Khi Hà Nội trở thành chính mình

Tác giả: Vương Trí Nhàn
.
KD: Được sống là chính mình là niềm hạnh phúc lớn của một cá nhân, nữa là với một Thủ đô nổi tiếng thanh lịch một thời trong lối sống, trong văn thơ, trong hội họa và âm nhac.
.
Nhưng xem ra, với một thủ đô, để trở thành chính mình thật khó khăn. Nếu văn hóa của chính Hà Nội đã bị tàn phai bởi nhiều lý do. Và những quan chức có trách nhiệm thì lại chả … “có đáng gì đâu” trong tư duy, trong nhận thức, trong cả cái tâm để hiểu về văn hóa Thủ đô của đất nước.
.
Cũng như những ngày nay, cư dân mạng “chửi” tơi bời vì một hình ảnh mà mình thấy xấu hổ, đau nữa, khi Thủ đô đưa ra biểu tượng con voi của Hai Bà Trưng. Nếu không đủ tài để làm như Voi thật, thì thôi, xin đừng biến thành sự phỉ báng, diễu cợt, sau hình ảnh tấm pano bôi bác
———–
Xin đưa lại hình ảnh để bạn đọc tường minh:
.
con voi

 

 

 

.

Chị Đàm một người tôi quen từng qua Pháp có lần bảo với tôi rằng vào những ngày thật vắng, Hà Nội còn đẹp hơn cả Paris nữa. Tôi chưa đến kinh thành nước Pháp nên không dám cãi lại, dù nghĩ bụng nói thế là cực đoan, sao mà Hà Nội có thể so với Paris được, chỉ đoán chẳng qua đấy là một cách để chị bạn nói rằng Hà Nội rất đẹp.

Tiếp tục đọc

Về “Lời tự sự của thi sĩ Hữu Loan”: Lại thêm một sự gian lận của giới báo chí!

Tác giả: Nguyễn Đình Nguyên
.
KD: Mình đọc được bài viết này cũng do bạn bè iu quí gửi cho vì khó chịu trước sự cắt cúp bài viết tự sự của cố thi sĩ Hữu Loan. Ông là một thi sĩ đích thực, một con người mà khi hiểu rõ về ông, mình rất thương, rất xót xa cho số phận và kính trọng nhân cách nghệ sĩ, nhân cách một con người.
Thực ra, biên tập, cắt cúp bài vở là công việc của nghề báo. Và ngay cả Blog KD/KD này, chỉ là một Blog cá nhân nhưng mình cũng nhiều lần phải biên tập câu chữ, cắt bỏ một vài chỗ cho phù hợp tinh thần Blog. Tuy nhiên, sự tinh tế và tôn trọng tác giả là ở chỗ, việc biên tập, cắt cúp đó không làm sai lệch bản chất bài viết. Nếu vì lý do nào đó, thì có lẽ không nên đăng, vì “thương nhau kiểu đó bằng mười hại nhau”.
Nhiều năm sau khi mất, người thi sĩ lớn và sống có nhân cách đẹp này vẫn bị… oan uống. Hay đó là số phận ông?
Tuy nhiên, title bài viết này và một vài câu chữ quá nặng nề, xin được biên tập cho phù hợp tinh thần Blog KD/KD
Trường hợp bài biên tập này có thể coi là khá điển hình cho nghề “cắt cúp” của những người làm báo như mình, có một kinh nghiệm đắng nhưng cần thiết khi phải biên tập bài vở bạn đọc.
Mình cũng rất yêu bản nhạc ghi ta độc tấu ca khúc Những đồi hoa sim của Dũng Chinh, phổ thơ của thi sĩ. Xin đăng đường link (trong bài) để bạn đọc có thể thưởng thức. Mình thường nghe không chán bản nhạc độc tấu ghi ta này những đêm… thao thức  😀
———–
ahuuloan
Tình cờ trên FB lại chuyền nhau về “Lời tự sự của thi sĩ Hữu Loan” coi như là hồi ký của ông được đăng tải trên trang Petrotimes (18/08/14). Đã đọc qua rồi, nhưng vốn mê “Màu tím hoa sim” như mọi người mê văn chương, nên tôi vẫn muốn đọc đi đọc lại về ông.
.

Tiếp tục đọc

Việt gian trong lịch sử (phần III và IV)

Tác giả: Nguyễn Ngọc Lanh
.
KD: Đây là phần III và IV của bài viết. Cách hành văn hóm, có cảm giác nụ cười ẩn sau cả những lời bình, và tác giả cố gắng thể hiện một cách nhìn khách quan về những nhân vật lịch sử.
.
Tuy nhiên, xin nhắc lại, đây vẫn là cách nhìn của riêng tác giả Nguyễn Ngọc Lanh. Blog KD/ KD xin đăng lên để thấy một cách tiếp cận lịch sử, nhìn nhận nhân vật lịch sử có những điểm riêng trong thế giới thông tin đa chiều và tôn trọng sự khác biệt.
———
.
Đã bàn về 2 “đấng” Kiều Công Tiễn và Ngô Nhật Khánh, xin bàn tiếp về bản án lịch sử đã tuyên với Trần Ích Tắc từng bị coi là Việt gian cỡ đại. Xin nói ngay, “Việt gian” không phải từ ngữ do ta sáng tạo, mà nó bắt nguồn từ “Hán gian” để nói về những người Tàu đã cộng tác với quân Nhật khi chúng xâm lược Trung Quốc (1937-1945). Còn “bán nước” cũng vậy, nó dịch sang tiếng Việt từ thành ngữ Tàu “mãi quốc, cầu vinh”.

 Nhắc lại nguyên tắc “xét xử”:

– Suy đoán có lợi cho bị cáo, nếu chứng cứ đòi hỏi sự suy đoán.

– Không dùng quan điểm thời nay phê phán các nhân vật thời xưa. Không dùng quan điểm của phe này để lên án phe đối địch – nhất là trong nội chiến.

– Chỉ xét hành vi “bán nước” đúng nghĩa. Từ năm 1945 đã lên án Phạm Quỳnh “bán nước” (đến nay chưa cải chính), khốn nỗi nước đã mất trước khi cụ Phạm sinh ra.

Tiếp tục đọc

Việt gian trong lịch sử (Phần I và II)

KD: Rất bất ngờ, bạn bè iu quí gửi cho bài viết này. Một bài viết hóm, hài, cứ tưng tửng, nhưng vấn đề đặt ra mang tính nghiên cứu lịch sử , thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Xin đăng lên để bạn đọc theo dõi, chia sẻ

————

Việt-gian là tên gọi dành riêng cho người Việt phạm tội “bán nước”. Muốn bán, phải có người mua. Người “mua nước” chỉ có thể là ngoại bang.

Khái niệm “bán nước” khá mù mờ. Thôi thì cứ tạm hiểu thế này: Đó là hành vi mưu lợi riêng bằng cách giúp ngoại bang chiếm được một phần hoặc toàn bộ các loại chủ quyền khác nhau của quốc gia. Bán rẻ tài nguyên là có tội, nhưng có thể chưa tới mức gọi là “bán nước”.

Âm mưu bán nước với hành vi thực tế bán nước là những mức độ rất khác nhau của tội phạm – cũng giống như “giết người” mới chỉ là âm mưu hay đã có hành vi thực hiện. Và nếu đã thực hiện, thì điều quan trọng nhất là hậu quả cụ thể.     

 Thời xa xưa: Ca ngợi đế quốc và hoàng đế…

Một nước, nếu mua được (chiếm, hoặc thôn tính được) nhiều nước khác, bờ cõi được mở rộng, được gọi là đế quốc. Người đứng đầu đế quốc được gọi là hoàng đế, được lịch sử bản địa ca ngợi hết lời. Nói khác, làm nên nghiệp “đế” (mở mang bờ cõi) là thành công tột đỉnh của một cá nhân, đem lại vinh quang cho cả nước – với những trang sử hết lời tán tụng.

Tiếp tục đọc

Sai lầm khi “coi thường” thành quả VNCH

Tác giả: BBC tiếng Việt

.Việt Nam đã để lỡ mất cơ hội phát huy những thành quả của miền Nam để lại do chìm đắm trong tư tưởng của bên thắng cuộc, theo Tiến sỹ Vũ Minh Khương

Việt Nam đã để mất cơ hội trở thành một cường quốc sau năm 1975 do coi thường các thành quả trong chính sách của Việt Nam Cộng hòa.

Nhận định trên được Tiến sỹ Vũ Minh Khương, từ Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Singapore, đưa ra trong cuộc phỏng vấn với BBC ngày 25/4.

Cũng theo ông Khương, chính thái độ này đã khiến cho Việt Nam “tổn thất một nguồn lực rất lớn”, không khai thác được ý chí dân tộc và “tình cảm giữa người dân hai miền”.

BBC: Ông đánh giá thế nào về các chính sách kinh tế của miền Nam trước năm 1975? Tiếp tục đọc