Sự thật

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

Tự nhiên nhớ tới bài thơ này. Những ngày tháng Biển đảo bỗng nổi sóng, phẫn nộ, cảm giận và đau đớn. Những ngày tháng mà sự thật luôn làm người cầm bút cũng đau đớn không kém. Mình đã rơi nước mắt khi viết bài thơ. Hai bức ảnh đều là ảnh của em gái Hà Linh gửi cho. Xin đăng lại như một cách kỷ niệm về cuộc chiến Gạc Ma của những người lính biển đảo đã hy sinh, vĩnh viễn nằm lại dưới biển xanh- năm 1988

                    Đi đến cuối con đường… Ảnh Hà Linh

anh Ha Linh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Có nhau cuộc đời ấm áp
Buồn vui từng khắc từng ngày
Nước đau tim đau biết mấy
Biển đảo khiến mắt bỗng cay

.
Từng chữ từng dòng vắt kiệt
Làm sao không viết được hay
Phím bàn xác xơ xa xót
Mồ hôi nghẹn đắng bàn tay

Tiếp tục đọc

Đàn ông và… Heo

Tác giả: FB Hoài Hương

.KD: Tình cờ đọc được sự so sánh thú vị này trên FB Hoài Hương. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ, thư giãn. Nhân phát ngôn của nữ nhà văn Trang Hạ

* Thưa quý bạn đọc, để tế nhị, chủ Blog xin được bóc những Hình ảnh nude của thiếu nữ HN xưa xuống, và sẽ đăng lên sau. Mong bạn đọc lượng thứ  😀
————-

CON HEO

 

 

 

 

 

 

 

 

Hi…hi… Nhưng nhìn chú heo nầy, thấy thật bé bỏng, tội nghiệp  😀

– Như nhà văn nổi tiếng đã cho biết, cả đàn ông và heo đều thích ăn, ngủ, và tắm.
– Có đủ lục phủ ngũ tạng và đều có… râu.
– Bà chủ nhà nuôi heo (nấu cho ăn) vì mục đích sau này heo sẽ nuôi lại bà chủ (bán lấy tiền). Ở góc độ này, đàn ông đa phần chung hoàn cảnh. Tiếp tục đọc

Thích to

Tác giả: BENJAMIN NGÔ
.
Phải chăng người Việt đang cần khỏa lấp sự tự ti, nỗi mặc cảm bằng những thứ khổng lồ, có thể phá kỷ lục thế giới?

Không phải ngẫu nhiên mà một loạt công trình, tượng đài gần đây đều nhấn mạnh vào kích cỡ “to nhất”, “dài nhất”, “cao nhất”.

Kỷ lục nối tiếp kỷ lục

Giữa tháng 3-2015, nhiều cư dân mạng chia sẻ hai tấm ảnh mang tính tương phản cao: Một chụp tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng vừa hoàn thành ở Quảng Nam với chi phí 411 tỉ đồng, một chụp một bà mẹ anh hùng khốn khó trong đời thực.

Tiếp tục đọc

Trường Sa 1988: “Không có mệnh lệnh nào là không được nổ súng!”

Tác giả: Hoàng Đan

KD: Trên FB, mình tìm đọc được bài này của Lê Hữu Thảo, người lính Gạc Ma năm nào. Lần theo đường link, thấy bài viết này.

Đọc mà sống mũi cay xè. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ một sự thật lịch sử ám ảnh rất sâu sắc nỗi đau không bao giờ thành sẹo trong lòng người Việt yêu nước.

———-

Cựu binh Gạc Ma Lê Hữu Thảo khẳng định, vào thời điểm Trung Quốc nổ súng tấn công đảo vào ngày 14/3, ông chưa từng nghe có lệnh không được nổ súng.

Nỗi đau Gạc Ma vẫn chưa bao giờ nguôi

27 năm đã qua, nhưng cuộc tấn công ngang ngược của Hải quân Trung Quốc vào tàu hậu cần Việt Nam tại Trường Sa (1988) khiến 64 chiến sỹ hy sinh và chiếm đóng trái phép Đá Gạc Ma vẫn còn nguyên đó.

Chia sẻ với chúng tôi, cựu binh Gạc Ma Lê Hữu Thảo bày tỏ, những ký ức về ngày 14/31988 vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức, tâm trí của ông và dường như nó mới chỉ xảy ra vào hôm qua.

Tiếp tục đọc

Trường Sa 1988: Lính TQ thú nhận được lệnh “giết sạch” bộ đội VN

Tác giả: Hải Võ 

.KD: Đây, bạn láng giềng 04 tốt. Anh em “môi hở răng lạnh”!  😦

———-

Những bức ảnh này được đăng trên Hoàn Cầu thời báo và một số báo Trung Quốc, cho thấy lính và vũ khí Trung Quốc đã được triển khai đến Trường Sa năm 1988 để thực hiện việc cưỡng chiếm trái phép đảo của Việt Nam.

Nói về Hải chiến Trường Sa 1988, các tướng lĩnh TQ đã cố đổi trắng thay đen. Tuy nhiên, lời kể của họ đã làm lộ ra một sự thật: Họ có dã tâm và quyết thực hiện đến cùng dã tâm đó.

Năm 1988, Trung Quốc cố ý gây hấn từ trước

Ngày 14/3 năm nay đánh dấu 27 năm cuộc tấn công của Hải quân Trung Quốc vào tàu hậu cần Việt Nam ở Trường Sa (1988).

Trên thực tế, những căng thẳng ở khu vực quần đảo Trường Sa đã diễn ra từ trước khi Trung Quốc có hành động ngang ngược xâm chiếm một số đảo, đá của Việt Nam.

Tiếp tục đọc

Đổi lấy danh hiệu ‘lạc quan nhất’, chúng ta mất gì?

Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Lưu
.
KD: Sáng ngày đọc bài này trên TVN, đã thấy rất đau trong lòng. Tự lúc nào người Việt trở nên gian manh đến vậy? Làm ăn chụp giật, kinh doanh bằng bất kể thói lừa lọc nào? Vì sao nhỉ?
.
Giờ mới đăng lên. Đọc lại vẫn thấy đau. Khôn ngoan chẳng lọ thật thà. Cái thật thà bị… chó tha tự lúc nào, mà đâu đâu cũng thấy nói dối?
————-
Phải chăng chúng ta đã vô tình tự tước đi quyền được cảm thấy tổn thương, quyền được bày tỏ tổn thương trong một môi trường văn hoá “đóng cửa bảo nhau”, “chớ vạch áo cho người xem lưng”?

Nhân dịp bố mẹ chồng từ Mỹ qua thăm, tôi đưa các cụ đến một trung tâm mua sắm trên đường Đồng Khởi để mua mấy món quà cho bạn bè ở Mỹ. Đáp lại những cái mời mọc, thậm chí là giằng co, níu tay từ những người bán hàng nhiệt tình thái quá, mẹ chồng tôi cứ nhã nhặn khen đồ đẹp lắm, cảm ơn.

Những người bán hàng “nhiệt tình” đó cũng rất nhiệt tình “cắt cổ” hai cụ già Tây khi thấy các cụ hỏi đến món đồ nào, họ cũng thét giá trên trời. Họ lại còn nhấm nháy bảo tôi: em dụ mấy ông bà này mua giùm chị đi, rồi chị chia phần trăm đàng hoàng, làm ăn lâu dài mà em. Thì ra họ nhầm tôi là hướng dẫn viên du lịch đưa khách đi mua sắm. Và hình như, việc ăn chia thế này đã thành luật bất thành văn. Tôi lắc đầu, ngán ngẩm đáp: chị ơi, đây là bố mẹ chồng em đấy! Chị nói giá cho chuẩn, nếu không thì em đi ngay sang hàng khác! Giá cả mọi mặt hàng lập tức tự động giảm xuống còn 1/3 so với giá ban đầu.

Tiếp tục đọc