Bãi tập kết ‘khủng’ chứa gỗ từ cây xanh bị chặt hạ

Tác giả:  Nhị Tiến

.KD: Không biết những loại gỗ này, số phận sẽ .. ra răng? Toàn thấy gỗ tốt, ít gỗ sâu mọt.

Hay vì sâu mọt con người xung phong nhận hết cả rùi?  😀

—————

* Tin mới nhận: CẮT ĐIỆN TẠI HỘI THẢO VỀ CHẶT CÂY XANH

Các bạn đồng nghiệp vừa cho hay một thông tin, không thể hiểu nổi: Chiều nay, tại Hội thảo về 6700 cây xanh, bất ngờ điện tắt. Đứng nói chuyện với anh em báo chí sau khi kết thúc hội thảo, GS Nguyễn Lân Dũng cho biết , ông và các nhà khoa học rất buồn khi HN áp dụng mệnh lệnh hành chính với các cơ quan báo chí, hạn chế phản ánh chân thực những điều nêu ra tại buổi này. Một Đài truyền hình rất lớn cũng được yêu cầu không thông tin nữa. Trong khi đó, hơn 30 phút đầu tiên của hội thảo, EVN Cầu Giấy đã cắt điện toàn bộ ks Cầu Giấy (nơi diễn ra sự kiện).

.Phóng viên nhiều báo gọi điện cho EVN Cầu Giấy thì lãnh đạo tắt máy, nhân viên trực tổng đài nói cắt theo chỉ đạo. Chỉ đạo từ bao giờ ?. “Vừa mới xong”. “Hà Nội thêm một lần xấu xí vì việc cắt điện này”- GS Dũng mặt buồn rười rười và lo lắng báo chí sẽ không thể theo sát, tới cùng vụ việc mà nói như cựu PCT Hà Nội Phạm Sỹ Liêm là một cuộc tàn sát Mỹ Lai với cây xanh.

Tuy nhiên khi mình vào báo Lao động để đọc theo đường link, được biết bài báo đã bị bóc gỡ

———-

.Liên quan đến đề án chặt, thay thế hơn 6.700 cây xanh tại Hà Nội gây xôn xao dư luận trong thời gian vừa qua, PV đã đột nhập bãi tập kết được cho là chứa số gỗ từ cây xanh vừa bị chặt hạ.

Thời gian vừa qua, nhiều tuyến phố với hàng trăm cây cổ thụ đã bị chặt hạ, thay thế trong khi câu hỏi về số gỗ này ‘đi đâu, về đâu’ chưa có lời đáp.

PV VietNamNet đã đột nhập vào kho tập kết được cho là chứa số gỗ bị đốn hạ này.

Lần theo những dấu vết và thông tin từ phía người dân, sau nhiều ngày PV đã xác định được một điểm tập kết gốc, thân cây vừa chặt hạ, tại khu vực Cầu Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội).

Quan sát bằng mắt thường có thể thấy, bãi tập kết “khủng” này có diện tích khoảng 10ha, được quây kín tôn, canh phòng cẩn mật.

Cầu Diễn; chặt hạ; cây xanh; 6.700 cây; gỗ khủng; tập kết; kho gỗCầu Diễn; chặt hạ; cây xanh; 6.700 cây; gỗ khủng; tập kết; kho gỗ

Tiếp tục đọc

Rút ruột heo đất của trò nghèo, dạy ai về lương thiện?

Tác giả: Mi An

KD: Đọc bài này, vừa xẩu hổ, vừa khổ tâm. Chợt nhớ đến chuyện đồng bào dân tộc một xã vùng cao nhường gạo cứu trợ theo tiêu chuẩn cho xã khác. Chợt nhận ra một hiện tượng trái khoáy này. Càng được học hành, và có quyền lực, thì tại sao con người lại càng tham lam. Chả lẽ GD đi ngược?

Ngay trong một trường học này thôi. 20 con heo đất tiền tiết kiệm của trò, mà cũng bị rút ruột, thì GD trò được cái gì?

Chuyện nhỏ, nhưng nỗi hổ thẹn của người lớn, biết giấu đi đâu? Vì cái tham nó bé mọn đến kỳ lạ, và nó làm tổn thương niềm tin của những đứa trẻ thơ ngây

———–

 Đọc bản tin về chuyện 20 con heo đất hỗ trợ học trò nghèo ở Trà Vinh bị rút ruột, vừa buồn cười lại vừa đau.

Đàn heo đất 20 con bị rút ruột mà nhà trường không biết.
Đàn heo đất 20 con bị rút ruột mà nhà trường không biết.

Báo Tuổi trẻ cho biết, hơn 20 con heo đất của học sinh Trường THCS Cầu Quan (thị trấn Cầu Quan, huyện Tiểu Cần) bị “rút ruột” khoảng 20 triệu đồng. Công an huyện Tiểu Cần (Trà Vinh) ngày 20-03 cho biết đang điều tra làm rõ vụ việc.

Ông Mai Văn Hiệp- Hiệu trưởng Trường THCS Cầu Quan, cho hay sáng 17-03 giáo viên tổng phụ trách Đội thông tin một con heo đất trong quá trình bỏ tiền bị bể nhưng bên trong chỉ có mấy chục ngàn. Nghe thông tin, ông Hiệp nghi vấn nên yêu cầu nhiều giáo viên chứng kiến, kiểm tra hơn 20 con heo đất còn lại. Tiếp tục đọc

Nếu tôi là Thị trưởng (II)

Phần II: CHUNG CƯ ‘BA LÔ’ VÀ SỰ VÔ CẢM (tiếp theo và hết)

Tác giả: Kỳ Duyên

KD: Đây là phần II của bài viết, cách đây đúng 09 năm. Nhưng những vấn đề đặt ra trong bài viết này đọc lại vẫn thấy tính thời sự.

————-

Thưa bạn đọc quý mến. Khi bài viết này lên trang thì KD/KD bất ngờ nhận được tâm sự của một cô gái có cái tên rất đẹp- Bùi Hương. Tâm sự của Bùi Hương, một cô gái không sống ở HN nhưng tấm lòng cô ấy, con tim cô gái thiết tha với vẻ đẹp HN thế nào, khiến KD/ KD rưng rưng xúc động. Nay xin được đăng lên. Và rất mong, các vị quan chức c/q có trách nhiệm ở HN đọc được tâm sự này của cô gái ở tỉnh miền núi Điện Biên:

“Cô Kim Dung thân mến!
Cho phép cháu được gọi cô như vậy ạ. Rất mong tin nhắn này của cháu không làm cô cảm thấy phiền.

Thưa cô, cháu là một người dân của thành phố Điện Biên Phủ- tỉnh Điện Biên, vô tình đọc được mấy bài viết của cô về Hà Nội cháu thấy tim mình như nghẹn lại. Mấy ngày hôm nay cháu buồn, đau đớn, xót xa về vụ việc cây xanh Hà Nội.

Dù không phải người của HN nhưng cháu như đứt từng khúc ruột, nhưng cháu bất lực cô ạ. Hàng ngày, hàng giờ cháu theo dõi trên báo chí để biết sự vụ sẽ đi đến đâu, ruột gan sôi lên khi cây cứ đổ, và người dân thì tức giận. Thật là tàn nhẫn. Cháu không hiểu, thật sự không hiểu nổi cái gì đang diễn ra nữa; đến ngay như tỉnh cháu là một tỉnh miền núi mà hàng năm vẫn cứ phải trồng thêm cây xanh, vẫn phải giữ gìn từng gốc cây cơ mà. Chả lẽ c/q HN coi thường tất cả những gì là giá trị của lịch sử, văn hóa, kỷ niệm.

Đọc bài viết của cô cháu càng đau lòng khi những hình ảnh trong bài viết của cô dường như chỉ còn là ký ức. Cô ơi nếu có thể làm gì được, cô và các cô, các chú, các bác hãy làm để cứu lấy cây xanh Hà Nội. Dù bây giờ cái dự án kia đã tạm dừng lại nhưng không gì có thể bù đắp lại những mất mát họ đã gây ra. Ngày trước mỗi lần về Hà Nội công tác cháu vẫn đi ngắm HN bằng tất cả cảm xúc và tấm lòng của mình cô a. Cháu tiếc, buồn và xót lắm.

Cháu chào cô!”

Cảm ơn cháu Bùi Hương. Cảm ơn tấm lòng rất đẹp của cháu!

———–

Nếu cây xanh là y phục, thì kiến trúc đô thị chính là diện mạo, là gương mặt, là “mặt tiền” của thành phố.

Đã là người Hà Nội, không ai không nghe nói hoặc chí ít một lần được ngắm những bức tranh phố cổ Hà Nội – Phố Phái. Những nếp nhà nhỏ lô xô, tựa vào nhau, mang hơi thở bình yên và màu của thời gian đã trở thành một phần bản sắc kiến trúc của Hà Nội cổ, thành nỗi nhớ trầm tích và ẩn ức trong sâu thẳm tâm hồn người Hà Nội.

Phố khổ và chung cư đeo “ba lô”

Nhưng thời hiện đại có ai sống được trong phố cổ với những ngóc ngách rêu phong ẩm ướt. Phố cổ thành “phố khổ” là vậy. Tôi nhớ có lần, đi công tác từ Campuchia trở về, bạn cứ tấm tắc khen thủ đô Phnôm Pênh có những đường phố chính, những đường phố lớn, muốn xây dựng ở đó, chủ sở hữu phải được chính quyền duyệt cả thiết kế với giá trị đầu tư nhất định để bảo đảm quy hoạch hài hoà, không phá vỡ cảnh quan kiến trúc chung của cả đường phố, cả thành phố. Những đường phố của Phnôm Pênh nhờ đó, trải qua bao thăng trầm, biến động khốc liệt của chiến tranh vẫn giữ được vẻ đẹp kiêu sa, đặc sắc của riêng Phnôm Pênh mới có. Tiếp tục đọc

Trồng cây trong phố Hà Nội: Đầy ngổn ngang!

Tác giả: Trần Huy Ánh (Sưu tầm và tổng hợp)

.KD: Bài viết có khá nhiều thông tin, số liệu đáng đọc để hiểu cây xanh HN đã trải qua những dâu bể thế nào. Có lẽ những ngày này, cây xanh HN cũng đang khóc cho thân phận mình. Và người ở HN thì khóc cho thân phận cây xanh.

———-

Xem ra trồng cây cho Hà Nội xanh hơn vẫn còn nhiều việc ngổn ngang, nhưng nếu muốn có thay đổi căn bản thì phải có những phương pháp thực hiện mới mẻ. 

Hà Nội năm 1954 có diện tích 152,2km2 (nội thành là 12,2 km2, ngoại thành là 140 km2), gồm 36 phố nội thành và 4 quận ngoại thành; dân số là 436.624 người. Tổng số cây xanh bóng mát (được trồng theo quy hoạch và chăm sóc quy chuẩn  là 16.000 cây.

Năm 1995, diện tích Hà Nội 921,8 km2, gồm 4 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành. Trong đó 4 quận nội thành cũ 40km2, dân số 1.042.800 người.

Tiếp tục đọc

GS Thuyết: lãnh đạo Hà Nội ‘thiếu trí tuệ’?

Tác giả: theo BBC
.
KD: Cái sự thiếu trí tuệ, thiếu dân chủ như GS Nguyễn Minh Thuyết đã nói, rút cục đã dẫn đến một hệ lụy tai hại- dân càng không tin vào năng lực và sự minh bạch của chính quyền.
————
 GS. Nguyễn Minh Thuyết
GS. Nguyễn Minh Thuyết nói giới lãnh đạo, quản lý ở Hà Nội ‘thiếu trí tuệ’ và ‘thiếu dân chủ’ trong vụ chặt hạ cây xanh.

Giới chức lãnh đạo, quản lý ở Hà Nội có vấn đề về mặt ‘trí tuệ’ và ‘thiếu dân chủ’ trong chiến dịch chặt hạ cây xanh gây tranh cãi và vừa bị đình chỉ ở thủ đô, theo một cựu Đại biểu Quốc hội Việt Nam.

Trao đổi với Tọa đàm Cuối tuần ( Hangout) của BBC hôm 22/3/2015, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Việt Nam, nói:

“Tôi có cảm tưởng là ở đây có sự thiếu trí tuệ của những người chịu trách nhiệm ở Hà Nội và thứ hai là sự thiếu dân chủ. Tiếp tục đọc

Ông Lý Quang Diệu: Tôi đã thất vọng với cô gái có tên Kha Ngọc Chi

Tác giả: Nguyễn Tuyết- Lâm Anh (theo An Ninh Thế giới)
.
KD: Chuyện tình của ông Lý Quang Diệu. Một mối tình cũng vô cùng lãng mạn và rất đẹp. Một hạnh phúc gia đình gắn với sự thành đạt của các con khiến cho chữ Hạnh phúc càng trở nên sâu sắc và  hiếm có
.
Họ là những người Biết yêu!
———–
Chuyen tinh Ly Quang Dieu

Vợ chồng ông Lý Quang Diệu

Hơn ba mươi năm đứng đầu Chính phủ Singapore, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đã  đưa mức thu nhập bình quân tính theo đầu người của người dân Singapore lên hàng cao nhất thế giới. Có ai biết khởi nguồn thành công của người cha đẻ Singapore xuất phát từ nỗi thất vọng mang tên Kha Ngọc Chi.

Tiếp tục đọc

Lý Quang Diệu, người sáng lập Singapore

Tác giả: Theo BBC Tiếng Việt

KD: Sáng hôm nay, báo chí tràn ngập tin ông Lý Quang Diệu, cha đẻ của Singapore hiện đại đã qua đời lúc 3h18 sáng 23/3 tại bệnh viện đa khoa Singapore vì bệnh viêm phổi. 

Cả nhân loại nói chung, đất nước Đảo Quốc Sư Tử nói riêng đau buồn vĩnh biệt một nhân vật lịch sử, một vĩ nhân- người đã đưa đất nước Singapore, có diện tích chỉ nhỏ như đảo Phú Quốc (VN) trở thành một quốc gia mà nhiều quốc gia khác phải… ngước nhìn.

Vĩnh biệt và thương tiếc ông!

Có viễn kiến, tính cách lạnh lùng cứng rắn, ông Lý Quang Diệu đã biến Singapore từ một hòn đảo nhỏ bé không hề có tài nguyên thiên nhiên gì trở thành một nền kinh tế phát triển thành công, thịnh vượng.

Hình chụp Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu vào ngày 5/1/1969

Ông Lý đã thành công trong việc biến Singapore thành một sự kỳ diệu về kinh tế, sự pha trộn giữa kinh tế tư nhân và chủ nghĩa tư bản nhà nước. Tiếp tục đọc