Hoa quê

Cứ sau Tết Âm lịch, không chỉ có Hoa Sưa, còn có một loại hoa rất lãng mạn nữa, mình hay gọi là HOA QUÊ, và có hẳn một bài viết về loài hoa này, đến kỳ nở rộ. Đó là Hoa Xoan. Vì mình dân t/p, mọi hiểu biết về loài hoa dung dị này chỉ qua những câu chuyện Mẹ mình kể. Nhưng tự lúc nào, những chuyến đi công tác, hay rong ruổi các miền, mình bỗng thương mến loài hoa dân giã với những chùm tím dịu nhẹ, phơ phất, rất con gái, khiêm nhường, nhút nhát và dễ thương. Xin tạm đưa mấy bức, trong đó có bức ảnh của cố GS Kinh tế Đặng Phong, khi còn sống gửi tặng minh, và ảnh lấy từ nguồn trên mạng để bạn đọc thư thái trong ngày nghỉ cuối tuần

Xin đọc thêm bài này: http://vietbao.vn/Xa-hoi/Hoa-que/20707341/122/

hoa xoan DP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiếp tục đọc

Kỳ diệu bài thuốc cứu sống nhiều người ung thư giai đoạn cuối

Ông Vương Xuân Thiếp bệnh nhân ung thư đã chữa khỏi.Đã có nhiều bệnh nhân ung thư lại tìm được đường sống cho mình từ bài thuốc của y học cổ truyền của Lương y Trần Gia Đạt ở Hà Nội.

Ung thư là một trong những bệnh hiểm nghèo mà cho đến nay y học thế giới vẫn còn bó tay; Có chăng cũng chỉ là phương pháp điều trị kiềm chế sự phát triển của tế bào ung thư, kéo dài thêm sự sống của bệnh nhân mà thôi.

Tiếp tục đọc

Nguyên bí thư tỉnh ủy Lâm Đồng lên tiếng về thông tin “bị trùm bao tải đánh giữa phố“

Tác giả: Nhật Trường
.
KD: Rất có thể đây chỉ là tin đồn. Hoặc có thể là chuyện thật. Nhưng dù ở cả hai phương diện giả- hay thật về một vị quan chức đầu tỉnh bị trùm bao tải đánh, thì nó cho thấy uy tín các bác trong con mắt người dân cũng đã bị… trùm bao tải từ lâu.
.
Không nên chủ quan và quy kết cho các dư luận tung tin nhảm nhí này. Mà quan trọng hơn, trước hết, các bác nên nhìn lại chính phẩm cách lãnh đạo của mình. Đó cũng là sự hướng thiện và nếu bác thực sự là người quân tử, đàng hoàng, trước sau những kẻ xấu bụng tung tin đồn nhảm sẽ phải tự … trùm bao tải cho chính họ   😀
.
 bi thu tinh uy, Lam Dong, Huynh Duc Hoa

Ông Huỳnh Đức Hòa: “Có người nào đó không rõ động cơ gì đã tung tin thất thiệt làm tổn hại đến uy tín của tôi”. Ảnh: TL

Nhiều ngày qua rộ lên tin đồn nguyên bí thư tỉnh Lâm Đồng, ông Huỳnh Đức Hòa, sáng mùng 5 tết đang tập thể dục ngoài phố thì bị trùm bao tải đánh hội đồng. Trao đổi với PV Một Thế Giới, ông Huỳnh Đức Hòa khẳng định không hề có sự việc trên. Rõ ràng đây là tin đồn vô căn cứ và ác ý nhắm vào uy tín của người từng lãnh đạo cao nhất tỉnh Lâm Đồng.

Tiếp tục đọc

‘Cướp có văn hóa’ và ‘tham có… văn hóa’

Tác giả: Kỳ Duyên

Chúng ta ồn ào về sự cướp có văn hóa của các lễ hội vinh danh và tưởng niệm quá khứ, nhưng thực ra, cả Thánh thần, và  nước Việt đều đang nửa cười nửa mếu vì lòng tham có văn hóa của người Việt hiện đại.

Mùa xuân là mùa của lễ hội. Và vì vậy đến thời điểm này, lễ hội vẫn cứ cờ quạt, kèn trống tưng bừng trên các… trang báo. Có điều, khi sự phẫn nộ bất bình về các hủ tục nhân danh lễ hội văn hóa như chém lợn (Bắc Ninh), đập đầu trâu đến chết (Phú Thọ) vừa lắng xuống, thì bỗng nổi lên một phát ngôn ấn tượng, khiến dư  luận XH được dịp Mua vui cũng được một vàitrống canh (Nguyễn Du)

“Cướp có văn hóa”

mua vui là phải, làm sao không vui được, khi tại cuộc họp giao ban báo chí chiều ngày 3/3, vị đại diện HN khẳng định chắc như đinh đóng cột, hiện tượng cướp giò hoa tre, cướp trầu cau trong Lễ hội Đền Gióng, mà báo chí phê phán, không phải là cướp. Theo ông, đây là cướp có văn hóa, cướp trong tục lệ. Vấn đề ở đây là cướp có có sự nỗ lực của cá nhân mới có được chứ không phải tự nhiên mà lộc thánh đến với mình (VietNamNet, 3/3)

Tiếp tục đọc

Từ cây mắc-ca, nhớ lại những phong trào… thất bại

Tác giả: Nguyễn Minh Nhị (Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang)

.Đọc bài Các dữ liệu hoang tưởng về cây mắc-ca của PGS TS Đinh Xuân Bá trên TBKTSG Online ngày 4/3/2015 và bài Cây mắc-ca và nhiều bài toán phải giải của Ngọc Hùng và Hoàng Sơn về kế hoạch trồng 200 ngàn héc-ta mắc-ca ở Tây Nguyên cũng trên TBKTSG Online ngày 22/2/15 tôi chợt nhớ về những “phong trào” phát triển nông nghiệp từ sau 1975 mà tôi chứng kiến hoặc có tham gia góp phần “ưu ít, khuyết nhiều”.

Liệu việc trồng cây mắc-ca có biến thành phong trào thừa nhiệt tình, thiếu khoa học và không hiệu quả kinh tế? Ảnh Thanh Thương

Về khai hoang chuyển vụ, tăng diện tích lúa Thần nông và tăng sản lượng lúa. Lúc đầu do cơ chế bao cấp, tập trung quan liêu nên 10 năm đầu cực nhiều mà hiệu quả kém, “công ít tội nhiều”. Nhờ đổi mới mà thành quả đổi ngược lại nên “công nhiều tội ít”, nông  nghiệp mới như ngày nay, xuất khẩu trên 30 tỉ đô la Mỹ năm 2014, chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Riêng xuất khẩu gạo thường đứng thứ nhì thế giới liên tục hơn chục năm liền. Tiếp tục đọc

Cây mắc-ca – Huyền thoại hay ngộ nhận ?

Tác giả: Gs. Ts Nguyễn Tử Siêm

.KD: Rất bất ngờ, mình nhận được cả hai bài viết của Gs. TS Nguyễn Tử Siêm (Cố vấn trưởng Kỹ thuật Quốc tế, Bộ Ngoại giao & Phát triển Canada – Nguyên Cục trưởng cục Khuyến nông & Khuyến lâm) , và của anh Bảy Nhị, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang. Hai người bạn mình iu quí, một người là dân khoa học, một người lãnh đạo đầu tỉnh, nhưng đều gắn bó và rất am hiểu thực tiễn nông nghiệp đất nước. Trước hiện tượng cây Mắc- ca, cả hai đều có những cái nhìn đáng chú ý khi phân tích về “phong trào” “trồng cây gì nuôi con gì” ở nước Việt này.

Xin được đăng tải cả hai bài để bạn đọc chia sẻ.

Và xin đọc thêm bài này cũng của một bạn đọc Blog KD/ KD vừa gửi đến:

.http://www.thesaigontimes.vn/127156/Cac-du-lieu-hoang-tuong-ve-cay-mac-ca.html

———

Hạt Mắc ca. Nguồn:  trên mạng

Trong những chủ trương phát triển trồng trọt từ trước đến nay, ít có cây nào gây nên một sự bàn thảo sôi nổi như mắc-ca – một cây trồng mới được Chính phủ chủ trương mở rộng mạnh mẽ, triển khai một cách cấp tập và cũng nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Người chủ trương và ủng hộ mệnh danh mắc-ca là “nữ hoàng” của các hạt, “cây tỷ đô”, “cây vàng”, người do dự cũng không ít lý do để mà cảnh báo. Chúng tôi cho rằng sự phát triển thành công mắc-ca quyết định ở tính bền vững của nó trong hệ thống cây trồng và tính cạnh tranh của nông sản này trên thị trường. Do vậy, đánh giá đúng tiềm năng cũng như lường hết sự rủi ro chính là đóng góp tốt nhất cho việc thực hiện chủ trương này của Chính phủ. Sau đây xin bàn nhiều về các thách thức. Tiếp tục đọc