Phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phòng chống thiên tai năm 2015 của Hà Nội sáng 9/4, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo cho rằng không vì dư luận phản ứng trong việc thay thế cây xanh trên một số tuyến phố vừa qua mà dừng việc chặt hạ, dịch chuyển, thay thế những cây có nguy cơ gãy đổ trong mùa mưa bão. Tiếp tục đọc
Day: Tháng Tư 9, 2015
Thơ và biên dịch thơ- Cặp nhảy hoàn mỹ
Tác giả: Tô Văn Trường
.KD: Rất bất ngờ, Ts Tô Văn Trường vừa gửi mình bài viết này. Về tài biên dịch hơn 1000 bài thơ ra tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Hán của ông Nguyễn Chân (cựu Bộ trưởng Bộ Mỏ- Than). Ở tuổi này, không còn khỏe, vậy mà đầu óc ông cựu Bộ trưởng vẫn rất minh mẫn, và làm việc say mê. Đáng kính phục. Xin được đăng lên để bạn đọc chia sẻ.
Cảm ơn Ts Tô Văn Trường
————
Tôi có nhóm bạn yêu và thích làm thơ nhưng khi được đọc thơ và nhất là các bản biên dịch thơ ra tiếng Pháp, tiếng Nga và Hán – Việt của ông Nguyễn Chân (cựu Bộ trưởng Bộ Mỏ và Than cũng là dân khoa học kỹ thuật) đã có hơn nghìn bài thì đều ngả mũ thán phục vị đàn Anh đáng kính. Nếu nói theo ngôn ngữ thời nay, thơ và biên dịch thơ của ông Nguyễn Chân là cặp nhảy hoàn mỹ.
Thật khó lý giải về hiện tượng ông Nguyễn Chân năm nay đã 86 tuổi, 3 lần bị tai biến, đi lại khó khăn, khi đàm thoại phải dùng máy trợ thính nhưng khi biên dịch thơ hay bàn về chuyên môn thì vẫn minh mẫn lạ thường. Dịch thơ cùng lúc ra 3 thứ tiếng mà lại còn là dịch NGƯỢC! quả là khó, quá khó. Ít nhất thì việc này cũng làm cho não bộ dịch giả đỡ … hao mòn (như ý định của “đương sự”) và khiến người đọc phải ngưỡng mộ. Tiếp tục đọc
Diễn từ nhận giải Việt Nam học – Giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh lần thứ VIII

Trước hết, tôi xin ngỏ lời cảm ơn nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và Quỹ Văn Hóa Phan Châu Trinh đã gửi đến cho tôi một danh dự rất lớn. Tôi rất hân hạnh.
Theo tôi, Phan Châu Trinh là người Việt Nam trong thế kỷ thứ hai mươi rất thông minh. Phan Châu Trinh có khả năng nhìn xa trông rộng và tiên đoán về tương lai. Thời ấy, cũng có một người nổi tiếng tên là Phan Bội Châu, nhưng Phan Bội Châu có ý kiến rất khác. Cả hai đều là người yêu nước. Nhưng mà trong khi Phan Bội Châu đi nơi này nơi kia tìm tòi con đường độc lập cho đất nước, Phan Châu Trinh đã nhìn vào tương lai và biết rằng vấn đề đất nước không thể giản dị như thế.
Người Do Thái: Sự thần kỳ của một dân tộc nhỏ bé
Tác giả: Theo VFPRESS
KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này. Một dân tộc bé nhỏ mà vĩ đại, khiến cả thế giới phải ngước nhìn. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ
——————
Nguồn ảnh: Nghiên cứu quốc tế
Một dân tộc nhỏ nhưng tác động đến rất lớn toàn bộ văn minh của trái đất. Từ cuộc sống, khoa học, làm giàu… đến tư tưởng mọi thứ đều có sự tác động của người Do Thái.
Văn minh Do Thái không để lại những kiến trúc nổi tiếng như Kim tự tháp, điện Pantheon hoặc Vạn lý Trường thành, nhưng nó lưu lại mãi mãi một di sản phi vật thể vô giá mà ít có nền văn minh nào có thể sánh được về tầm ảnh hưởng lâu dài, sâu sắc đối với văn minh toàn nhân loại.
Dường như là, mỗi khi bàn luận về sự thông minh có di truyền không, người ta đều nêu lên dẫn chứng về giải Nobel và người Do Thái. Và cũng như một thông lệ, hàng năm sau khi công bố giải, người ta đều hỏi người Do Thái chiếm bao nhiêu phần trăm giải năm ấy. Và thực tế thì con số này không hề nhỏ.
Ví dụ chỉ sau khi vừa công bố 3 giải Nobel 2011, lập tức có một bài báo nhan đề “Bà mẹ Yiddeshe có thể tự hào: Năm trong bảy Nobel gia là người Do Thái”. Đó là: Ralph Steinman và Bruce Beutler, giải Nobel về Y học, Saul Pelmutter và Adam G. Ross – giải Nobel về Vật lý, Daniel Shechtman – giải Nobel về Hoá học. Tiếp tục đọc
Bạn phải đăng nhập để bình luận.