ có người có cái nhìn tử tế – nhân văn về những con người, hiện tượng… đã qua!
.
Xin được đăng bài viết xúc động đó để bạn đọc chia sẻ.

———–

Đoàn Hiếu Minh – Chủ tịch HĐQT Rolls-Royce Motor Cars Hanoi là một trong những gương mặt nổi bật cho lớp doanh nhân trẻ Việt Nam chia sẻ những suy ngẫm về lớp doanh nhân tiên phong.

Đã từ lâu người Việt quen với từ “Tiên Phong” hay “Tiền Phong”. Thế hệ những người đã trải qua chiến tranh hay sống trong những năm tháng đất nước mới thống nhất đều hiểu rất rõ ý nghĩa của “Tiên phong”. Những người đi đầu trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Nhưng đến ngày nay, hai chữ “Tiên Phong” đã bao hàm ý nghĩa rộng hơn. Nó dành cho rất nhiều người không phân biệt giới tính, ngành nghề, tuổi tác… Mỗi cá thể trong xã hội đều có thể nhập nhóm “tiên phong” bằng chính những suy nghĩ, hành động cụ thể trong cuộc sống bình dị hàng ngày.

Tiếp tục đọc

Chuyện ông chủ tịch Đà Nẵng “sợ dân không email cho tôi”

Tác giả:  
.
KD: Hy vọng Đà Nẵng có một dàn lãnh đạo thật sự gần dân, biết lắng nghe ý kiến của người dân. Và cũng hy vọng quan chức các t/p, các địa phương nên “mở lòng” với dân như ông Chủ tịch Đà Nẵng này!
——
chu tich Da Nang cong khai email cho dan

Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ thăm hỏi, chúc Tết và tặng quà cho đồng bào người Cơ Tu.

Chủ tịch Đà Nẵng công khai email để người dân góp ý nhằm chung tay xây dựng TP.
Email là huynhductho@danang.gov.vn.

Trong khi 50% lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh không sử dụng email như một công cụ kết nối và quan hệ công việc và hầu hết các nhà chức trách quyền cao chức trọng không có đường dây nóng nối với dân, nối với truyền thông thì tại Đà Nẵng ông Huỳnh Đức Thơ chủ tịch thành phố ngay trong những ngày nhận chức đã công bố địa chỉ hộp thư điện tử của mình cùng lời kêu gọi tất cả lãnh đạo ban ngành và địa phương của Đà Nẵng công khai địa chỉ hộp thư điện tử.

Tiếp tục đọc

Vì sao báo VN im tiếng trong vụ ‘chiếc ghế của nguyên Tổng Bí thư’?

Tác giả: Theo VOA Tiếng Việt

.KD: Bài viết là một góc nhìn về báo chí VN. Nhưng chủ Blog xin biên tập một vài chỗ cho phù hợp tinh thần Blog KD/ KD, do có những nhìn nhận không kiểm chứng được

————

H1Truyền thông trong nước hoàn toàn im lặng sau khi dư luận ‘dậy sóng’ vì hình ảnh nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh ngồi trên chiếc ghế to, giống ngai vàng, trong khi từng đồng loạt vào cuộc phanh phui tài sản của nguyên tổng thanh tra Trần Văn Truyền.

Sau khi tờ Tiền Phong gỡ bỏ bức ảnh gây ‘sốt’ các trang mạng xã hội, trong đó người từng đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam suốt 10 năm trời, ngồi trên chiếc ghế chạm trổ đầu rồng màu vàng, đón tiếp khách tới thăm, báo chí Việt Nam không có bất kỳ bài viết nào khác về điều mà nhiều người nói là “sự xa hoa” của một cựu quan chức nhà nước.

Và hiện nhiều người sử dụng mạng xã hội Việt Nam đang so sánh việc đưa tin về vụ mà nhiều người nói là “chiếc ghế của nguyên tổng bí thư” với vụ việc của ông Truyền.

Tiếp tục đọc

“Tư lộn cái lềnh”

Tác giả: Theo Blog 5 xu

KD: Hi…hi… Hôm qua các bạn đồng nghiệp TVN đã gửi cho đọc bài viết này. Cười rũ vì cái title hơi bậy, nên không dám đưa. Hôm nay bạn bè iu quí lại gửi cho, và mình đọc trên TTXVH. Cái title tục nhưng những vấn đề đặt ra trong bài lại rất nghiêm chỉnh. Nay xin được đưa lên để bạn đọc chia sẻ.

Mong thứ lỗi, vì… buồn cười quá  😀

—————–

H1Trên thời sự VTV cách đây mấy hôm, cô phóng viên phỏng vấn ông bộ trưởng Bộ Giáo Dục, gọi ông này là Tư Lệnh. Cô còn nhắc đến một lần chính ông bộ trưởng phát biểu rằng “cải cách giáo dục là trận đánh lớn”.

Bộ trưởng Bộ Giao Thông cũng hay được gọi là Tư Lệnh.

Thời bình mà cứ như thời loạn, sắp đánh nhau đến nơi. Vậy mà cứ đòi tiến lên xã hội dân sự.

Việc sử dụng danh từ quân sự trong ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ chính trị thời sự có cái gì đó rất bệnh hoạn và có tác hại xã hội rất lớn (với ngôn ngữ kinh doanh, hoặc thể thao thì tạm được vì nó có tính đối kháng, cạnh tranh).

Tiếp tục đọc