Chú Nguyễn Hữu Trung (56 tuổi) là bảo vệ của Phòng khám mắt ngay cạnh Bộ Y tế cho biết: “Ngay sau Tết Nguyên Đan chúng tôi đi làm thấy người ta đang rục rịch chặt hạ các cây ở đây rồi, trong khi chúng vẫn còn xanh tốt. Có cây to vừa ôm tay người thế nhưng cũng đều bị chặt hạ.
Chúng tôi hàng ngày ở đây nên cũng tiếc lắm. Nhưng họ bảo đây là chỉ đạo từ bên trên nên chúng tôi cũng không có ý kiến gì.Giờ nhìn hàng cây mới trơ trụi lá, cây chết, cây sống mà nao lòng. Đến bao giờ mới có được hàng cây xanh mát như trước”.
Day: Tháng Tư 3, 2015
Hàng trăm xe tải qua cầu cấm, có “đèn xanh” của Chủ tịch tỉnh Hà Nam
Cây cầu chỉ chịu được trọng tải dưới 3,5 tấn nhưng hàng ngày vẫn có hàng trăm lượt xe trọng tải lớn vẫn lao vù vù qua đây…
Cầu yếu oằn mình chịu trận xe “hổ vồ”
Cầu Châu Sơn là cây cầu bắc qua sông Đáy, nối trung tâm TP.Phủ Lý (Hà Nam) sang Khu công nghiệp Châu Sơn, mỏ đá Kiện Khê…
Cây cầu này được đặt tên theo Quyết định số 04/2009/QĐ-UBND ngày 13/1/2009 của UBND tỉnh Hà Nam. Theo công năng thiết kế và để đảm bảo chất lượng cho công trình, cây cầu này đã cấm xe có trọng tải trên 3,5 tấn đi qua.
Cho quan tham chuộc mạng là khuyến khích tham nhũng
Tác giả: GS-TS NGUYỄN THÁI PHÚC, Giám đốc Học viện Tư pháp/ Theo Pháp luật TPHCM
.KD: Mình ủng hộ ý kiến bác này!
—————
Quy định này tạo điều kiện cho kẻ tham nhũng dùng chính ngay số tiền tham nhũng của dân, của nước để đổi lại mạng sống của mình.
Dự thảo BLHS (sửa đổi) vẫn duy trì hình phạt tử hình cho hai tội tham ô và nhận hối lộ (thuộc nhóm tội tham nhũng). Tuy nhiên, dự luật lại cho phép người bị kết án tử hình đã chủ động khắc phục hậu quả của tội phạm do mình gây ra, tự nguyện giao nộp cho Nhà nước ít nhất 1/2 số tiền, tài sản do phạm tội mà có, hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì có thể được chuyển hình phạt tử hình xuống chung thân.
Một bức ảnh của thầy Văn Như Cương
KD: Tình cờ mới đây mình mới biết Gs Văn Như Cương có FB.
Ảnh: Đỗ Quốc Anh
Thú thật, mình không hề thích nghề dạy học. Tư tưởng vốn tự do, khoáng đạt, có tố chất nghệ sĩ và lãng mạn, he…he…mình sợ nhất kiểu “đúc một khuôn”. Vậy mà cả gia đình họ hàng bên cha mình hầu hết đều làm nhà giáo. Ngay cách gọi của gia đình mình với họ hàng ở HN cũng vậy- ông giáo Hiệu, bà giáo Phúc… Tiếp tục đọc
Lê Uyên – Phương: Những góc khuất của một huyền thoại
>>> Ca sĩ Lê Uyên: “Tôi không cố đè nén cảm xúc của mình”
>>> Lê Uyên: “Tôi phải sống và hát vì chồng”
Vẫn sảnh khách sạn Kingston, Thủ Khoa Huân, quận 1, Sài Gòn những ngày gắt gỏng nắng. Chúng tôi ngồi trước cái máy lạnh lớn đang phả ra thứ hơi lạnh nhân tạo, không biết là có đủ minh họa cho không khí núi đồi Đà Lạt năm xưa hay chăng, mà câu chuyện mỗi lúc một say sưa. Người đàn bà 62 tuổi chia sẻ những hồi ức, tình yêu và nhựa sống thời thanh xuân đã qua như loài chim hót về một mùa ái ân cũ trong cánh rừng xưa.
Làm gì khi đất nước còn nghèo?
Nguyễn Hòa. Nguồn: Trên mạng
Hội hè đình đám đã và đang trở thành một xu hướng tiêu tiền hợp pháp, vì người ta nhân danh văn hóa, nhân danh truyền thống, nhân danh tấm lòng đối với tổ tiên, thì làm sao có thể bác bỏ. Nhầm lẫn khái niệm và ước mơ… kỷ lục, dăm năm trở lại đây, một số địa phương thi nhau làm hồ sơ đăng ký di sản văn hóa với UNESCO.
Ăn cắp hàng hiệu từ Thái qua Nhật: Xấu mặt người Việt
Tác giả: Hạnh Nguyên (tổng hợp)
.KD: Nhục thật cho người Việt. Bé thì ăn cắp vặt. Lớn thì ăn cắp lẫn tham nhũng. Ăn cắp trong nước chưa đủ, còn ăn cắp xuyên quốc gia. Nam thanh nữ tú đều có thể ăn cắp 😦
Nếu là kẻ cắp chuyên nghiệp còn hiểu được. Đây có cả bà cán bộ Thành ủy đi học tập cũng ăn cắp. Đọc mà mình thấy sượng sùng!
Văn hóa người Việt đang đứng ở đâu trong con mắt người nước ngoài? Chả lẽ là một dân tộc đủ thói hư tật xấu? Tự lúc nào ra nông nỗi này nhỉ?
Ngày xưa còn bé tí, lúc nào mình cũng được nghe mẹ cho đến nhà trường răn dạy: Đói cho sạch rách cho thơm/ Giấy rách phải giữ lấy lề.
Nay thì càng giàu càng ăn bẩn.
————-
Lợi dụng tâm lý sính ngoại nhưng ham rẻ của một bộ phận người trong nước, những kẻ ăn cắp tìm mọi cách để “tuồn” hàng hiệu chôm chỉa tại các cửa hàng, siêu thị hay trung tâm mua sắm ở nước ngoài về Việt Nam.
Báo Nhật: 6 người Việt bị bắt vì ăn cắp quần áo
Ăn cắp ở nước ngoài về Việt Nam bán
Cơ quan chức năng Singapore vừa tạm giữ một nữ cán bộ ở TP. HCM vì nghi ngờ trộm cắp trong siêu thị. Theo VTC News, bà này được Thành ủy TP HCM cử đi học ngoại ngữ ngắn hạn tại Singapore. Khi lớp học sắp kết thúc, bà đi mua sắm tại siêu thị và cầm một món đồ trị giá khoảng 300 SGD nhưng lại không trả tiền. Nhiều khả năng, bà này sẽ bị đưa ra xét xử tại quốc đảo Sư Tử.
Vụ việc 5 người Việt Nam ở Thái Lan bị bắt vì ăn cắp các món đồ hiệu trị giá tới hàng trăm ngàn baht (100.000 baht tương đương 3.000 USD) cũng đang gây xôn xao dư luận. Năm người này bao gồm 3 nữ và 2 nam, độ tuổi từ 24 đến 39.
Nhật ‘không đòi VN trả lại tiền hối lộ’
Tác giả: BBC Tiếng Việt
.KD: Lại lỗi “thằng đánh máy” rùi. Hay NB cũng ngại chuyện “rút dây động rừng” vốn không phải chuyện lạ ở VN?
Những nỗi nhục quốc thể thì chẳng… rút được! 😦
————-
Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) giải thích với BBC quanh thông tin nói Nhật Bản đòi phía Việt Nam hoàn trả khoản tiền hối lộ trong một dự án dùng vốn ODA.
Việt Nam đang điều tra cáo buộc Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) đã hối lộ 80 triệu Yen Nhật cho quan chức Việt Nam trong quá trình thực hiện dự án “Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 01- giai đoạn I” bằng vốn ODA của Nhật Bản.
Hôm 1/4, một số tờ báo Việt Nam đăng tin JICA yêu cầu bên Việt Nam hoàn trả tiền ‘lót tay’ trong vụ việc. Tiếp tục đọc
Đề nghị tách tạm giữ, tạm giam khỏi công an
Tác giả: Chung Hoàng
KD: Đúng rùi. Nếu không thì còn nhiều người tự tử lắm. Bà Lê Thị Nga là một ĐBQH có nhiều ý kiến xác đáng, có tấm lòng.
———-
“Chừng nào còn để trại tạm giam thuộc công an tỉnh, tương đương với phòng điều tra, chừng nào cấp huyện còn để nhà tạm giữ nằm trong công an huyện, chừng đó còn khó tránh được những vi phạm trong hoạt động giam giữ” – Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp QH Lê Thị Nga nói.
Đề xuất bắt buộc ghi âm, ghi hình khi hỏi cung
Ba năm, 226 người chết trong trại tạm giam, tạm giữ
Dự thảo luật Tạm giữ, tạm giam được trình trước UB Tư pháp hôm nay).
Dự thảo quy định tạm giữ, tạm giam là biện pháp ngăn chặn do cơ quan, người tiến hành tố tụng áp dụng đối với người bị bắt quả tang, truy nã, khẩn cấp và đối với bị can, bị cáo nhằm cách ly họ ra khỏi đời sống xã hội một thời gian nhất định để ngăn chặn họ tiếp tục phạm tội, ngăn chặn hành vi trốn tránh việc điều tra, truy tố, xét xử, cản trở việc xác định sự thật của vụ án hoặc để bảo đảm thi hành án.
Bạn phải đăng nhập để bình luận.