Chắc ông ta vẽ em theo trí nhớ…

Tác giả:

.KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài này. Hị…hị… Xin đăng lên để bạn đọc thư thái, chuẩn bị cho ngày làm việc mới hữu ích  😀

———–

Có một ông nọ vào trong phòng triển lãm tranh để coi tranh, bỗng ông giật mình bởi vì thấy một bức tranh vẽ hình người đàn bà khỏa thân giống vợ của mình, ông liền vội vả về nhà giận dữ hỏi bà ta:
– Có phải em làm người mẫu cho thằng cha họa sĩ kia vẽ hình khỏa thân không ?
Tiếp tục đọc

Dung mạo đẹp- từ đâu đến…

Tác giả:  Biên dịch: Bình Minh, STV online (Sưu tầm).                  

KD: Bất ngờ, đọc được bài này trên FB Chinh Phạm, xin được đăng lên đây để bạn đọc chia sẻ. Mình rất thích bài này vì những phân tích nhân sinh khoa học và hợp lý.

Title bài, Blog KD/KD đặt  😀

————

Khuôn mặt xinh đẹp cũng là một loại phúc báo. Dù là phúc báo gì đều có căn nguyên của nó, giống như tài phú đến từ bố thí, tôn quý đến từ khiêm cung, khuôn mặt xinh đẹp đến từ dịu dàng lương thiện. Đến trung niên, tướng mạo đã đi vào ổn định, cũng là thể hiện của tính cách một người.

Nhiều người khoan hậu có khuôn mặt có phúc, người dịu dàng lương thiện có khuôn mặt xinh đẹp. Người thô bạo, vẻ mặt hung dữ; rất nhiều phụ nữ trung niên lão niên có phẩm tính không tốt, vẻ mặt thường cay nghiệt, cũng gọi là tướng bạc mệnh, khắc chồng.

Thật ra, tướng mạo không phải sinh ra là cố định, mà nó là phản chiếu của quá trình tu tâm và hành động lâu dài; cũng vì vậy, tướng mạo sẽ biểu lộ ra vận mệnh tương lai của một người. Xem tướng là một loại tích lũy kinh nghiệm, tướng tùy tâm sinh, từ mặt biết tâm, từ tâm biết mệnh. Tiếp tục đọc

Một thời- hoa tầm xuân

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

.

Tại sao ta lại gặp nhau
Khi chân trời chỉ còn rực vàng ánh lửa
Tại sao số phận ta lại quên khép cửa
Để quá khứ khôn nguôi bỗng bung nở
phép màu

Tuổi thơ ngây trời xanh mây trắng đã qua lâu
Hoa cúc hoa tầm xuân rạng ngời những mùa hoa thiếu nữ
Đâu biết một phương trời xa cánh đồng cày dở
Những mùa vàng đổi rất nhiều mất mát khổ đau Tiếp tục đọc

Tiến sĩ Ta còn ‘xuất chúng’ hơn cả tiến sĩ Tây!

Tác giả: Gia Trí
.
Đấy chẳng phải là những “thành tựu” đó sao? Đừng ném ánh mắt bi quan vào giới TS nước nhà nữa nhé!  😀
.
Mới đây, Bộ GD-ĐT vừa ban hành quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học.
.
Đọc thêm:
>> Tôi muốn thành Tiến sĩ, có gì sai? >> Công chức HN và tiến sĩ ngoại tỉnh
.
>> Hàng chục ngàn giáo sư, tiến sĩ Việt… đang làm gì? >> Ngụ ngôn hiện đại “chàng buôn gỗ’ và ‘tiến sĩ 200 triệu

Ảnh chỉ có tính minh họa. Nguồn: trên mạng

Đối tượng thu hút nhiều chú ý, tất nhiên là tiến sĩ. Quy định mới yêu cầu tiến sĩ phải có hệ thống kiến thức chuyên sâu, tiên tiến và toàn diện thuộc lĩnh vực khoa học chuyên ngành; có tư duy nghiên cứu độc lập, sáng tạo; có tư duy mới trong tổ chức công việc chuyên môn và nghiên cứu để giải quyết các vấn đề phức tạp phát sinh…

Tiếp tục đọc

Lính già trở về thương lính trẻ chết trận

Tác giả: Đào Dục Tú

.KD: Đọc bài viết về người lính già khóc những người lính trẻ mà thương lắm. Những cái chết… ngược quy luật sinh học. Nhưng đó lại là thực tế nghiệt ngã của chiến tranh. Khiến cho trận chiến vẫn ám ảnh những những người lính già ngay cả khi họ đã trở về với đời sống bình thường của đất nước đã hòa bình.

Nước mắt chảy ngược, bao giờ cũng là nước mắt khó khô dòng  😦

Cảm ơn anh Đào Dục Tú

———

                 Ảnh chỉ mang tính minh họa                                                           

 Bài thơ “Thương nhớ” của Nguyễn Hồng Hà là một lời độc thoại. Mở đầu đã nghe có vị chua chát:                    Thế là tao đợi chết già

                                                          Chứ không chết trẻ như là tụi bay

Tụi bay là những đồng ngũ một thời trận mạc mười năm,hai mươi năm hay lâu hơn nữa về trước. Cách xưng hô tao, tụi bay rất đời rất lính, đậm tình đồng đội quê mùa thật thà

Họ như vừa giã từ tuổi học đường hay giã từ tuổi vị thành niên,mười bảy mươi tám  xuân thì mà người lính nay đã già nhớ lại như một  mảnh hồi ức:

                                                Những thằng lính trận hây hây má hồng

                                                Tụi bay chưa biết phải lòng

                                                Cuộc đời trai, những chấm hồng trong tranh Tiếp tục đọc

Nước Mỹ sau nội chiến và bài học hòa hợp dân tộc

Tác giả: Nguyễn Hòa Bình (tổng hợp)
.
KD: Bài rất hay. Những sự hòa giải có lẽ chỉ có được khi giữa các bên hành xử với nhau một cách quân tử, trân trọng nhau vì cái nghĩa lớn nhất- lợi ích quốc gia
———–

Tháng 4 của Hoa Kỳ là một ngày tháng đáng lưu ý của lịch sử. Cuộc nội chiến Nam Bắc Hoa Kỳ bắt đầu vào ngày 12 tháng 4-1861. Bốn năm sau vào ngày 9 tháng 4-1865, tướng Lee của miền Nam đầu hàng tướng Grant của miền Bắc…

Tổng thống Abraham Lincoln

Tổng thống Abraham Lincoln

Cuộc chiến tranh với hàng trăm trận đánh tại miền Ðông Hoa Kỳ trong trọn vẹn 4 năm đã làm cho quân hai bên chết 620 ngàn và hàng triệu người bị thương tích. Miền Bắc thắng trận, thống nhất đất nước, giải phóng nô lệ và hy sinh thêm vị anh hùng Mỹ quốc. Ðó là Tổng Thống Lincoln.

Trong trận đánh cuối cùng, quân miền Bắc chiếm được Richmond là thủ đô của miền Nam vào ngày 2 tháng 4-1865. Hai ngày sau Tổng Thống Lincoln của Hoa Thịnh Ðốn đến thị sát Richmond, bước vào dinh tổng thống miền Nam đã bỏ chạy. Tiếp theo là Tướng Lee đầu hàng ngày 9 tháng 4 và vào ngày 15 tháng 4-1865, Tổng Thống Lincoln bị ám sát chết.

Tiếp tục đọc

Bộ trưởng Bộ TT&TT: “Quy hoạch báo chí là vấn đề nhạy cảm”

Tác giả: Minh Đức

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son hôm 25-4 cho biết, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc sẽ được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành trong tháng 5.

Thông tin trên được đưa ra tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 25-4. Sau đây là nội dung cuộc họp báo.

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son trả lời câu hỏi của báo chí chiều 25-4. Ảnh: M.Đ

PV: Có một vấn đề mà tôi tin là nhiều đồng nghiệp trong khán phòng này quan tâm, là vừa qua Bộ Chính trị đã thông qua đề án quy hoạch báo chí lần cuối. Những người làm báo rất quan tâm tới đề án này nhưng đến nay chưa được nhìn thấy. Cách đây 2 hôm, Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn có nói Bộ sẽ sớm trong tuần tới trình Thủ tướng quyết định ban hành việc thực hiện đề án này. Chúng tôi băn khoăn và có câu hỏi vì sao đề án này không được công khai, lấy ý kiến của đối tượng bị tác động theo đúng quy trình của pháp luật về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật? Tiếp tục đọc

Học gì từ chính sách kinh tế của VNCH?

Tác giả: BBC Tiếng Việt

KD: Thứ nhất là kinh tế là việc của nhân dân chứ không phải của chính phủ, chính phủ không làm kinh tế. Đó là bài học lớn nhất. Phải bỏ tập quán chính phủ đi làm kinh tế.

Thứ hai là các nhóm lợi ích của thành phần cầm quyền có ảnh hưởng rất lớn về vấn đề lợi ích trong nền kinh tế, khiến nền kinh tế bị khống chế bởi một nhóm lợi ích, khó mà phát triển được- chuyên gia Bùi Kiến Thành.

Trước đó, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair, khi sang thăm và làm việc với VN cũng đã từng nói, kinh tế là việc của các DN, của người dân, không phải là việc của CP.  Thế nhưng, xem ra cả hai điều này, ở VN hiện nay, thay đổi rất khó!

Phía ngoài Nhà hát lớn Sài Gòn trước năm 1975

.Việt Nam ngày nay nên học chế độ Việt Nam Cộng Hòa trong cách nhìn về kinh tế thị trường cũng như cách đào tạo, trọng dụng nhân tài.

Nhận định trên được chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành, một Việt kiều Mỹ nay đang sống ở Việt Nam, đưa ra trong cuộc phỏng vấn với BBC ngày 23/4.

Ông Thành cũng cho rằng “dư âm của nền kinh tế tập trung” đang hạn chế sự phát triển của Việt Nam trong thời điểm hiện tại, cũng như trong tương lai.

BBC: Ông có thể cho biết một số đặc trưng của nền kinh tế miền Nam trước năm 1975? Tiếp tục đọc