Hà Nội treo pano chào mừng kỳ dị: ‘Có đáng gì đâu’

Tác giả: Thanh Thanh

.KD: Đọc câu trả lời của bác này, mình lại thấy buồn cười. Một pano xấu xí, cẩu thả, tùy tiện vào dịp 30/4  khiến mình nhìn thấy rất xấu hổ cho văn hóa Thủ đô mà bác này chả nhìn thấy gì. Còn cư dân mạng thì ầm ĩ.

Hi..hi… Cả tư duy và tư cách đại diện văn hóa của bác cũng … “có đáng gì đâu” 😀

———— 

Trên một số tuyến phố Hà Nội có xuất hiện tấm pano “kỳ dị” chào mừng ngày 30/4, lãnh đạo ngành cho biết chúng chỉ… không đẹp thôi.

Một tấm pano “kỳ dị” chào mừng ngày 30/4 được treo ở nhiều tuyến đường của Thủ đô Hà Nội với hình ảnh cắt ghép cẩu thả người phụ nữ với cánh tay cùng bó hoa hướng dương không ăn nhập với nhau đang khiến dư luận hết sức bức xúc, phản cảm.

Chiều ngày 23/4, PV đã trao đổi với ông Tô Văn Động – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, ông Động nói: “Chỉ có có 2 cái pano nó không được đẹp thôi chứ làm gì mà nhiều đâu, đêm hôm qua (22/4) chúng tôi đã gỡ bỏ xuống hết rồi.

Chi phí mỗi một pano có đáng gì đâu, khoảng 1 triệu/cái bảng mấy mét , giờ chúng tôi cũng khắc phục rồi. Pano đó không vi phạm chính trị, nhưng khi phóng lên thì nó xấu thôi”.

Tấm pano với những chi tiết không đẹp mắt được đặt trên phố Kiều Mai (Ảnh: DT)
Tấm pano với những chi tiết không đẹp mắt được đặt trên phố Kiều Mai (Ảnh: DT)

Tiếp tục đọc

Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn: “Nếu được lắng nghe, trí thức sẽ đóng góp hết mình”

Tác giả: Nhật Lệ

KD: Có chữ Nếu, có nghĩa là thực tế, trí thức chưa được lắng nghe?  😀

Ở bất cứ một quốc gia nào cũng vậy, trí thức đúng nghĩa là tầng lớp tinh hoa của quốc gia đó. Vậy mà trí thức chưa được lắng nghe, thì hoặc trí thức chưa đạt đến độ tinh hoa, hoặc cái tai nghe cũng chưa phải…. tinh hoa.

Hi… hi viết đến câu này tự nhiên mình buồn cười quá  😀

———-

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt chụp cùng một số thành viên nhóm Thứ Sáu, gồm ông Nguyễn Ngọc Bích (ngưới ngồi bên trái), ông Phan Chánh Dưỡng (đứng, bìa trái) và ông Huỳnh Bửu Sơn (đứng, bìa phải). Ảnh: T.L
Thời mở cửa, có một nhóm Thứ Sáu chuyên tụ hội các chuyên gia kinh tế để thực hiện các “đơn đặt hàng” từ lãnh đạo TPHCM cũng như cả nước về các vấn đề “kinh bang tế thế” một cách hiệu quả. Họ đã góp phần rất lớn trong việc thay đổi tư duy làm kinh tế thị trường trong buổi chập chững đầu tiên sau đổi mới. Ông Huỳnh Bửu Sơn – một trong những chuyên gia kinh tế hàng đầu, thành viên của nhóm Thứ Sáu – nhớ lại:

Tiếp tục đọc

Đồng bằng sông Cửu Long – 40 năm nhìn lại

Tác giả: Lê Phú Khải (Kỳ 1: Ngăn sông cấm chợ)

.Bauxite Việt Nam trân trọng trích đăng cuốn Đồng bằng sông Cửu Long – 40 năm nhìn lại vừa được xuất bản, để nhớ lại những biến động dữ dội ở nông thôn miền Nam từ sau năm 1975. Tác giả là nhà báo Lê Phú Khải, phóng viên thường trú nhiều năm của Đài Tiếng nói Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long và cuốn sách là ghi chép những điều tai nghe mắt thấy của ông về nông nghiệp của vùng đất trù phú này.

 
Cùng với việc tập thể hóa nông nghiệp, chính sách quản lý thị trường, ngăn sông cấm chợ đầu những năm 80 thế kỷ trước, những lộng hành của hệ thống các trạm trại quản lý thị trường, thâu thuế, đăng kiểm tàu bè ở cái xứ sông rạch chằng chịt này đã gây nên bao bất bình, căm phẫn cho người nông dân vốn rất hiền lành ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Tiếp tục đọc

Tiến sĩ Lê Kiên Thành: Cha tôi không bao giờ biết vì sao mình là người được lựa chọn

Tác giả: Lan Hương (thực hiện)

.Chưa bao giờ, trong những cuộc trò chuyện, tôi hỏi Tiến sĩ (TS) Lê Kiên Thành những câu hỏi thẳng thắn, sòng phẳng, thậm chí đôi khi có thể khá khó chịu về cha ông – cố Tổng Bí thư (TBT) Lê Duẩn như trong buổi trò chuyện này. Và ông đã đáp lại bằng sự thẳng thắn thậm chí còn vượt cả sự chờ đợi của tôi.

Tiếp tục đọc

Chiến tranh và .. tình nhân loại

Tác giả: Trần Văn Chánh

.KD: Chiến tranh là tàn khốc, là bi kịch, là máu và nước mắt cùng hận thù. Vậy nhưng, chiến tranh cũng vẫn không giết chết được tình người, không giết chết được lòng nhân. Đó là lý do vì sao, trong chiến tranh, hoặc sau chiến tranh vẫn có những câu chuyện làm ta rưng rưng nước mắt. Chỉ vì thế, mà con người còn sống được ở Đời, tin vào những điều tử tế, tốt đẹp. Để Yêu thương và Hóa giải tất thảy mọi vết thương tưởng đâu vẫn còn rỉ máu

Cầu mong điều đó, đến với những đồng bào của tôi, dù phía bên này hay phía bên kia

*. Do công việc và bài vở quá bận rộn, nên thỉnh thoảng có những ngày bài vở cập nhật Blog hơi bị chậm. Mong bạn đọc thông cảm và chia sẻ  😀

Chúc bạn đọc Blog KD/KD những ngày nghỉ lễ vui vẻ, an lành và nhiều tiếng cười

       Có câu chuyện xảy ra gần ba năm trước thật cảm động về hai cựu binh người Úc đã từng tham gia chiến cuộc tại Việt Nam:

     Sau nhiều năm trăn trở, nhắn nhe tìm tõi khắp nơi, rồi lặn lội đường xa, sáng ngày 3.4.2012, hai ông Laurens Wildeboer và Derrill De Heer, cựu binh Úc, đã tìm đến được gia đình của một liệt sĩ Việt cộng ở Đồng Nai để trao lại cho bà mẹ già của liệt sĩ này những kỷ vật mà hai ông đã lưu giữ trong suốt 42 năm. Trong cuộc hội ngộ ly kỳ hiếm có này của những người trong thời chiến tranh vốn thuộc hai bên chiến tuyến, ai cũng cố kìm nén để khỏi bật thành tiếng khóc lớn.

     Người liệt sĩ nói trên tên Phan Văn Ban, chết trận năm 1970, ba năm trước vẫn còn mẹ già 85 tuổi ngụ tại ấp 2, xã Long An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Tiếp tục đọc