Tác giả: Lê Hồng Kim (Gửi cho BBC từ TP. HCM)
.
KD: Đây là bài viết của một người thế hệ sinh năm 1975, không còn quá trẻ, nhưng cũng chưa già. Đọc kỹ thấy tấm lòng người viết ngay thẳng, có tâm và mong muốn sự tốt đẹp cho đất nước mình. Chủ đề này thật ra không phải là quá mới. Cách đây chục năm, đã từng có những ý kiến kiểu này, đổi tên nước, tên Đảng, có lẽ vì là vấn đề quá nhạy cảm, nên rất nhanh chóng, xu hướng này lắng chìm và lãng quên.
.
Bất cứ một quốc gia, một dân tộc nào cũng thường gắn liền với một tổ chức chính trị dẫn dắt, định hướng để phát triển. Hưng thịnh hay suy vong của quốc gia đó, dân tộc đó phụ thuộc nhiều vào sự dẫn dắt này- từ nội dung đến hình thức, tên gọi.
.
Xin đăng bài viết để bạn đọc chia sẻ, với tâm lý khách quan, công tâm, không định kiến. Để thấy một người trẻ cũng là “con nhà nòi- đảng viên” nghĩ ra sao về thời cuộc
.
Bài viết có biên tập một số chữ cho phù hợp tinh thần Blog KD/KD 😀
——-
Chiến tranh đi qua, còn để lại những cảm giác khác nhau trong người Việt
Tôi thuộc lứa thanh niên sinh năm 1975 ở thành phần chính thống với cả cha và mẹ đều là Đảng viên.
Từ nhỏ tôi luôn luôn ghét những người ở bên kia chiến tuyến và Mỹ.
Nhưng đẩy đưa thế nào thay vì học tiếng Nga, tôi lại vào học lớp tiếng Anh và tôi học tiếng Anh rất giỏi. Tiếp tục đẩy đưa đến chỗ sau khi ra trường tôi toàn làm cho công ty nước ngoài và đặc biệt rất nhiều công ty của Mỹ, rồi đi công tác nước ngoài nhiều lần bên Mỹ nên tôi cũng hiểu thêm nhiều về Mỹ và những người Việt vượt biên, định cư ở Mỹ.
Thậm chí tôi còn có vài người bạn khá thân mà gia đình trước đây hoàn toàn làm cho chế độ cũ. Những năm gần đây tôi thường xuyên xem xét các tin tức ở cả hai luồng chính kiến để có cái nhìn nhiều chiều về quá khứ, về chế độ và về cuộc sống. Tiếp tục đọc →
Bạn phải đăng nhập để bình luận.