Gia đình tướng công an đã tháo dỡ biệt thự trái phép

Tác giả: Hữu Khá

.KD: Đang bận quá thể, mà đọc được bài này, rất vui, vội đăng lên để bạn đọc chia sẻ. Hoan nghênh t/p Đà Nẵng đã làm được một việc khó khăn. Và cũng nên hoan nghênh tướng Thạch, sau những so đo tính toán, (nhưng không được chấp thuận) ông đã làm một việc nên làm.

———

Ngày 4-3, gia đình thiếu tướng Phan Như Thạch, nguyên giám đốc công an tỉnh Quảng Nam đã chấp hành tháo dỡ ngôi biệt thự xây trái phép.

Ngôi biệt thự sang trọng đang bắt đầu được tháo dỡ – Ảnh: Hữu Khá

Ngôi biệt thự này tọa lạc tại khu vực núi Hải Vân, P.Hòa Hiệp Bắc, Q.Liên Chiểu, Đà Nẵng. 

Theo quan sát, có khá nhiều nhân công tham gia tháo dỡ biệt thự, các cánh cửa gỗ của ngôi nhà đã được tháo ra hoàn toàn. Nhân công cũng đang dùng máy khoan để phá sàn nhà và đập bỏ các bức tường.

Tiếp tục đọc

Tranh cãi về đồng phục mới của Vietnam Airlines

Tác giả: Ngọc Hà (tổng hợp)

.KD: Ngược lại, theo quan điểm cá nhân mình thấy bộ áo dài mới này, đặc biệt cái cổ, cách điệu rất đẹp. Hôm qua, trên Blog của một Blogger nhạo báng cái cổ hình cái “ngàn vàng”, mình nghĩ chỉ có những đầu óc đục ngầu mới nghĩ ra được. Đúng là tà áo dài truyền thống rất dịu, rất đẹp, sang trọng, nhưng phải thấy, tiếp viên họ đi lại, làm việc, sẽ rất bất tiện. Mình là đứa chuộng áo dài và từng mặc áo dài đi làm ở VNN mãi, nhưng rồi mình phải cải tiến theo kiểu cắt vạt áo ngắn đi, chỉ lửng dài quá đầu gối. Bởi sự thướt tha chỉ nên dành cho ngày lễ, ngày tết, điệu đàng.

.Thêm nữa, màu sắc xanh da trời, màu vàng mà nhà thiết kế Minh Hạnh đã chọn cũng rất đẹp, vừa không chói lóa nóng cả mắt như màu đỏ trầm, mà màu xanh trời, xanh ghi này rất nữ tính, mềm mại. Và màu vàng thật nhã nhặn, có chút sang ngầm.

Hãy đặt bộ áo dài tiếp viên mới trong hoàn cảnh công việc của họ để chia sẻ và tiếp nhận sự cách tân của nhà thiết kế thời trang. Riêng mình, sự cách tân cái cổ áo dài là tuyệt đẹp. Mình thường gọi là cổ Tàu liền, nhưng thực ra nó rất giống với mẫu cổ áo, váy của các minh tinh màn ảnh Italia một thời.

Mình ủng hộ Minh Hạnh trong mẫu áo mới này. Không phải vô lý khi Minh Hạnh là người thiết kế thời trang nổi bật và vẫn được mình ưa thích nhất trong các nhà thiết kế thời trang. Bởi nó toát lên cái phông văn hóa bền vững ở chị. Biết kết hợp Đông- Tây hài hòa.

————-

 Đồng phục mới cho tiếp viên và phi công của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) do nhà thiết kế Minh Hạnh chủ trì, ra mắt ngày 3/3 vừa qua, đang gây ra nhiều ý kiến tranh luận trái chiều.

Thay đổi hình ảnh tiếp viên, phi công sau 15 nămSau 15 năm trung thành với đồng phục áo dài đỏ, quần trắng cho tiếp viên và sơ-mi trắng + veston xanh cho phi công và tiếp viên nam, Vietnam Airlines đã quyết định thay đổi trang phục để phù hợp với kế hoạch nhận diện mới.

Ở đồng phục mới, hãng vẫn giữ lại hình ảnh chiếc áo dài, nhưng gần như thay đổi toàn bộ về màu sắc và kiểu dáng.

Với nữ tiếp viên hàng không, hoa văn trên đồng phục là mô típ hoa sen cách điệu.

Đồng phục mới chia thành 2 màu sắc: màu vàng nhạt dành cho tiếp viên phục vụ khoang thương gia (hạng C) và màu xanh lam cho tiếp viên làm việc tại khoang thông thường (hạng Y). Những màu sắc này tương thích với nội thất trong khoang máy bay thế hệ mới mà hãng sắp nhận.

đồng-phục, tiếp-viên-hàng-không, áo-dài, phi-công, Vietnam Airlines, lấy-ý-kiến, thiết-kế
Đồng phục mới cho tiếp viên và phi công Vietnam Airlines

Đồng phục dành cho phi công và nam tiếp viên là hình tượng hoa sen của logo Vietnam Airlines và hình triện chữ Vạn – tượng trưng cho bình an, may mắn, tốt lành.

Tiếp tục đọc

Sức chịu của “xương sống kinh tế Việt”

Tác giả: Hans Kemp

KD: Nó chỉ là cái khó đẻ ra cái khôn. Ở mặt tham gia giao thông, liệu đây có phải là hình ảnh vi phạm pháp luật không. Ở những nước văn minh, khó có thể thấy những hình ảnh này. Nhưng tại VN, có khi trở thành… thú vị.  Chẳng ai bị phạt, và người chở cồng kềnh, cứ nghiễm nhiên “đường ta ta cứ đi”, buộc mọi người đi đường phải tránh. Đó là điều khác biệt sâu sắc trong giao thông của nước Việt.

.Và đó cũng là sự lạc hậu, tùy tiện đã biến thành điều bình thường!

—————

Kinh ngạc với hình ảnh những người lao động chở hàng cồng kềnh trên chiếc xe máy khiêm tốn ở Việt Nam, nhiếp ảnh gia Hans Kemp đã quyết định thực hiện một bộ ảnh khá thú vị mang tên “Bikes of burden” (Những chiếc xe chở hàng quá tải).

Việt Nam, một đất nước nơi mà bán hàng rong trên mọi góc phố trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa, nơi đến 95% phương tiện giao thông chủ yếu được sử dụng là xe gắn máy, thì quả thực, không mấy khó khăn để Hans Kemp tìm cảm hứng sáng tạo nên những bức ảnh như thế này.

Quan sát và đánh giá, Hans Kemp cho rằng một trong những lý do chính tạo nên văn hóa bán hàng tại Việt Nam đó chính là việc người dân ở đây luôn sử dụng thực phẩm tươi sống cho mỗi bữa ăn. Anh nói: “Không có thịt cá đông lạnh, mọi người chọn mua thực phẩm tươi trực tiếp được chuyển đến từ nông trại, lò mổ. Hầu hết là gia súc còn sống, hoặc chỉ vừa mới giết mổ. Vì vậy, thay vì vận chuyển bằng xe thùng lớn với một số lượng khổng lồ, người ta vận chuyển từng ít một và phương tiện tiện dụng nhất có thể chính là xe gắn máy.”

Hans nói thêm: “Có vẻ như mỗi hộ gia đình ở Việt Nam đều có ít nhất 1 chiếc xe máy. Trong thành phố chật hẹp, thường xuyên tắc nghẽn giao thông thì xe máy có vẻ là lựa chọn đúng đắn nhất để vận chuyển hàng hóa.”

Bộ ảnh của Hans Kemp đã thể hiện ý tưởng xuyên suốt là “hình thức chuyên chở hàng hóa bằng xe máy giống như xương sống của nền kinh tế Việt Nam”. Dự án đặc biệt này đã được xuất bản thành sách với trên dưới 148 bức ảnh muôn màu sắc, rất chân thực và rất Việt Nam.

Theo T.M (Depplus.vn/MASK)

Tiếp tục đọc

Làng Mai ‘trong lòng nước Pháp’

Tác giả: theo BBC Tiếng Việt

.Làng Mai trước hết là một trung tâm Phật giáo mà đồng thời với việc là một nơi tu dưỡng tinh thần, thực hành tâm linh, thì còn là một môi trường văn hóa giúp mọi người làm quen với Phật giáo Việt Nam và lớn hơn là văn hóa Việt Nam, nhất là để hiểu biết về nghệ thuật sống

Thiền sư Thích Nhất Hạnh

 Thiền sư Thích Nhất Hạnh sáng lập chính thức Làng Mai tại Pháp từ năm 1982.

Làng Mai là một mô hình thiền học phật giáo Việt Nam thành công ở nước Pháp, quốc tế, mặc dù chưa được hoàn toàn thừa nhận ở Việt Nam do các lý do khác nhau, theo một nhà nghiên cứu sử học đương đại và văn hóa tôn giáo tại Pháp.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người sáng lập và phát triển pháp môn Làng Mai đã có những đóng góp rất lớn cho văn hóa ở nước Pháp, cũng như ở riêng trong vùng Tây Nam nước Pháp nơi Đạo tràng Mai Thôn của ông tọa lạc, vẫn theo ý kiến của nhà nghiên cứu này. Tiếp tục đọc

Việt Nam và những điều kỳ lạ

Tác giả: Cao Huy Huân (VOA tiếng Việt) 
.
KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ  😀
————–
Ở xứ này, có nhiều điều rất kì lạ, kì lạ đến mức khó mà tìm thấy ở nơi nào trên thế giới. Vấn đề là những điều kì lạ này không phải tự nhiên mà có, mà tất cả đều xuất phát từ con người.
 

Đầu năm Ất Mùi, xin kính chúc các độc giả một năm mới thành công và thắng lợi. Vì là dịp đầu năm cho nên tôi cũng dành cho bài viết này những điều trăn trở nhất của mình về đất nước mà tôi sinh sống. Thời đại này là thời đại mở cửa ra thế giới, nhìn ra xung quanh và ngẫm nghĩ lại chính mình để thay đổi những điều đang cần thay đổi, điều chỉnh những cái chưa hay, bãi bỏ những cái trì trệ và phát huy những cái tốt đẹp.

Ở xứ này, có nhiều điều rất kì lạ, kì lạ đến mức khó mà tìm thấy ở nơi nào trên thế giới. Vấn đề là những điều kì lạ này không phải tự nhiên mà có, mà tất cả đều xuất phát từ con người. Sau đây xin phép liệt kê những điều kì lạ đó.

Tiếp tục đọc

Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh: Cầu viện quyền lực siêu nhiên vì sa sút niềm tin

Tác giả: Doãn Khởi (thực hiện)
.
KD: Hiện tượng cầu viện quyền lực siêu nhiên này đã diễn ra quá nhiều năm, không phải đến bây giờ. Nhưng có lẽ chưa bao giờ nó kinh khủng đến thế. Trước đây, tin vào quyền lực siêu nhiên bởi dân trí còn thấp, con người luôn bám víu vào những điều bí ẩn. Còn bây giờ, tin vào quyền lực siêu nhiên, gắn liền với sự mất niềm tin, thất vọng, và chẳng để ý gì đến cái gọi là niềm tin nữa.
.
Có gì đau hơn khi người dân quay lưng, đi tìm niềm tin ở Thánh thần? Hay người dân quá dốt nát, không nhìn thấy sự cao đẹp ở… lối sống xa hoa của những dinh thự của quan chức cấp cao luôn giảng dạy về tấm gương Cụ Hồ?
.
Mặc dù, trước những quan chức,  mới làm được chút việc cho dân, lập tức họ ngưỡng mộ, thương yêu. Dân vừa khổ, vừa cả tin, vừa đáng thương, đáng quý là vậy.
————-
Đầu năm, hỗn chiến kinh hoàng ở lễ hội đền Gióng (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) – một lễ hội diễn ra từ mùng 6 đến 8 tháng giêng âm lịch); Lễ hội chém lợn Bắc Ninh: Máu tươi đẫm sân đình. Và, dòng người rồng rắn, chen chúc lên chùa, tới miếu…

 Trước đây, hỗn loạn, bát nháo, giẫm đạp lên nhau gây thương tích cũng từng xảy ra tại lễ hội cướp phết ở Hiền Quan (Phú Thọ); tranh nhau cướp lộc và đồ lễ tại đền Trần (Nam Định); cọ tiền vào khánh đồng trên chùa Yên Tử (Quảng Ninh) cầu tài lộc, ẩu đả dẫn đến giết người trong chùa Hương Tích (Hà Tĩnh)… Nguyên nhân, bản chất của những hiện tượng trái khoáy này là gì? Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh đưa ra cách lý giải trong cuộc trò chuyện với Người Đô Thị.

Nhiệm vụ của đoàn tùy tùng là phải rước qua các đền, kết thúc tại đền Hạ. Tuy nhiên khi kiệu hoa tre vừa rước vào đến đền Thượng đã bị hàng chục thanh niên lao vào cướp để lấy may mắn cho cả năm. Ảnh: Chí Toàn/zing

Tiếp tục đọc

Hà Nội muốn làm thêm sân golf: Xây cho ai?

 Tác giả: Minh Thái

.KD: Lại nghĩ ra thêm dự án mới, thì mới có tiền bỏ túi. Không dưng tiền đâu ra? Sân golf cho ai không cần biết. Chỉ cần có dự án được ký, sống chết mặc bay, tiền ông bỏ túi

————-

Trong khi chưa có giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng các sân golf Hà Nội, tại sao lại đặt vấn đề xây sân golf mới?

Lý do gì để điều chỉnh quy hoạch?

TP Hà Nội đang xin ý kiến Bộ NN&PTNT về chủ trương đầu tư dự án sân golf gần 300ha ngoài đê sông Đuống thuộc huyện Gia Lâm và quận Long Biên. Ngoài sân golf còn có các hạng mục như bể bơi, khu tập gyms, tennis, nhà điều hành, trung tâm y tế, công trình phù trợ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ… Một phần dự án này nằm trong hành lang thoát lũ sông Đuống. 

Trao đổi với Đất Việt về chủ trương này, KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội đặt ra rất nhiều câu hỏi mà ông cho rằng phải trả lời trước khi xem xét dự án sân golf này. Tiếp tục đọc