09 bí quyết giúp con người khỏe mạnh và trường thọ

Tác giả: Giáo sư Vạn Thừa Khuê (theo FB Đức Bảo Phạm)

KD: Đọc trên Fb thấy bài này hay quá. Xin được copy về Blog để bạn đọc gần xa học tập, làm theo, để có sức khỏe thể chất và tinh thần lành mạnh.

* Thưa quý bạn đọc gần xa, ngày mai, chủ Blog KD/KD có công chuyện nên không có mặt ở HN, do vậy, việc cập nhật bài vở sẽ có thể chậm trễ. Mong được thứ lỗi, và hẹn gặp lại  😀

————-
Bạn có muốn sống tới 100 tuổi không? Hãy đọc ba lần “bí quyết” khỏe mạnh, hạnh phúc và trường thọ sau đây.

raucu

Để sống vui, sống khỏe, từ bây giờ hãy bắt đầu dưỡng thành những thói quen tốt! Kỳ thực, đối với nhiều người mà nói, muốn tìm được bí quyết trường thọ là điều không thể. Rất nhiều người không biết phương cách để cải thiện sức khỏe. Gần đây có một bài viết được đăng trên mạng Internet, giảng giải rõ về bí quyết khỏe mạnh, trường thọ, hạnh phúc của chuyên gia sức khỏe – giáo sư Vạn Thừa Khuê. Tiếp tục đọc

Trung Quốc: “Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là cải tạo Đảng Cộng sản!”

Tác giả: Trương Hiền Lượng | Giới thiệu & lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này. Rất đáng đọc. Xin đăng lên Blog để bạn đọc chia sẻ

———–

Lời giới thiệu của Dịch giả: Trương Hiền Lượng (张 贤 亮 , 1936-2014) là nhà văn, nhà thư pháp, nhà sưu tầm cổ vật, tác gia cấp I Nhà nước Trung Quốc (TQ), đảng viên Đảng Cộng sản TQ, tốt nghiệp đại học. Do có lý lịch gia đình “phản động”, năm 18 tuổi phải đi cải tạo lao động ở vùng núi Ninh Hạ. 1957 đăng báo bài thơ Đại Phong Ca, bị chụp mũ phái hữu, bị bắt giam và đưa đi cải tạo 22 năm, có thời gian phải đi ăn xin. Tháng 9/1979 được xoá án. Năm 1980 làm biên tập viên một tạp chí văn học, vào Hội Nhà Văn TQ.

Từ 1981 chuyên sáng tác văn học và kiêm kinh doanh, có tài liệu nói ông sở hữu tài sản cỡ 100 triệu Nhân dân tệ (tương đương 12 triệu USD).

pb-110701-china-communist-da-06.photoblog900

 Trương Hiền Lượng từng làm Chủ tịch Hội Nhà văn Khu Tự trị Ninh Hạ, Ủy viên đoàn Chủ tịch Hội Nhà văn TQ và 6 khóa liền là Uỷ viên Trung ương Chính Hiệp TQ (tương đương TƯ Mặt trận Tổ quốc VN). Được Đài truyền hình Phượng Hoàng bình chọn là 1 trong 10 nhân vật tài trí lớn của Trung Quốc năm 2007 (tài ở đây là tài sản). Viết nhiều tác phẩm: truyện vừa như Nụ hôn đầu tiên, Nòi giống Rồng…, truyện dài: Phong cách đàn ông; Một nửa đàn ôngđàn bà; Quen với cái chết …, tuỳ bút, tản văn.
Một số tác phẩm đã dịch ra 30 ngôn ngữ, có tiếng vang quốc tế. Một nửa đàn ôngđàn bà đã dịch ra tiếng Việt, rất được hoan nghênh, được coi là tiểu thuyết TQ đầu tiên đề cập thành công vấn đề sex.

Dưới đây là một phần trong bài “Tất cả bắt đầu từ sự giải phóng con người” của Trương Hiền Lượng viết nhân dịp TQ kỷ niệm 30 năm cải cách mở cửa [1978-2008]; bài gồm 6 phần, rất dài, ở đây chỉ lược dịch phần cuối cùng. Đầu đề bài dịch và các phần trong dấu [ ] là của người dịch.

Tiếp tục đọc

Bạt ngàn hoa và thanh tao hương

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

Tháng tư này, hoa Anh đào, Quốc hoa của Nhật Bản nở rộ, thanh tao, rạng rỡ. Mình bỗng nhớ đến bài thơ này. Bài thơ về một tình bạn vong niên, đẹp, buồn và rất thanh sạch.

Câu như thơ anh viết cho em
Giữa một ngày giá lạnh
Dịu dàng ánh mắt
Thanh sạch lời yêu thương

Bạt ngàn hoa và thanh tao hương
Là những gì hai ta có được
Giữa ấm lạnh nắng mưa được mất
Của một phương mang đến một phương Tiếp tục đọc

Lời của Mẹ-bài thơ giản dị giầu xúc cảm

Tác giả: Đào Dục Tú

.KD: Chiến tranh  lùi xa, người trực tiếp cầm súng sống chết trong cuộc chiến đã tản mạn ra đi về cõi vĩnh hằng . Mà đời đã sang trang nhiều thăng trầm dâu bể. Bài thơ giản dị đến mức không cần thiết có lời tô vẽ thêm về  cái vỏ hình thức bên ngoài . Có lẽ còn lại như một ám ảnh người đọc là nắm dây diều mục nát trong bàn tay mẹ già nua ngồi bậu cửa  ngóng đợi đứa con ra trận mãi mãi không về . Đây mới thực là bức  tượng đài thuần Việt của một thời đâu dễ quên, không thể nào quên (Đào Dục Tú)

Đọc đến đoạn kết của bài này, bỗng cay mắt. Nhớ đến hình ảnh các bà mẹ VN ngồi nhai trầu bỏm bẻm trong lễ tuyên dương BMVNAH năm nào trên truyền hình, khi đó, mình đã bật khóc.

Cảm ơn những người mẹ VN- đã sinh ra những người lính, sinh ra dân tộc VN, gian truân, vất vả và hành trình đó dường như còn xa lắm…

Cảm ơn anh Đào Dục Tú!

————                                                                                 

Bài thơ của tác giả  Nguyễn Cảnh Bình chưa quen tên với độc giả mở đầu là câu hỏi không ai đáp của  người mẹ: Người ta nói hết chiến tranh

                                                          Sao con đi tự ngày xanh chưa về ?

Sau câu hỏi con trai ,hỏi người đời, tự hỏi mình , người mẹ  nói tiếp điều gì , kể chuyện gì ? Chuyện dấu ấn tuổi thơ, ấy là cánh diều còn đó như một chứng tích duy nhất,kỷ vật duy nhất mà trước khi đi chiến trường ,con trai mẹ đã làm để chơi với trẻ thơ trong xóm ngõ  ,với chúng bạn cùng trang lứa ở làng. Ấy là cái cuộn  dây diều còn lại sau khi cánh diều đã bay đi hoặc giấy bồi  đã mục  nát:

                                      Dây diều con thả bờ đê

                                      Mục trong tay mẹ. . . Đi về đi con ! Tiếp tục đọc

Trí thức thời nay – đằng sau thói háo danh là tình trạng tha hóa kéo dài[i]

Tác giả: Vương Trí Nhàn

KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này. Hơi dài, nhưng rất đáng đọc- về một đề tài hấp dẫn nhưng dường như cũng luôn gây tranh cãi- Trí thức Việt thời nay, với đầy đủ Tham- Sân- Si!  😀

Xin đăng lên đẻ bạn đọc chia sẻ.  😀

———–

Bệnh sùng bái danh hiệu, chức vụ… trong giới trí thức từng được Đặng Hữu Phúc (TuanVietNam 24-06-2009) xem như một quốc nạn. Chỉ có thể chia sẻ với một khái quát như thế nếu người ta nhận ra những gì đứng đằng sau cáí căn bệnh có vẻ dễ thương đó là sự liên đới của nhiều “chứng nan y “ cùng là sự tha hoá của giới trí thức cũng như của nhiều lớp người khác.

   Mỗi khi nói tới trí thức VN thời trung đại, tôi thường nhớ tới một câu chuyện trong sử cũ.

    Nửa cuối thế kỷ thứ XVII, có một trí thức Trung quốc là Chu Thuấn Thuỷ trên bước đường chống Thanh phục Minh nhiều lần đến Việt Nam. Lần ấy, khoảng 1657, nghe Chúa Nguyễn có hịch chiêu mộ những ai biết chữ để giúp vào việc nước, Chu ra trình diện. Nhưng ông cảm thấy chung quanh không hiểu mình, không thi thố được tài năng, lại bị làm phiền, nên bỏ sang Nhật. Sau ông đóng góp rất nhiều vào viêc phát triển xã hội Nhật. Tiếp tục đọc

‘Phép vua thua lệ… chủ tịch’

Tác giả: Kỳ Duyên

Thứ suy đồi về văn hóa ấy, tiếc thay- vẫn đang ngây ngất trước… “hoa hồng”

Dân gian từ xa xưa đã có câu ngạn ngữ phép vua thua lệ làng để nói về cái quyền uy của lệ làng- mà đã nói lệ, tức không phải luật, chỉ do làng đó tự đặt ra, bất chấp cả luật pháp kỷ cương- (phép vua).

Xe quá tải và uy tín mất thiêng

Cứ tưởng chỉ là chuyện của thời phong kiến, sau lũy tre làng, hóa ra, nó còn là chuyện của thời nay, thời kinh tế thị trường, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

Đó là vụ việc của tỉnh Hà Nam, mới đây đã gây ra sự ồn ào và chú ý của dư luận, sự bất bình của người dân nơi sở tại. Ồn ào, và bất bình bởi người dân sở tại phải chứng kiến ngày ngày hàng trăm chiếc xe trọng tải lớn với hàng chục tấn, nghênh ngang lao qua cầu Châu Sơn- cây cầu bắc qua sông Đáy, nối trung tâm t/p Phủ Lý (Hà Nam) sang Khu công nghiệp Châu Sơn, mỏ đá Kiện Khê. Trong khi, theo công năng thiết kế, cây cầu này chỉ chịu nổi xe có trọng tải dưới 3,5 tấn.

Tiếp tục đọc

Cầu sao bản đồ Việt Nam ít màu đỏ

Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn

Bản đồ này nhắc nhở chúng ta rằng VN vẫn còn là một nước rất nghèo. Những con số GDP đầu người gần 2000 USD chỉ là con số trung bình. Chúng ta đừng quên rằng hiện nay có gần 17 triệu người với thu nhập chưa đầy 35 USD / tháng. Xin nhắc lại: 17 triệu người nghèo. Tôi đề nghị dán cái bản đồ này ở mỗi văn phòng của Chính phủ và mỗi quan chức cấp Bộ để nhắc nhở họ trong chi tiêu, ăn xài.

———-

Đó là ước mong của tác giả Danh Đức trong một bài báo trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn (1). Số là Ngân hàng Thế giới (WB – World Bank) vừa mới công bố một công trình phân tích về tỉ lệ người nghèo ở VN và họ thể bằng một bản đồ. Tỉnh nào có tỉ lệ cao càng cao thì màu càng … đỏ. Màu đỏ, như chúng ta biết, là màu của sự nguy hiểm, của sự cuồng nhiệt, nhưng cũng màu báo động. Do đó, tỉ lệ nghèo càng cao thì càng báo động. Vậy, câu hỏi đặt ra là ở VN có bao nhiêu người nghèo?
Câu trả lời tuỳ vào bạn tin ai! Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì VN chỉ có 6% hộ nghèo mà thôi (2). Một thông tin khác cho biết tỉ lệ này vào năm 2012 là gần 10% (3). Tức là chỉ trong vòng 3 năm mà tỉ lệ hộ nghèo giảm đến 4%! Một sự phát triển ngoạn mục! Nhưng chúng ta có thể tin vào các con số của các quan chức VN? Câu trả lời có lẽ là “nên cẩn thận”, bởi vì tiêu chuẩn về “nghèo” của VN có thể khác với tiêu chuẩn thế giới.

Tiếp tục đọc

Bất ngờ trước ‘chỉ tiêu’ về mạng người

Tác giả: Trường Sơn

KD: Quả thật, mình đã bị rất sốc về cái chỉ tiêu này. Nghĩ mãi…. Tự lúc nào mà người Việt cũng “máu lạnh’ đến thế nhỉ, khi đưa cả “mạng người” thành chỉ tiêu?

————

Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay 10.4, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý không đồng tình với một loạt các “chỉ tiêu” được đưa ra tại dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tăng cường các biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự.

hop-thuong-vu-quoc-hoiChủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý không đồng tình với một số “chỉ tiêu”
về chống oan sai – Ảnh: Trường Sơn

Theo dự thảo Nghị quyết, để tạo bước chuyển biến căn bản, triệt để khắc phục các trường hợp làm oan người vô tội, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp sai phạm khác trong việc áp dụng pháp luật…, Quốc hội giao Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao (TAND TC), Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (KSND TC) và các Bộ, ngành có liên quan thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp.

Tiếp tục đọc