Ngạt thở trước sự hấp dẫn của Nữ Chính Khách Đan Mạch

Tác giả:

KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này. Hi hi … Quả là ngạt thở luôn Xin đăng lên để bạn đọc chiêm ngưỡng vẻ đẹp mọt chính trị gia, táo bạo, tươi trẻ, quyến rũ  😀

——–

Nữ chính khách gây sốt vì mặc quá gợi cảm

Mới đây, Nikita Klæstrup – một nữ chính khách Đan Mạch đã khiến dư luận dậy sóng khi xuất hiện tại bữa tiệc của đảng Bảo thủ trẻ với trang phục vô cùng gợi cảm. Bức ảnh này đã được chính cô đăng tải trên trang cá nhân.

alt

Nữ chính khách Nikita Klæstrup

Trong ảnh, nữ chính khách trẻ tuổi mặc một chiếc váy dạ hội đen với những đường cắt xẻ rất táo bạo, khoe ra vòng 1 tuyệt mỹ. Trang cá nhân của Nikita Klæstrup lập tức thu hút lượng người theo dõi đông đảo.

Nikita Klæstrup, 20 tuổi là một sinh viên trường Đại học Copenhagen. Ngoài giờ học, cô cũng làm người mẫu nhờ có vóc dáng đẹp và khuôn mặt hài hòa, thu hút. Bên cạnh công việc và học tập, Nikita Klæstrup cũng rất năng nổ trong việc hoạt động chính trị. Tiếp tục đọc

Nguyễn Cao Kỳ Duyên và tâm sự trở về sau 40 năm

Tác giả: H.L H

..Ngày 19.4, nhật báo Financial Times đăng tải bài viết Vietnam: Profitable return của ký giả Michael Peel (tạm dịch: Việt Nam: ích lợi của sự trở về), trích dẫn tâm sự của nhân vật nổi tiếng trong giới showbiz Nguyễn Cao Kỳ Duyên trong những ngày đầu “phân vân trở lại Việt Nam”.

Nguyen Cao Ky Duyen ve Viet Nam

Nguyễn Cao Kỳ Duyên: “Cha khuyên tôi nên trở lại Việt Nam, vì đó là tương lai”

Bài viết nhận định rằng, Kỳ Duyên trong vai trò đồng MC của chương trình Paris By Night không chỉ nổi tiếng trong cộng đồng người Việt ở Mỹ hay Pháp mà ngay chính trong nước (Việt Nam), cô cũng trở nên quá thân thuộc.

Cách đây 40 năm, Kỳ Duyên chỉ là một cô bé, theo cha rời khỏi Sài Gòn trong những ngày chuẩn bị chuyển giao chế độ. Financial Times nhận định rằng, gia đình Kỳ Duyên thuộc diện nhạy cảm chính trị nhất.

Tiếp tục đọc

Bị bắt giam 115 ngày vì một bài thơ

Tác giả: Khánh Hoan/ Theo Thanh Niên.

KD: Đọc bài này, vừa buồn cười vừa muốn khóc! Sau nghề đánh máy, cái chữ “ngốc” này cũng trở thành chữ nhạy cảm.  Nên tránh xa   😀

Kiểu như “Sao mà Anh ngốc thế/ Không nhìn vào mắt em” (Trích thơ của nữ thi sĩ Silva Kaputikyan- Amenia)     😀

———–

22 năm nay, ông Nguyễn Đình Phương, nguyên giáo viên Trường THCS Vân Diên (H.Nam Đàn, Nghệ An) gõ cửa nhiều cơ quan để đòi bồi thường việc ông bị bắt giam 115 ngày chỉ vì làm thơ.

Kỳ án oan sai - Kỳ 13: Bị tù oan vì một bài thơ

Ông Phương và chồng hồ sơ đòi bồi thường trong 22 năm – Ảnh: K.Hoan (Báo TN)

Năm 1991, người dân hai xã Nam Tân và Nam Thượng (H.Nam Đàn) tranh chấp đất sản xuất. Hai năm sau, để giải quyết tranh chấp này, lãnh đạo H.Nam Đàn cho đóng cột mốc phân chia ranh giới hai xã.

“Cột mốc hay là cột ngốc”

“Lúc đó, nhiều người dân dè bỉu gọi chệch cột mốc đó là “cột ngốc” tôi liền làm mấy câu thơ châm biếm dựa trên ý này cho vui” ông Phương kể.

Tiếp tục đọc

Nghiêm cấm lợi dụng diễn đàn xuyên tạc sự thật

Tác giả: Ngọc Quang

KD: Thú thật, đọc bài này, rồi đọc lại cái title bài bỗng thấy phì cười . Mới là thí điểm tổ chức diễn đàn khoa học chuyên nghiệp của trí thức khi tham gia hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội…, chưa kịp thành hiện thực, đã mở đầu bằng hai từ “nghiêm cấm” rất phản cảm.

.Trí thức nước Việt đa phần còn non kém, lại thích “mũ ni che tai”  hoặc cũng có khi  chỉ mải kiếm cơm, không quan tâm gì đến phản biện, ngoài việc “chém gió” với bạn bè lúc trà dư tửu hậu, nên phản biện phải có thí điểm là đúng  😀

Cũng xin lỗi các bác trí thức thực sự trí thức, và phản biện kinh quá đến thành bị .. nghi ngờ  😀

.Nhưng việc tổ chức thí điểm, và việc phản biện rõ ràng rất cần tính “chuyên nghiệp”- Đó là tạo một diễn đàn thật sự tự do tư tưởng, thật sự dân chủ. Để trí thức thật sự bày tỏ chính kiến, nhưng với cái tâm đàng hoàng- vì trách nhiệm XH, tránh đả kích cá nhân, tránh mỉa mai, gây tổn thương cá nhân

.Có lẽ chỉ khi đó, thì sự phản biện và sự lắng nghe mới thật sự cộng hưởng

————–

 Thủ tướng đồng ý thí điểm tổ chức diễn đàn khoa học chuyên nghiệp của trí thức khi tham gia hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội…

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, diễn đàn khoa học chuyên nghiệp hoạt động trên nguyên tắc bảo đảm tính khoa học, trung thực, khách quan và nhân văn, đóng góp tích cực cho sự phát triển đất nước, bảo vệ lợi ích của quốc gia và tuân thủ luật pháp Việt Nam.

Bên cạnh đó, bảo đảm tính dân chủ, bình đẳng, công khai, không áp đặt ý kiến cá nhân hoặc quy chụp về mặt tư tưởng, quan điểm khi tham gia diễn đàn; bảo đảm không vì mục đích lợi nhuận trong hoạt động của diễn đàn.

Tiếp tục đọc

Bắc thang đi tắm “free”

Tác giả: Phạm Huy (Thể thao văn hóa)

KD: Khốn khổ cho người Việt nói chung, người ở HN nói riêng

HN vừa thiếu chỗ vui chơi, thiếu chỗ con người có thể nghỉ ngơi, giải tỏa những tâm lý căng thẳng thường nhật trong đời sống. Và thêm nữa, văn hóa người Việt, người ở HN thường rất dễ bùng phát thành… phản văn hóa, trước những cái gọi là “miễn phí”. Nào là phát áo mưa, nào là cơm su si, nào là ăn miễn phí. Và nay, tắm miễn phí

Nói thật, mình thì rất sợ. Tắm kiểu này, bệnh ngoài da truyền nhiễm có khi lại lan nhanh chóng!  😀

Xin xem thêm những hình ảnh “tăng động” của người ở HN đi tắm miễn phí:D http://vnexpress.net/photo/thoi-su/dua-nhau-treo-rao-vao-cong-vien-tam-mien-phi-3202973.html (đăng bên dưới)

Bac thang di tam free

Cảnh trèo rào để vào công viên nước sáng 19/4 tại Hà Nội

1 .Cách đây không lâu, trong dịp công tác tại Sài Gòn, hay tin  một nhà hàng phát thức ăn nhanh miễn phí cho người dân với điều kiện phải đi xe máy hoặc xe đạp, tôi đã ghé qua xem.

Đến nơi, một cảnh tượng khiến tôi không thể nào quên. Đó là cả một biển người mà ai nấy cũng đều dán mông trên xe, chờ trước mặt tiền của quán đông nghịt, nom chăng khác gì người dân ngày rằm tháng Giêng chờ phát ấn đền Trần.

Tiếp tục đọc

Một “truth denier” của Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn

KD: Còn đây là bài viết của Gs Nguyễn Văn Tuấn, phản biện lại ý kiến của Phó GS TS Vũ Quang Hiển (ĐH QGHN).

* Tuy nhiên cũng phải nói rằng, cách đây ít lâu, Blog KD/KD cũng đăng bài viết của một người từng bị tù cải tạo. Và câu chuyên của ông thấm đẫm nước mắt những người đọc, trong đó có mình.

Bi kịch của một cuộc chiến- bao giờ cũng là vậy. Vì những người thực thi là những con người cụ thể. Họ- những con người của hai phía, mang trong lòng ý thức hệ tư tưởng đối lập.  Cho dù có chính sách chung về đối đãi tù binh, thì may- rủi nhiều khi phụ thuộc vào những con người cụ thể nữa

Xin đọc thêm: https://kimdunghn.wordpress.com/2015/04/14/o-cuoi-hai-con-duong/

—————

Các bạn phải chuẩn bị tinh thần! Phải bình tĩnh để đọc phát ngôn sau đây: “Tôi nghĩ rằng sau chiến tranh, Việt Nam không có ngược đãi đối với mọi người. Bởi vì chính sách lúc ấy của nhà nước Việt Nam là chính sách hòa hợp dân tộc. […]Thế còn việc tập trung học tập hay cải tạo, tôi nghĩ đấy là để học cho nó rõ chính sách của nhà nước Việt Nam thời bấy giờ. […] Chứ không có nghĩa là một chế độ tù đầy” (1). Nếu có thì giờ, nên nghe cái tape phỏng vấn và những phát biểu của ông thì sẽ rõ hơn, nhưng ý chính là như trích dẫn trên.

Ai nói thế? Xin thưa, đó là Tiến sĩ Vũ Quang Hiển, phó giáo sư, sử gia của Đại học Quốc gia Hà Nội (2). Xin nhắc lại để khỏi nhầm lẫn: sử gia của Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhìn qua lí lịch khoa học (2) thì thấy đây là một sử gia rất tiêu biểu của “triều đình” (còn gọi là sử gia cung đình).

Tôi nghĩ chỉ riêng câu nói đó đã đủ để ông có thêm một chức danh nói theo tiếng Anh là “truth denier”, tức là kẻ phủ nhận sự thật Tiếp tục đọc

Không có ngược đãi sau 30/4′

Tác giả: theo BBC Tiếng Việt

.KD: Gần đến ngày 30/4, dư luận trên các trang mạng XH tự nhiên ồn ào về phát biểu của Phó GS Vũ Quang Hiển (ĐHQGHN) về vấn đề có hay không có ngược đãi tù binh Để rộng đường dư luận, tôn trọng tính thông tin đa chiều, Blog KD/KD xin đăng hai bài viết về chủ đề này để bạn đọc chia sẻ

——

PGS Vũ Quang Hiển, ĐH Quốc gia Hà nội chứng minh câu: "láo như vẹm" vẫn còn đúng!

Phó GS Vũ Quang Hiển

Sau chiến tranh chấm dứt ngày 30/4/1975, ở Việt Nam không có ngược đãi đối với mọi người, trong đó với các lực lượng cựu quân, cán, chính của chính quyền Sài Gòn, theo ý kiến một sử gia từ Hà Nội.

Trao đổi với BBC về 30/4 và hậu cuộc chiến Việt Nam trong một tư liệu từ trước, Phó Giáo sư Vũ Quang Hiển từ Đại học Quốc gia Hà Nội nói:

“Tôi nghĩ rằng sau chiến tranh, Việt Nam không có ngược đãi đối với mọi người. Bởi vì chính sách lúc ấy của nhà nước Việt Nam là chính sách hòa hợp dân tộc.

“Chính sách này đã công bố công khai ngay từ thời chiến tranh, chứ không phải sau hậu chiến mới có chính sách đó.

Tiếp tục đọc