Những nụ hôn để đời lịch sử nghệ thuật

.
Cặp tình nhân ở Ain Sahkri (khoảng 10.000 năm trước Công Nguyên)
(Ảnh Bible Land Pictures/Alamy)

Được tìm thấy ở một hang gần Bethlehem và hiện được trưng bày ở Bảo tàng Anh Quốc, bức tượng này được làm từ khi loài người mới biết trồng trọt và là sự mô tả cổ nhất được biết đến nay về tình dục . Mặc dù không trông thấy mặt và không biết đâu là nam là nữ nhưng rõ ràng là họ đang hôn nhau: cặp tình nhân được đẽo từ một hòn đá và kết nhập làm một, kéo dài vĩnh hằng theo thiên niên kỷ. Tiếp tục đọc

Cải cách đương nhiên gặp chống đối

.KD: Bạn bè iu quí gửi cho mình bài viết này. Cái title mạnh ghê. Đương nhiên, vì nó động chạm đến lợi ích nhóm

——-

“Mọi cuộc cải cách đều khó khăn, càng gặp kháng cự, càng cho thấy cuộc cải cách đó là cải cách thực sự”.
 
Cải cách đương nhiên gặp chống đối - ảnh 1
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp ông Tony Blair tại Trụ sở Chính phủ chiều qua  – Ảnh: TTXVN
Đó là nhận định của cựu Thủ tướng Anh Tony Blair trong vai trò cố vấn cao cấp cho Chính phủ VN, tại hội thảo “Vai trò kinh tế mới của doanh nghiệp nhà nước”, do Bộ KH-ĐT tổ chức hôm qua.
Cải cách vì đời sống người dân
 
 
Cải cách đương nhiên gặp chống đối - ảnh 2
Chúng tôi thấy không cần phải nhiều người cải cách mà là cần đúng người, đúng vị trí để khi cần có thể vượt qua
Cải cách đương nhiên gặp chống đối - ảnh 3
 
Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair
 
Theo ông Tony Blair, nếu như mục tiêu của VN là thay đổi nhằm đem lại sự phát triển, thịnh vượng thì cải cách khối doanh nghiệp nhà nước (DNNN) phải là một phần trong đó, bản chất của việc này là để cải thiện đời sống của người dân. “Tôi đã làm thủ tướng 10 năm, qua 2 nhiệm kỳ và tôi rút ra bài học lớn nhất là: Khó nhất đối với Chính phủ là nhận được ý tưởng tốt và thực hiện được nó vì có nhiều ý tưởng hay nhưng không thực hiện được. Bài học thứ hai là mọi cuộc cải cách đều khó khăn và có sự cản trở”, ông Tony Blair nói

Tiếp tục đọc

Các cụ hưu trí … thả thơ

Tác giả: Nguồn Internet

.KD: Hình như hôm nay là Ngày hội thả thơ ở Văn Miếu. Hôm qua, bạn bè iu quí có hỏi mình có đi Hội thơ VM không, mình phì cười, vì chưa bao giờ mình đến đó để chiếm ngưỡng thơ được thả lên trời. Thả thơ thì không biết thơ đi đâu nhỉ? Thế nên bạn bè mới gửi cho mình Thơ các cụ hưu trí, và cũng muốn nhờ mình thả trên… Blog, một cách kỷ niệm Ngày thơ của các cụ  😀

————

Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn: Trên mạng

Cuối năm họp tổ hưu. Tổ này cũng hơi đặc biệt, tất cả cụ ông cụ bà trước khi nghỉ đều là cán bộ không to thì nhỏ. Ông tổ trưởng vui tính đề nghị mỗi cụ làm một vài câu thơ nói về người về hưu. Mỗi câu, hay bài thơ phải có hai chữ “về hưu”.
Một lúc sau các cụ bắt đầu .

Cụ thứ 1
Về hưu ra ngóng vào trông
Muốn ăn muốn nhậu mà không ai mời.

Cụ thứ 2
Về hưu tính khí cực hâm
Bất tài vô dụng vẫn mong nhận quà.

Cụ thứ 3
Về hưu mới thấy mình già
Cái bụng thì rỗng quả cà thì teo. Tiếp tục đọc

PGS.TS Trịnh Hòa Bình: Vì sao người Việt hung hãn hơn?

Bất ổn khiến bạo lực lên ngôi

PV: Ông nghĩ gì về con số mà Bộ Y tế công bố những người nhập viện vì đánh nhau trong dịp tết vừa qua?

PGS.TS Trịnh Hòa Bình: 6.200 người đánh nhau phải nhập viện là con số mà Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế thống kê trong dịp tết vừa qua. Chúng ta có 9 ngày tết, mỗi ngày có 700 người đánh nhau phải nhập viện. Cán bộ ngành y tế cho biết đã có trao đổi với bác sĩ cụ thể về con số thực. Mọi người có nhiều ý kiến bình luận cho rằng đây chắc chắn là con số trùng lặp, nhưng chung quy lại vẫn là đánh nhau. Hơn nữa đây chỉ là con số của những người vào viện, còn những người đánh nhau nhưng không vào viện thì chắc chắn con số đó sẽ còn nhiều hơn.

PGS.TS Trịnh Hòa Bình

PV: Theo ông thì đâu là nguyên nhân dẫn tới việc người ta cứ phải “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với nhau để giải quyết một va chạm nhỏ?

Tiếp tục đọc

Vì sao ta không học được ISRAEL?

Tác giả: Tô Văn Trường

.KD: Như vậy, Nhà nước Israel “bơi cùng Doanh nghiệp” chứ không phải đứng trên bờ chỉ chỏ hoặc đi đâu, đến đâu cũng vẫn âm vang điệp khúc hỏi địa phương “nuôi con gì, trồng cây gì” và không chịu trách nhiệm như ở nước ta (Tô Văn Trường)

Israel là một trong những quốc gia vĩ đại nhất của nhân loại, bới những gì họ đã vươn lên từ số O tròn trĩnh. Nhưng vì sao VN không học tập được họ, thì mới đây, Ts Tô Văn Trường vừa gửi cho mình bài viết này, lý giải- ở một góc nhìn. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ.

Còn mình nghĩ, trong nhiều cái, có một nguyên nhân, đất nước này rất tôn trọng sự khác biệt, cũng là tôn trọng sự sáng tạo. Người lãnh đạo của họ có chữ Nhẫn, thực sự biết lắng nghe mà không dễ quy chụp cái mũ “phản động” nếu họ có ý kiến khác biệt. Bởi là con người có đúng, có sai. Lãnh đạo giỏi nhất cũng không thể là chân lý, nhất cử nhất động đều đúng.

Cảm ơn Ts Tô Văn Trường!

———

Xin đọc thêm bài này: https://kimdunghn.wordpress.com/2014/07/19/israel-mot-dat-nuoc-than-ky/

Sở hữu đất đai và tập quán, thói quen cố hữu của nông dân hai nước có sự khác biệt. Một khi Thể chế chất lượng kém sẽ như cả một bầu khí quyển u ám thiếu ánh mặt trời thì giống có tốt, nước có đủ và phân có phù hợp cây vẫn khó phát triển.

Công nghệ tưới nước từ không khí. Nguồn: Trên mạng

Nhiều bạn đồng nghiệp của tôi đã tự hỏi nhiều lần, nhất là mỗi lần ra nước ngoài là vì sao nước ta không học được những tinh hoa của nền nông nghiệp tiên tiến của Israel ? Ở các nước có trình độ gần na ná với ta thì câu trả lời đôi khi dài, nhưng so với trường hợp phát triển cao như Nhật, Israel,..thì câu đáp trở nên ngắn gọn, đơn giản là họ làm nông nghiệp bằng công nghệ cao. Tiếp tục đọc

Thói “công quyền”

Tác giả: Xuân Dương

.KD: Cái sự phát hiện thói công quyền này là rất hay. Mà có lẽ nó chỉ được sinh ra từ khối các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, các DN nhà nước. Liệu khối tư nhân có dám “công quyền” hay không?

———

 “Thói công quyền” không phải là thói xấu của người Việt, nó thuộc về “một bộ phận không nhỏ” có thể vạch mặt, chỉ tên, nhưng quan trọng là ai làm?

“Thói” không phải là đặc tính bẩm sinh hay di truyền, nó là những gì con người tiếp nhận từ cuộc sống cộng đồng, tích lũy dần dần mà trở thành nét đặc trưng cho từng cá nhân hay nhóm người. Có thể phân chia “thói” thành ba mức, mức cao là những thói tốt như thói cầu thị, thói tiết kiệm, thói chăm học…, mức nhỡ là các thói vô thưởng vô phạt như thói nói khoác, thói la cà…, mức thấp là các thói xấu như thói ăn cắp, thói nói dối, thói cửa quyền, thói kèn cựa… Có một “thói” xuất hiện cũng khá lâu song chỉ mấy chục năm nay người ta mới nhận diện được nó một cách chính xác ấy là “Thói công quyền”.

Tiếp tục đọc

Hò hét, xô đẩy, “cướp” cả bảo kiếm đêm khai ấn Đền Trần

Tác giả: Tuấn Minh-  Nguyễn Hưởng
.
KD: Khốn nạn, lại thêm cái thứ “cướp có văn hóa” đây mà!  😀
Đức Thánh Trần có lẽ nhìn thấy con cháu thế này cũng khóc và bảo: Tự lúc nào lại sinh ra lũ cướp có văn hóa thế này. Thà đứng… có văn hóa còn hơn. Để ta khỏi nhìn thấy chúng bay đi ăn cướp!
————
Giờ Tý (12 giờ đêm) vừa điểm, hàng vạn người hò hét, xô đẩy, chen lấn vào Đền Trần xin lộc, “cướp lộc”, thậm chí nhiều người còn lấy cả bảo kiếm ra khỏi giá đỡ để xoa tiền lấy may khiến bàn thờ vua đổ vỡ, tan hoang.

Giờ Tý ngày 14 tháng giêng năm Ất Mùi (12 giờ đêm ngày 4-3), Lễ hội khai ấn Đền Trần năm 2015 chính thức bắt đầu.

Trước đó, theo ghi nhận của Báo Người Lao Động, từ khoảng 22 giờ, hàng vạn người đổ về đền Trần (phường Lộc Vượng, TP Nam Định, tỉnh Nam Định). Cảnh chen lấn, xô đẩy bắt đầu diễn ra.

Khi giờ Tý vừa điểm, các nghi thức truyền thống đã được thực hiện xong thì các cửa Đền bắt đầu mở ra, dòng người ùa vào phía trong để xin lộc. Lúc này cảnh tượng hỗn loạn lập tức bắt đầu. Tiếng hò hét, chửi bới vang lên ngày một nhiều, người này giẫm đạp lên người kia để mong xin được một cành hoa, chiếc bánh, loan bia… hay được sờ tay vào một vật gì đó ở điện thờ.

Tiếp tục đọc