Xin lỗi người Hà Nội

Tác giả: Hoa Mua (theo FB Trang Tran)

KD: Cách đây mấy hôm, bất ngờ trên FB, mình nhận được bài viết này đăng trên FB Trang Tran, một người bạn gái trẻ mình iu quí, mến thương vì tính cách ngay thẳng, với dòng chữ “tặng ng HN Kim Dung Pham”.

Mình đã đọc và rất cảm động. Tác giả nào đó viết về người HN với tất cả sự tinh tế, hiểu biết, cái hay cái dở của tính cách người HN, cái xô bồ bát nháo của XH.  Bỗng nhớ biết bao HN thơ bé, với vẻ đẹp an lành yên tĩnh của Hồ Gươm, căn nhà phố cổ nhìn ra Hồ Gươm, cầu Thê Húc, cả cây gạo đỏ hoa như cháy khôn nguôi, và những bữa cơm xum họp đầm ấm có cha có mẹ, có các chị em gái…

Nay xin đăng lên Blog để bạn đọc chia sẻ.

Cảm ơn tấm lòng em Trang Tran

hoa gao a

Tôi thấy quá thương mến và cảm phục những người Hà Nội gốc. Trước sự ngang nhiên, ào ạt, nhập cư của những người nhà quê chúng tôi, người Hà Nội chỉ phản ứng một cách yếu ớt, tế nhị, kín đáo. Người nhà quê rất tự tin, hùng hổ đảo lộn cả Hà Nội, ngày càng nắm quyền lãnh đạo từ phường cho đến quận, rồi cả thành phố và các cơ quan trung ương đóng tại Hà Nội. Người Hà Nội gốc thành thiểu số, họ co cụm lại và bền bỉ, khéo léo bảo vệ những giá trị của mình… Tiếp tục đọc

Diễn từ bế mạc lễ trao giải Văn hóa Phan Châu Trinh 2015

Tác giả: Nguyên Ngọc

.KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này- Diễn từ của nhà văn Nguyên Ngọc tại lễ bế mạc trao Giải Văn hóa Phan Châu Trinh 2015.

Năm nay, nhà văn- nhà giáo Phạm Toàn cùng Nhóm Cánh Buồm của ông được trao giải.

.Chúc mừng nhà giáo Phạm Toàn- Ông già Trẻ con- cùng các cộng sự. Mình đùa và gọi nhà giáo Phạm Toàn như vậy, bởi sự kính trọng, cùng ngưỡng mộ tâm hồn trong sáng của ông-  và niềm say mê công việc GD cho trẻ thơ thật kỳ lạ. Dường như ngọn lửa Phạm Toàn lúc nào cũng đượm vì những đứa trẻ, tương lai của dân tộc này

Diễn từ hơi dài nhưng tràn đầy cảm xúc và những kiến thức bổ ích cho mỗi người đọc.

Và bỗng nhiên mình ước mong, đời sống mỗi tâm hồn người Việt trẻ hãy tràn đầy cảm xúc, tràn đầy sự say mê làm việc như hai nhà văn già- một người Trao và một người Nhận- giải thưởng văn hóa ý nghĩa này.

.1

 Thưa …,
Hôm nay, rất đúng hẹn, chúng ta lại gặp nhau trong không gian đầm ấm này, cho một sự kiện trang trọng: Lễ trao giải Văn hóa Phan Châu Trinh lần thứ 8. Nếu kể cả lần trao giải năm 2007 của Quỹ Dịch thuật Phan Châu Trinh, tiền thân của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh, thì đây là lần thứ 9.
Vậy là chúng ta đã cùng nhau đi được một chặng đường dài 9 năm, và tôi nghĩ với tất cả lòng khiêm tốn vẫn có thể nói rằng, bằng một sinh hoạt đều đặn, nhẹ nhàng và giản dị, thân mật mà thâm trầm, chúng ta đã tạo nên được gần như là một tục lệ văn hóa mới tốt đẹp và hằng năm được mong đợi.

Tiếp tục đọc

Những dị bản sách kinh hoàng: Do NXB bán giấy phép!

Tác giả: Thảo Phượng (tổng hợp)

.Trả lời phóng viên về việc không ít cuốn sách, truyện dành cho trẻ em khi phát hành ra thị trường mới phát hiện nhiều lỗi, PGS.TS Phạm Văn Tình (Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam) cho rằng lỗi xuất phát từ việc nhà xuất bản “bán giấy phép” cho nhà phát hành để lấy lợi nhuận mà không quan tâm đến hậu quả.

PGS.TS Phạm Văn Tình (Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam).

Theo ông, việc nhiều cuốn sách, truyện dành cho trẻ em khi phát hành ra thị trường phát hiện nhiều lỗi, dị bản do lỗi từ khâu nào?

PGS.TS Phạm Văn Tình: Trước hết thuộc về khâu biên tập, tổ chức bản thảo. Nguồn cung cấp bản thảo cho các nhà xuất bản thì có nhiều: Do cơ quan nhà nước, do các tổ chức có chuyên môn khác nhau, do một cá nhân nào đó… Bản thảo về qua khâu thẩm định, biên tập của các NXB. Nếu biên tập viên và những người chịu trách nhiệm cẩu thả, thiếu trách nhiệm, làm đại khái thì rất dễ xảy ra sai sót.

Cũng có khi họ là những người nghiêm chỉnh, có trách nhiệm nhưng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ non yếu thì có khi những sai sót nằm ngoài ý muốn của họ (ví dụ cho ra những cuốn từ điển chất lượng yếu kém, những tác phẩm văn học non tay, những công trình nghiên cứu không đảm bảo yêu cầu khoa học…).

Cơ quan nào chịu trách nhiệm trong việc để sách xuất bản có nhiều sai phạm thưa ông?

Tiếp tục đọc

Tình sưa

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

Hoa-sua-
Bất ngờ quá bỗng một mùa sưa cũ
Nở trắng trời trắng phớt như mây
Ngỡ ngàng quá bỗng một ngày gặp gỡ
Để xưa về thao thức cả đêm nay

Bồng bềnh lá bồng bềnh hoa bồng bềnh hư ảo
Mắt lá nhìn lưu giữ cả mùa sưa
Bình yên là gió bình yên là khao khát
Nắng cứ vàng cho trời bỗng nhớ mưa Tiếp tục đọc

Phạm Thị Hoài – Tư cách trí thức Việt Nam

Tác giả: Phạm Thị Hoài

KD: Bạn bè iu quí gửi cho mình bài viết này của nhà văn Phạm Thị Hoài- từ rất lâu. Nay muốn đăng lên để bạn đọc chia sẻ, tùy nhận thức, trình độ và phông văn hóa mỗi người đọc.

Trí thức VN đã từng là đề tài tranh cãi không ít. Cách đây nhiều năm, định nghĩa thế nào là trí thức của GS Chu Hảo đã gây nên một cuộc tranh luận đa chiều thú vị.

Nhưng theo mình, trí thức trước hết phải là người có phông học vấn tốt, có tư duy độc lập, sáng tạo, cống hiến vào sự vận động và phát triển của XH, và không bao giờ “lụy” danh lợi. Bởi một khi trí thức lụy danh lợi, chỉ dẫn đến bậc… Trí Nô. Mà XH Việt Nam cũng không hiếm các bậc này.

     Nhà văn Phạm Thị Hoài. Nguồn: trên mạng

Mạng Ý Kiến: Mặc dù tác giả Phạm Thị Hoài không muốn phổ biến bài, nhưng trong hoàn cảnh hiện nay, nhìn từ góc độ Con Người Việt Nam, trong đó có giai tầng trí thức (?), bài có ý nghĩa rất lớn; do đó để độc giả có thêm một nhận định về con người Việt Nam, về trí thức Việt Nam, chúng tôi xin mạn phép trích đăng bài. May ra việc xem xét lại về chiều sâu Con Người Việt Nam khiến cho chúng ta tìm ra được các câu trả lời để thoát khỏi tình trạng bế tắc hiện nay (nếu không muốn nói là cuộc tổng khủng hoảng con người, xã hội), đặt nền móng cho công cuộc xây dựng một nước Việt Nam mới sau này. Mong lắm thay !!! Tiếp tục đọc

Lấp sông và chuyện ‘bạo vì tiền’

Tác giả: Kỳ Duyên

.Đã qua rồi cái thời đèn nhà ai nấy rạng. Thời hội nhập, và sự phát triển của một XH đòi hỏi  từ mỗi cá nhân cho tới cộng đồng biết hành xử văn minh và có tính chuyên nghiệp, khi đụng chạm tới lợi ích của người khác, cộng đồng khác.

Có hai vụ việc nhỏ và một vụ việc lớn trong tuần, bỗng nhiên trở thành đề tài ấn tượng và bàn luận ồn ào trên các báo, các trang mạng XH.Cả hai vụ việc nhỏ, nhưng bài học làm người không nhỏ chút nào. Nó khiến cho người có chút lương tâm, thấy buồn cười và rất đau. Cùng nỗi hổ thẹn.

Nắn lợn và thiếu tính chuyên nghiệp

Đó là vụ rút ruột 20 con heo đất hỗ trợ học trò nghèo, có hoàn cảnh khó khăn ở Trường THCS Cầu Quan (huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh). Số tiền bị rút ruột không lớn- chỉ 20 triệu. Chuyện đổ bể bắt đầu từ một con heo đất bị “bể” (vỡ), bên trong chỉ có mấy chục ngàn, trong khi nếu đối chiếu sổ sách thì con heo này cũng phải hơn 01 triệu. 20 con heo đất với số tiền khoảng 28 triệu, là tiền tiết kiệm của các em học trò nhịn ăn sáng, hoặc tiết kiệm tiền cha mẹ cho để nuôi heo “béo” từ tháng 10/2014.

Có điều, heo đất các em nuôi, khi được phát hiện, không những không tăng trọng mà lại sụt giảm nhanh chóng. Hơn 28 triệu nay chỉ còn khoảng 08 triệu.

Nắn lợn, lấp sông Đồng Nai, Ấn tượng trong tuần, Kỳ Duyên, bác sĩ phụ sản, học sinh, lợn đất
Đàn heo đất 20 con bị rút ruột mà nhà trường không biết.

Tiếp tục đọc

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo: Lòng tự trọng

Tác giả: Nguyễn Trọng Tạo

.Việc chặt cây không thể nói chung chung là “trên đúng dưới sai đươc”. Vậy tại sao chỉ 1 con phà đắm làm chết người mà một ông Thủ tướng phải cúi đầu xin lỗi dân và xin từ chức? Là vì họ thấy được trách nhiệm nặng nề của họ trước số phận nhân dân, số phận dân tộc của họ.

Tôi cảm kích trước lòng tự trọng của một kỹ sư người Nhật vừa mới tự tử tại Thổ Nhĩ Kỳ bởi vì một sợi dây cáp bị đứt khi cây cầu đang được thi công, mặc dù cầu không bị gẫy và không có người thiệt mạng. Ông là Kishi Ryoichi, 51 tuổi, người đã tự nhận trách nhiệm cho sự cố này trong bức thư tuyệt mệnh mà ông để lại. 

Rất nhiều người đã cảm kích và ca ngợi lòng tự trọng của ông Ryoichi. Một số người mong muốn cây cầu được lấy tên ông.

Vậy mà ở Hà Nội, cả một dự án chặt cây liên quan đến nhiều vị lãnh đạo các cấp, khi mới bước đầu thực hiện đón hạ được 500 cây, họ đã lập tức bị cả một làn sóng dư luận phản đối, chỉ trích từ người dân, từ các nhà khoa học, trí thức và truyền thông, mà vẫn chưa một ai đứng ra nhận lỗi trước công luận thì đấy là một điều hết sức kỳ lạ. Nhưng lạ hơn là tất cả những câu trả lời báo chí, dù chậm chạp chây lì của họ, lại tìm mọi cách để né tránh hay tảng lờ tội lỗi.

Tiếp tục đọc