Tắc kè hoa

Tác giả: Johannes Stotter.

.KD: Bạn bè iu quí gửi cho tấm hình này. Tưởng tranh về Tắc kè hoa. Nhưng nhìn kỹ, là hai người đàn bà khỏa thân, mang màu sắc biến hình của họa sĩ Johannes Stotter.

Xin đăng lên để bạn đọc thư thái cuối tuần  😀

tac ke hoa

Lời dạy của cha

Tác giả: Theo FB Đức Bảo Phạm (Sưu tầm)

.KD: Đọc được những Lời dạy của cha trên FB Đức Bảo Phạm, cảm động quá. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ

Một tinh thần “quý tộc”- trọng văn hóa, trọng các giá trị lao động, giá trị làm người- phải luôn ngự trị trong những việc làm, nếp sống, ứng xử ngày ngày, trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào. Để không vì thế, đánh mất chính mình

———

cha va con

Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn: Trên mạng

1. Con ạ, con nhất định phải học nấu cơm. Việc này không liên quan với chuyện hầu hạ người khác. Khi những người yêu thương con đều không ở bên cạnh, con có thể đối đãi bản thân thật tốt. (Có thể độc lập sinh tồn).
2. Con ạ, con nhất định phải học lái xe. Việc này không liên quan với thân phận địa vị. Như thế vào bất cứ lúc nào, con cũng có thể cất bước đi đến bất cứ nơi nào con muốn, không cầu cạnh bất cứ người nào. (Tự do).
3. Con ạ, con nhất định phải học đại học. Việc này không liên quan với học lực. Trong đời người cần trải qua mấy năm này, cuộc sống không gò bó lại có thể thấm nhuộm thư hương. (Một khi đi vào xã hội, là đã đi vào thị trường). Tiếp tục đọc

Công chức Bộ đi bán dưa cũng chỉ ‘xoa dịu tạm thời’

Tác giả: Mỹ Hòa- Duy Chiến

KD: Đọc bài này thấy thương người nông dân quá. Ào ạt trồng, thu hoạch, rồi ào ạt không biết “đầu ra” ở đâu. Dưa hấu không phải là thứ quả duy nhất phải chịu thân phận hẩm hiu, dù ruột đưa đỏ màu may mắn. Trước đó, là vải thiều, nhãn, sữa bò…. Lòng tốt của đồng loại chỉ có thể an ủi, làm ấm áp chút ít những giọt mồ hôi xa xót của người nông dân. Chỉ có trí tuệ mang tầm chiến lược của quản lý kinh tế Nhà nước mới giúp họ yên tâm, và giúp cây trồng VN đi xa- khi trở thành hàng hóa.

Nhưng “Dưa hỏi Nhà nước xin thưa/ Tư duy còn khóa nên dưa chưa biết đi đàng nào”

——–

Nền SX nông nghiệp hàng hóa mà cứ để cho nông dân và thương lái tự xoay sở thì làm sao họ lo nổi?” PGS.TS Vũ Trọng Khải.

Hiện nay nhiều nhóm tình nguyện đang huy động bán dưa hấu giúp bà con vùng lũ Quảng Nam. Còn bản thân Bộ Công thương, trước tình hình ùn ứ dưa hấu ở cửa khẩu Lạng Sơn, đã mua một xe dưa hấu đem về bán tại trụ sở bộ để chia sẻ khó khăn với nông dân.

Những việc làm này đã lan tỏa sự đồng cảm và hành động chung tay trong cộng đồng. Tuy nhiên, bao khó khăn, bế tắc trong việc giải quyết đầu ra cho dưa hấu nói riêng và các nông sản nói chung vẫn là bài toán khó, khiến nhiều người không khỏi đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của các cơ quan hữu quan. Tiếp tục đọc

Ngai vàng thoáng chốc, tâm hồn trường sinh

Tác giả: Mai Quỳnh Nga

.KD: Bắt gặp bài viết này, thấy dịu lòng chút ít. Một vị Vua yêu nước thương nòi mà số phận và thời cuộc giông bão khiến ông phải biệt xứ. Khi chính trị thất thế, ông quay về với hội họa- văn hóa.

Chỉ có Văn hóa bao giờ cũng vĩnh hằng, bất biến với thời gian

Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ về một góc khuất đáng trân trọng của vị Vua trẻ này.

———-

Vua Ham Nghi.jpg

Ảnh Vua Hàm Nghi. Nguồn: Trên mạng

“Vua Hàm Nghi là một trong những họa sĩ đầu tiên của Việt Nam bắt đầu vẽ theo truyền thống châu Âu – với thể loại tranh sơn dầu, bằng sự tính toán theo phép phối cảnh. Hàm Nghi cần phải được coi là người mở đầu cho nền hội họa hiện đại của Việt Nam. Và điều rõ ràng là ông đã trở thành một họa sĩ chuyên nghiệp”. Cố giáo sư, tiến sĩ N.L.Nikulin, nhà Việt Nam học người Nga từng nhận định như thế trong một bài viết.

Tiếp tục đọc

Giàu quá và quá nghèo

Tác giả: Bảo Dân

.KD: “Các cơ quan này chưa bao giờ công bố cán bộ nào giàu lương thiện cũng như giàu bất minh. Chính Thanh tra Chính phủ, cơ quan theo dõi tài sản của cán bộ, công chức đã thu thập kê khai của 1 triệu người, nhưng chỉ phát hiện có 1 người kê khai gian dối để kỷ luật người này. Tuy nhiên, danh tính, tài sản và hình thức kỷ luật nhân vật này vẫn thuộc diện “bảo mật”. Xin nhắc lại, nước ta có một nghị sĩ giàu nhất khi công khai với Quốc hội và cử tri rằng mình có 500 tỉ đồng” (Bảo Dân)

Sự phân hóa giàu nghèo ở các quốc gia đều có, và đều là chuyện bình thường. Nhưng phân hóa giàu nghèo đến mức sâu sắc, trong một XH còn nhiều tham nhũng, thì điều đó chỉ chứng tỏ XH phát triển không lành mạnh, và đầy bất công, chứng tỏ nền quản trị quốc gia có… vấn đề

———–

Mới đây, Tạp chí The Economist và Ngân hàng Citi (Citibank) công bố báo cáo về các tác động của nhóm người giàu mới nổi cho thấy ở châu Á, nhóm người giàu mới nổi của Việt Nam tăng nhanh, đứng thứ 3 chỉ sau Ấn Độ và Indonesia.

Qua rồi cái thời ghen ăn tức ở để mừng rằng ta có thêm những người sở hữu tài sản trung bình từ 100.000USD đến 2 triệu USD (tương ứng 2-42 tỉ đồng). Công bố này không cho biết cách thức điều tra như thế nào để có thông tin về người giàu mới nổi ở Việt Nam. Các nhà xã hội học nhận xét rằng, số liệu trên vừa thừa vừa thiếu.

Tiếp tục đọc

“Luật chơi” và Quyền lực truyền thông

Tác giả: Xuân Dương

.KD: Đây là bài viết đặt ra rất nhiều điều cần trao đổi thấu đáo. Trong nghề báo, thực tế có những nhà báo có thẻ của Hội nhà báo nhưng thực chất vẫn chỉ là “thợ viết”. Và trong thực tế, có không ít người cầm bút không phải nhà báo, nhưng chất lượng bài viết, tư duy không kém các nhà báo chuyên nghiệp, nhưng họ vẫn phải chịu phận là … CTV của các báo.

Điều này vừa có lý vừa bất công, nhưng phải thừa nhận. Bởi muốn trở thành nhà báo chuyên nghiệp, họ vẫn phải qua đào tạo 04 năm trên giảng đường ĐH. Còn vấn đề chất lượng đào tạo, lại là chuyện khác.

Tuy nhiên ở các quốc gia phát triển, có một khái niệmm hay- nhà báo công dân, mà điểm xuát hiện đầu tiên là ở Mỹ thì phải.
Trong thực tế ở VN cũng có không ít nhà báo công dân, hay báo chí công dân. từ những nguồn tin họ phát hiện, hoặc họ viết, hoặc cung cấp, mà tòa soạn các báo có những phóng sự hay.
“Chiếc áo không làm nên ông Thầy tu”. Thì một tấm thẻ đâu làm nên một Nhà báo đúng nghĩa?
Và đừng quên rằng, ngay cả khi có thẻ nhà báo, mà cánh p/v chuyên nghiệp theo dõi GD đến các Hội đồng thi cũng phải trình đủ thứ Giấy giới thiệu, ảnh có dấu. Có những vấn đề ngay cả có cái thẻ nhà báo cũng… chả là cái đinh gỉ gì  😀
——–

 Các quốc gia phát triển xem truyền thông là quyền lực thứ tư sau lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhưng điều này không hẳn đúng với các quốc gia kém phát triển.

Dù được xem là quyền lực nhưng truyền thông không có khả năng ban hành luật, nghị định, thông tư, phán quyết… như lập pháp, hành pháp và tư pháp. 

Thứ mà truyền thông đưa tới cho người dân là “dư luận”. 

Dư luận, dù là vô hình song vẫn có sức mạnh hữu hình, có thể cứu vớt hay hủy hoại cuộc sống một con người.

Tiếp tục đọc

Việt Nam chưa chủ động trước các đại cường

Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc từ 07-10/4/2015.

Việt Nam còn thiếu chủ động trong quan hệ với các đại cường, theo ý kiến của nhà phân tích từ Hà Nội nói với Bàn tròn Thứ Năm của BBC nhân chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam sang thăm Trung Quốc. Tiếp tục đọc

Việt Nam ‘dẫn đầu’ và ‘nhất thế giới’?

Tác giả: GS. TSKH Đặng Hùng Võ

.KD: Năm 2013, Ngân hàng Thế giới chỉ ra: Việt Nam thuộc nhóm nước dẫn đầu thế giới về xây dựng pháp luật nhưng lại thuộc nhóm nước yếu kém nhất thế giới về thực thi pháp luật (ĐHV).

.Chợt nhớ tới phát ngôn ấn tượng thật hay của cố Luật sư Ngô Bá Thành: Ở Việt Nam ta đã có cả một rừng luật nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng! Hi…hi…

————-

Đi ngược lợi ích của dân, phải quyết bãi nhiệm

Năm 2013, Ngân hàng Thế giới đã phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai chương trình đánh giá chỉ số quản trị đất đai của Việt Nam. Một kết luận không mới nhưng đủ cơ sở thực tiễn để chứng minh: Việt Nam thuộc nhóm nước dẫn đầu thế giới về xây dựng pháp luật nhưng lại thuộc nhóm nước yếu kém nhất thế giới về thực thi pháp luật (Khảo sát đã công bố năm 2013 của WB và Bộ TN&MT – Xem tại đây).

Mời độc giả tham gia ý kiến xây dựng Luật Ban hành Văn bản Quy phạm Pháp luật TẠI ĐÂY

Mới đây nhất, chuyện sửa Luật BHXH ngay khi vừa được QH thông qua, và hàng loạt văn bản pháp luật… trên trời khác buộc phải điều chỉnh đã cho thấy, rất nhiều chính sách được xây dựng xa cách đời thực, thiếu ý kiến khách quan từ người dân.

Tiếp tục đọc