Kỳ cuối: Người giữ chìa khóa kho vàng

Tác giả: Huỳnh Bửu Sơn
.
Người giữ chìa khóa kho vàng lúc đó là ông Huỳnh Bửu Sơn – làm việc trong ban lãnh đạo Nha Phát hành Ngân hàng Quốc gia. Dưới đây là hồi ức của ông về cuộc kiểm kê kho vàng lần cuối cùng trước khi bàn giao cho chính quyền cách mạng.

Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn – hiện là giám đốc đối ngoại Pepsi Co.VN – Ảnh: T.T.D.

Kỳ 1: Ông Thiệu đã chuyển 16 tấn vàng sang Mỹ?

Kỳ 2: Chuyến ra đi bí mật
Kỳ 3: Không có ánh sáng cuối đường hầm
Kỳ 4: Kế hoạch bí mật từ dinh tổng thống
Kỳ 5: Vàng đổi chủ

Khi lịch sử sang trang Sài Gòn ngày 30-4-1975.

Đó là những giờ phút mà sau này tôi mới thấy hết ý nghĩa trọng đại của nó đối với lịch sử dân tộc, nhưng vào lúc đó tôi vẫn còn chưa hết bàng hoàng.

Những ngày đầu tháng 5-1975, tôi vào trình diện tại Ngân hàng Quốc gia ở 17 Bến Chương Dương cùng các đồng nghiệp khác, chỉ thiếu vắng một vài người. Chúng tôi được lệnh của Ban Quân quản Ngân hàng Quốc gia là chờ phân công tác. Trong khi chờ đợi, mỗi ngày mọi người đều phải có mặt tại cơ quan.

Tiếp tục đọc

Kỳ 5: Vàng đổi chủ

Tác giả: Phạm Vũ.
.

Kế hoạch chuyển 16 tấn vàng ra khỏi VN đã không thành. Chiếc máy bay của không quân Mỹ cất cánh từ Tân Sơn Nhất quay lại căn cứ Clark (Philippines) ngày 27-4 hoàn toàn trống rỗng. Đó cũng là lúc quân giải phóng tiến sát Sài Gòn.

Phóng to

Từ trái sang: ông Nguyễn Văn Binh, ông Nguyễn Hữu Hạnh, ông Dương Văn Minh, ông Nguyễn Văn Hảo (đứng phía sau ông Minh) và ông Vũ Văn Mẫu đang nói chuyện với đại diện quân giải phóng trưa 30-4-1975. (Ảnh do gia đình nhà báo Boris Gallash tặng đại tá chính ủy Bùi Văn Tùng)

Kỳ 1: Ông Thiệu đã chuyển 16 tấn vàng sang Mỹ?
Kỳ 2: Chuyến ra đi bí mật
Kỳ 3: Không có ánh sáng cuối đường hầm
Kỳ 4: Kế hoạch bí mật từ dinh tổng thống

Tôi đến đây vì 16 tấn vàng…”

Khoảng 8g ngày 30-4, những chiếc xe tăng T54 đầu tiên thuộc lữ đoàn 203 của quân giải phóng lao nhanh về hướng cầu Sài Gòn.

Tiếp tục đọc

Kỳ 4: Kế hoạch bí mật từ dinh tổng thống

Tác giả: Bùi Thanh
.
Kế hoạch chuyển 16 tấn vàng ra nước ngoài được bí mật bàn thảo và quyết định từ đầu tháng 4-1975 tại dinh Độc Lập..
.
Phóng to
Tổng thống Trần Văn Hương (giữa) ngày 27-4-1975 – một ngày trước khi trao quyền cho ông Dương Văn Minh – Ảnh tư liệu

Kỳ 1: Ông Thiệu đã chuyển 16 tấn vàng sang Mỹ?
Kỳ 2: Chuyến ra đi bí mật
Kỳ 3: Không có ánh sáng cuối đường hầm

Mục đích của nó là để khối tài sản khổng lồ đó không lọt vào tay Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam? Không hẳn như thế.

Thụy Sĩ hay New York?

Tiếp tục đọc

Kỳ 3: Không có ánh sáng cuối đường hầm

Tác giả: Bùi Thanh
.
Trong những ngày tháng 4-1975, trước bước tiến thần tốc của quân giải phóng, chính quyền Sài Gòn ra sức tìm kiếm những nguồn tài chính mới để mua thêm đạn dược, vũ khí. Nhưng tiền ở đâu ra? Viện trợ của Mỹ, những mỏ dầu hay vàng dự trữ?
.
Phóng to

Từ phải sang: Tổng thống Gerald Ford, phó tổng thống Nelson Rockefeller và ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger. Một không khí căng thẳng bao trùm Nhà Trắng vào những ngày cuối tháng 4-1975 trước những tin tức liên quan đến VN. Ảnh tư liệu

Kỳ 1: Ông Thiệu đã chuyển 16 tấn vàng sang Mỹ?

Kỳ 2: Chuyến ra đi bí mật

“Nắm lấy bất cứ cái phao nào…”

Ngày 25-3-1975, ông vua Faisal của Saudi Arabia bị cháu mình ám sát chết.

Nhiều tờ báo ở Sài Gòn lúc ấy đã đưa chi tiết chuyện này ở mục thời sự quốc tế, như một “breaking news” (tin nóng) ở xứ người. Chỉ vậy thôi.

Tiếp tục đọc

Kỳ 2: Chuyến ra đi bí mật

Tác giả: Bùi Thanh
.
Kỳ trước, chúng tôi đã thuật lại tin tức trên báo chí Sài Gòn và những “dị bản” về chuyện 16 tấn vàng tài sản quốc gia. Những thông tin đó vào cuối tháng 4-1975 đã gắn chặt với chuyến ra đi bí mật của ông Thiệu. 16 tấn vàng đã lên máy bay cùng ông Thiệu? Vào lúc đó không ai được biết.
.
Phóng to

Ông Thiệu lên tivi tuyên bố từ chức và chửi Mỹ là “một đồng minh vô nhân đạo với những hành động vô nhân đạo” – Ảnh tư liệu

Ông Thiệu đã chuyển 16 tấn vàng sang Mỹ?

Ông Thiệu đã từ chức ra sao?

Tiếp tục đọc

Kỳ 1: Ông Thiệu đã chuyển 16 tấn vàng sang Mỹ?

Tác giả: Bùi Thanh
.
KD: Thưa bạn đọc của Blog KD/KD. Để bạn đọc có thể theo dõi một cách có hệ thống chủ đề 16 tấn vàng của chính quyền VNCH được xử lý ra sao vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến tháng 4/1975, Blog KD/KD xin được đăng cả 06 kỳ bài viết về vấn đề hấp dẫn này
————
16 tấn vàng – đó là khoản dự trữ nằm trong Ngân hàng quốc gia vào tháng 4-1975. Và báo chí thời đó đã đưa tin về kế hoạch tẩu tán số vàng ấy ra nước ngoài. Sự thật ra sao?
.
Phóng to
Trụ sở Ngân hàng quốc gia (nay là Ngân hàng Nhà nước VN tại TP.HCM) – nơi cất giữ 16 tấn vàng vào tháng 4-1975 – Ảnh: N.C.T.

16 tấn vàng – đó là khoản tài sản dự trữ còn lại của chính quyền Sài Gòn vào tháng 4-1975, trị giá khoảng 120 triệu USD vào lúc đó, tức khoảng 320 triệu USD thời điểm hiện nay.

Tiếp tục đọc

Căn bệnh nói… đãi bôi!

Tác giả: Như Thổ

.KD: Xét cho cùng, đây cũng là tâm lý  phổ biến của con người trong một XH “nhân trị” kiểu phong kiến, dù đi đâu cũng thấy nói đến pháp quyền, pháp trị

—————

.Đã đến lúc chúng ta phải tuyên chiến với căn bệnh hình thức, tuyên chiến với những sự sáo rỗng, giáo điều và những lời nói mang tính đãi bôi ở trong báo cáo…

Gần như đã thành một cái lệ, trong bất cứ báo cáo nào, dù là báo cáo sơ kết công tác tháng, công tác năm rồi báo cáo chính trị của các chi bộ, đảng bộ cơ sở thì bao giờ ở phần nguyên nhân để đạt được thành tích đầu tiên phải là “…được sự chỉ đạo sát sao, kịp thời, chính xác của Đảng ủy cấp trên”; hoặc “được sự giúp đỡ, đồng thuận và tranh thủ được sự ủng hộ, tạo điều kiện của các bộ, ban, ngành Trung ương…”.

Tóm lại là cái gì người ta cũng không được phép quên cấp trên.

Tiếp tục đọc

Thương vụ đặc biệt: bán vàng!

Tác giả: Quốc Việt- Báo Tuổi trẻ
.
KD: Theo đường link trong bài viết của GS Nguyễn Văn Tuấn, đọc được bài này trên báo Tuổi trẻ viết rất rõ ràng cụ thể về vụ 16 tấn vàng đi đâu, dùng cho việc gì. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ. Và cũng là một câu trả lời giải tỏa mọi nỗi hoài nghi, đặc biệt là “giải oan” cho Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu, mà bài viết của GS Nguyễn Văn Tuấn (đăng bên dưới) đã đặt ra.
———–

Sau loạt bài “Câu chuyện 16 tấn vàng ngày 30-4-1975” đăng trên Tuổi Trẻ tháng 4-2006, nhiều bạn đọc đã đặt câu hỏi: 16 tấn vàng của chính quyền Sài Gòn để lại được sử dụng thế nào? .

Những đoạn liên quan đến việc bán 40 tấn vàng trong cuốn sách Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 

Nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN Lữ Minh Châu đã trả lời câu hỏi này: “Nó đã được bán ra quốc tế trong tổng số hơn 40 tấn vàng để giải quyết những vấn đề khó khăn cấp bách của quốc gia, trong đó có miếng ăn của người dân”.

Đến nay những người trong cuộc vẫn còn nhớ rất rõ thương vụ đặc biệt này.

Qua kênh Liên Xô

“Chuyến hàng đầu tiên rời Hà Nội ngày 1-12-1979, số lượng 101 hòm, nặng 4.455kg… Sau đó là những hợp đồng giao vàng tái chế, vay mượn, cầm cố bán vàng với số lượng hơn 40 tấn, thu được trên 500 triệu USD”- đó là một đoạn trích phát biểu của ông Nguyễn Văn Dễ, nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Vietcombank, được ghi lại trong cuốn Lịch sử Ngân hàng Ngoại thương VN. Tiếp tục đọc

CẢM ƠN GS PHẠM TẤT DONG

Tác giả: Phạm Tất Dong

.KD: Bất ngờ, mình nhận được những tấm ảnh của mình, anh Phạm Tất Dong đã xử lý kỹ thuật và gửi tặng trên FB. Cảm động quá. Mình quen biết và làm việc với anh Phạm Tất Dong từ khi còn rất trẻ, chỉ là cô bé phóng viên mới vào nghề. Khi đó anh Phạm Tất Dong cũng vừa bảo vệ luận án TS ở nước ngoài về. Là nhà giáo, nhà nghiên cứu và quản lý GD, “anh em mềnh” luôn iu quí nhau, trân trọng nhau. Và anh luôn giúp đỡ mình trong công việc, trong những vấn đề của GD. Hi…hi…

.Vui nhất là gặp nhau ở bất cứ hội nghị, hay chuyến đi công tác nào, là “anh em mềnh” bao giờ cũng trêu nhau, tám chuyện rất vui. Xin chọn hai bức để đăng lên. Cảm ơn cái tình của anh- anh  Dong à. Mong anh sức khỏe, niềm vui thanh thản và an lành trong cuộc sống.

KD 1a

Tiếp tục đọc

Vì sao nhà văn lại không được coi trọng?

Tác giả: Nguyễn Mạnh Hà (Văn hóa Nghệ An)
.
VHNA: Nhà văn, tất nhiên phải là những nhà văn đích thực, xưa nay, là những người sáng tạo và đem lại cho xã hội những giá trị tinh thần lớn lao. Nhà văn đem lại những giá trị góp phần làm hoàn thiện tính người cho nhân loại.
.
Thế nhưng không phải ở đâu, thời đại nào, thể chế nào các nhà văn cũng được coi trọng và tôn trọng mà họ đáng được bởi các giá trị mà họ có, họ đem lại cho cộng đồng. Có thể có nhiều cách nhìn, nhiều nhận thức khác nhau về vai trò và phẩm giá của nhà văn. Chúng tôi giới thiệu một cách nhìn về nhà văn theo cách riêng của tác giả.
.
Có một thực tế hiện nay là: nói đến nhà văn là người ta nghĩ ngay đến những con người nhếch nhác, mềm yếu, nửa mùa, là “ốm o” (Nguyễn Huy Thiệp), là “kẻ lạc lõng giữa đời” (Tạ Duy Anh). Họ, trong mắt xã hội, là những kẻ đôi lúc dấm dớ. Họ bị người đời nói chung không coi trọng hoặc “coi trọng nhưng xa lánh” bởi vì họ “nguy hiểm”… Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng?

Tiếp tục đọc