Phố Hồng…

Tác giả: theo FB Đức Bảo Phạm

.KD: Bắt gặp trên FB Đức Bảo Phạm những hình ảnh đẹp tuyệt vời và độc đáo không trộn lẫn ở Bruges (Bỉ)- một thành phố và đô thị ở Bỉ, thành phố lớn nhất và thủ phủ của tỉnh West-Vlaanderen.

Tên bài mình tự đặt: Phố Hồng. Vì chỉ thế mới lột tả được vẻ đẹp của cây cối, nhà cửa, kỳ lạ. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ, thư thái sau những bài viết “nặng đầu”  😀

—————

pho hong 3

Tiếp tục đọc

Định nghĩa: Vợ là gì?

Tác giả: Huỳnh Bọng

.KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này. Cười khùng khục. Bài viết rất ngộ. Xin đăng lên để bạn đọc chiêm nghiệm  😀

*
Vợ là người chẳng họ hàng
Thế mà giờ đẹp lại sang nhà mình
Ngày đầu trông thật là xinh
Môi tươi, mắt thắm đến đình cũng xiêu
*
Vợ là đáng nể , đáng yêu
“Kính Vợ đắc thọ” là điều nhắc nhau
Nhớ vòng chung kết toàn cầu
Nhì trời, nhất Vợ đứng đầu bảng A

Tiếp tục đọc

Tham nhũng và điều “không nghi ngờ gì nữa”

Tác giả: Nguyên Thảo

.Ở xếp hạng về đút lót trong xuất nhập khẩu, Việt Nam xếp thứ 121 trên 144 nước…

Tham nhũng và điều “không nghi ngờ gì nữa”

TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).

“Không nghi ngờ gì nữa, yếu kém về thể chế và tham nhũng đã làm giảm năng lực cạnh tranh và ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam”. TS. Lê Đăng Doanh nhận định tại tham luận gửi đến Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2015.

Để đi tới kết luận “không nghi ngờ gì nữa” về nhận định này, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã đưa ra khá nhiều thông tin cụ thể.

Tiếp tục đọc

Think tank của trí thức Việt Nam : Thực trạng & Giải pháp

Tác giả: Chu Hảo

.KD: Think tank không phải là một mô hình mới mẻ. Đó là một tổ chức hay nhóm các cá nhân hoạt động nghiên cứu đưa ra các tư vấn về chính sách, chiến lược trong các lĩnh vực. Tuy nhiên ở nước ta, Think tank có lẽ là mô hình quá mới, nên khó được chấp nhận. Mà vụ việc giải thể Viện IDS là một ví dụ cụ thể.

Mới đây, theo QĐ 501 của TTCP- sẽ thí điểm tổ chức “Diễn đàn khoa học chuyên nghiệp của trí thức” khi tham gia hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội các chủ trương, chính sách, dự án phát triển kinh tế – xã hội.

Để rộng đường dư luận, tôn trọng tính thông tin đa chiều, Blog KD/KD xin đăng bài viết này của GS Chu Hảo (từ tháng 3/2012) xung quanh vấn đề vai trò giám sát, tư vấn và phản biện XH của các trí thức Việt, mang tính học thuật sâu sắc. Blog KD/KD mong  nhận được những bài viết phản biện lại bài viết này trên tinh thần công tâm, thẳng thắn, trung thực và khách quan

Trong bài viết có nhắc tới cuốn Trí thức Nga. Hi…hi… buồn cười là cảm giác của mình khi đọc cuốn này. Giống nhau thế! Cũng một bộ phận xu thời, xu phụ- na ná, thảm thương!

Và tự nhiên nhớ đến câu: Việt Nam không vội được đâu!  😀

————-

chu hao    Trong bài tham luận này chúng tôi xin trình bày rõ ý kiến riêng về thực trạng cơ chế dân chủ trong sinh hoạt tinh thần của tầng lớp trí thức nước nhà và đề xuất các giải pháp cụ thể để hình thành và phát triển các Think tank trong khi thực hiện vai trò tư vấn, giám sát, và phản biện xã hội.

I. Thực trạng cơ chế dân chủ ở nước ta

1. Khẩu hiệu “Trí, phú, địa hào đào tận gốc, trốc tận rễ”, nghe nói có từ thời Xô Viết Nghệ tĩnh, nhưng hình như không có văn bản nào chứng tỏ đó là chủ trương chính thức của Đảng Cộng sản. Tiếp tục đọc

Một cách nhìn 18 năm văn học Việt ngoài nước

Tác giả: Lê Hoài Nguyên

KD: Nhà văn Lê Hoài Nguyên, tên thật là Thái Kế Toại, nguyên Đại tá Công an, công tác tại A25 vừa đăng trên FB của ông bài viết này. Một bài viết hệ thống, công phu và nhìn nhận vấn đề khá công tâm. Nay xin đăng lên để bạn đọc có nhu cầu tham khảo, chia sẻ.

Blog KD/KD cũng đã từng đăng bài viết của ông về vụ Nhân Văn Giai Phẩm, xin kéo lại đường link:

https://kimdunghn.wordpress.com/2014/07/27/vu-nhan-van-giai-pham-tu-goc-nhin-cua-dai-ta-cong-an/

————–

thaiketoailehoainguyen

I- Từ Văn học lưu vong đến Văn chương hải ngoại

Tháng 10 năm 1981, trong bài giới thiệu cuộc hội thảo của mười tác giả, tạp chí “Nhân Chứng” còn rụt rè nhận xét: “Tạm gọi là một nền văn học lưu vong cũng đã hình thành”. 
Thái Tú Hạp thì băn khoăn:” Sáu năm, khoảng thời gian chưa đủ để vơi dịu những nỗi đau đớn thoát lìa quê hương, nhận phận kiếp lưu đày với muôn vàn cay đắng tủi nhục. Nhìn lại sáu năm văn học Việt Nam nơi xứ người quả là một vấn đề quá lớn, có hơi vội vã chăng?”.

Uông Hồ Vệ thì đầy thất vọng trong một cái tít : “ Bộ môn văn: con dao cùn trong tay những người cầm bút lưu đày”. Tiếp tục đọc

Chấp nhận cái khác biệt để hòa hợp, hòa giải

Tác giả: Ly Lam (Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần)
.
KD: Nhưng sự chấp nhận cái khác biệt lại là cái khó nhất của XH này. Nhất là trong tình hình, như bài viết:
“Tôi thấy cơ chế chung của mình còn khắc nghiệt quá, lại tạo điều kiện cho thành phần cơ hội lập phe phái phát triển. Ở nhiều nơi, phải là con anh Ba, chú Sáu, gốc Củ Chi, Bến Tre… mới được tin tưởng đưa vào tổ chức tiến cử lên nhanh; phải là lãnh đạo đoàn mới lên lãnh đạo đảng, chính quyền… Từ những sự tiến thân kiểu như vậy, mới có những kẻ cơ hội gia nhập đội ngũ của đảng, khiến thành phần không cơ hội trong đảng phải lùi ra, chán nản, hoặc bỏ đi làm công việc khác. Nếu cơ chế này không thay đổi, rất khó có được sự hòa hợp hòa giải rộng rãi, bền vững”
.
Thế nên, mỗi năm, cứ đến 30/4, vấn đề hòa giải hòa hợp dân tộc của nước Việt lại được xới xáo lên, rùi dần chìm xuống, “như chưa hề có cuộc … chia ly”.
 
Thật kỳ lạ, một đối thủ từng đối đầu với VN như nước Mỹ, giờ cũng đã trở thành đối tác, bắt tay để làm ăn, mà dân một nước, cùng máu đỏ, da vàng, mũi tẹt, lại không thể bắt tay nhau được. Đó là cái gì, nếu không phải thói xấu của người Việt?
 
Và như vậy, đất nước Việt rất khó trở nên mạnh bởi sự phân ly, sự thù hằn, không bao giờ chấp nhận sự khác biệt  😦
———–

“Tôi hình dung nước ta trước năm 1975 giống như một ngôi nhà lớn, dột lỗ chỗ khắp nơi, khiến nhiều người sống trong đó bị dột. Những người trong nhà chia làm hai nhóm, một bên đòi phá nhà đi để xây cái mới, bên kia cho rằng “không cần, dột chỗ nào thì che chỗ đó lại là được rồi”. Bên đề nghị phá nhà đa phần là những người thực sự bị dột, nhưng cũng có nhiều người chẳng bị dột mà chỉ nghĩ rằng nếu làm nhà mới sẽ tốt hơn nhà cũ. Bên kia cũng vậy, nhiều người không muốn phá vì bản thân không bị dột và có người dù đang ở chỗ dột nhưng suy nghĩ “che chỗ dột là được rồi, phá nhà ra xây lại chắc gì đã tốt hơn”- Ông Phan Chánh Dưỡng nói.

Những ngày tháng Tư, dù ít dù nhiều, trong tâm trí của mỗi người Việt Nam, đặc biệt là những người từng sống trong thời khắc lịch sử 30/4/1975, đều nhớ về giai đoạn khó quên ấy. Sau niềm vui thống nhất, non sông về một mối, những người Việt chung dòng máu đỏ da vàng, sống trong cùng một đất nước đã phải đối mặt với những xung đột, mâu thuẫn, xuất phát từ sự khác biệt về ý thức hệ và tâm lý cũng như hệ quả của việc “thắng – thua”, không dễ gì hòa hợp.

Tiếp tục đọc