Loa kèn nhớ

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

                                (30/4/1975- 30/4/ 2014)

hoa loa ken a
Em nhớ mãi phút giây lịch sử
Chiến tranh rồi cũng đã ngủ yên
Loa kèn lộng lẫy đường Hà Nội
Đất nước đớn đau một dải nối liền

Đâu ngỡ một gặp gỡ tinh khôi
10 năm chia xa để rồi bừng nở
Loa kèn muốt xanh ngọc ngà rạng rỡ
Trở về như mây trắng pha phôi Tiếp tục đọc

Cuộc sống thần tiên của bộ tộc 500 năm không ăn thịt

Tác giả: Theo Gia đình và cuộc sống

.KD: Xem ra, họ cực kỳ văn minh, hơn rất nhiều những XH cứ nghĩ mình văn minh, nhưng đầy rẫy sự thiếu văn minh, văn hóa, và tàn nhẫn với động vật

———-

Trong những điều luật của bộ tộc này, có một điều luật nghiêm cấm việc săn bắt và giết thịt các loài động vật, kể cả vật nuôi hay hoang dã.

» Lạ lùng bộ tộc không có tuổi, cực ghét thời gian
» Bí ẩn bộ tộc nhận là anh cả của loài người
» Kỳ quái bộ tộc ở trần với tập tục xuyên xương khỉ qua môi

Từ hàng trăm năm nay, người Bishnoi ở Ấn Độ vẫn trung thành với những giáo luật nghiêm khắc của bộ tộc. Họ không chặt hạ những cây đang sống và không ăn thịt động vật. Họ luôn sẵn sàng cứu giúp những con vật bị thương. Thậm chí, phụ nữ Bishnoi còn nuôi những con thú non bằng chính bầu sữa của mình.

Đối xử tốt với các loài động vật và không sát sinh

Bishnoi là tộc người sinh sống tại vùng sa mạc Thar, bang Rajasthan, miền Tây Ấn Độ. Trong tiếng bản địa, “bish” có nghĩa là 20, “noi” có nghĩa là 9. Bởi vậy, Bishnoi có nghĩa là 29.

Cái tên Bishnoi tượng trưng cho 29 điều luật mà các thành viên trong bộ tộc này phải tuân thủ, trong đó có 20 điều luật theo Hindu giáo và 9 điều luật theo Hồi giáo. Theo những bô lão trong bộ tộc, vị đạo sư Jhambheshwar đã đặt ra những luật lệ này vào khoảng 540 năm về trước.

Theo truyền thuyết, khi đang ngồi thiền dưới gốc cây ở ngôi làng Jhamba, vị đạo sư này đã giác ngộ. Ông cũng là người đã tìm ra nguồn nước giúp những người dân ở ngôi làng Jhamba thoát khỏi cảnh hạn hán sau hơn 20 năm.

Cuộc sống thần tiên của bộ tộc 500 năm không ăn thịt
Một phụ nữ Bishnoi cho thú rừng bú chung với con của mình 

Tiếp tục đọc

Ngày suy ngẫm của dân tộc

Tác giả: Chris Tran

.Tôi ước mong ngày này trở thành “Ngày suy ngẫm” của dân tộc. Suy ngẫm về chiến thắng, về hận thù, về hòa giải, về khoan dung với đồng tộc của mình, vượt lên trên vô thức và định kiến vốn đã đầy ắp trong mỗi con người, vượt lên trên bất đồng chính kiến.

Hà Nội, Chủ nhật, 26 tháng 4 năm 2015.

Ký ức về cuộc chiến
Tôi sinh ra trong một gia đình cha mẹ là những đảng viên cộng sản tập kết ra miền Bắc vào năm 1954. Những người như cha mẹ tôi là thiểu số trong đại gia đình hai bên. Đa số họ ở lại miền Nam. Và rồi Tổng tuyển cử không diễn ra như dự kiến do Hiệp định Geneva bị phá vỡ. Đất nước bị chia cắt thành hai miền, Bắc và Nam. Cơ hội thống nhất trong hòa bình đã bị bỏ lỡ.

Tuổi thơ của tôi trải qua toàn bộ thời kỳ chiến tranh mà đối với miền Bắc Việt Nam là hai giai đoạn Mỹ ném bom, lần thứ nhất là từ 1964 đến 1968, và lần thứ 2 là từ tháng 4 năm 1972 đến tháng 12 năm 1972, đánh dấu bằng thất bại của chiến dịch rải thảm B52 của Mỹ, với tuyên bố của Tổng thống Mỹ Nixon “đưa Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá”. Tiếp tục đọc

Vốn vay từ Trung Quốc: Việt Nam đã nhận nhiều rủi ro!

Tác giả: Thành Luân

.KD: – Tôi nghĩ để trả lời câu hỏi này là việc của các lãnh đạo, còn các nhà khoa học đã nói hết hậu quả rồi: công nghệ lạc hậu, huỷ hoại môi trường, giá cao vô lý- PGS.TS Nguyễn Văn Nam.

Có các lãnh đạo nào trả lời việc này đâu. Toàn phóng viên hỏi, nhà khoa học trả lời. Dân nghe với nhau

———–

 Những yếu kém của phía Trung Quốc, Việt Nam không phải không biết nhưng cái chính vẫn là những yếu kém về phía Việt Nam.

PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương) trao đổi với Đất Việt nhiều vấn đề về nguồn vốn vay từ Trung Quốc.

PV: – Nhiều dự án lớn của Việt Nam đang thiệt đủ đường vì vốn vay Trung Quốc, thậm chí có chuyên gia nói rằng Việt Nam đã ‘sập bẫy’. Đơn cử như dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông từng xảy ra sự cố mất an toàn nghiêm trọng gây thiệt hại về người và tài sản, chậm tiến độ, đội vốn… Hay dự án bô xít Tây Nguyên đang vấp phải nhiều nghi ngại càng làm càng thua lỗ nặng. Những điều này đã được lường tới khi Việt Nam nhận vốn vay của Trung Quốc hay chưa thưa ông?

PGS.TS Nguyễn Văn Nam: – Thực ra Việt Nam không lạ gì kỹ thuật, công nghệ Trung Quốc, chúng đều là hạng trung bình trở xuống. Trung Quốc làm được nhiều sản phẩm nhưng trình độ công nghệ chưa cao, kể cả công nghệ xây dựng. Cái đó Việt Nam đều biết trước. Nhưng hiện nay Trung Quốc có thế mạnh là họ sẵn tiền, mà cái yếu nhất của Việt Nam lại là thiếu tiền.

Đường sắt Cát Linh-Hà Đông bị chậm tiến độ thi công, đội vốn
Đường sắt Cát Linh-Hà Đông bị chậm tiến độ thi công, đội vốn

Tiếp tục đọc

Bộ ảnh: Khoảnh khắc 30/4 dưới mắt một thường dân Sài Gòn

Tác giả: Tiểu Vũ.

Ngày 30/4/1975, chàng trai Nguyễn Đạt tròn 19 tuổi, với chiếc máy Nikon FTN và Leica M3, đã ghi được những khoảnh khắc quý giá trên đường phố Sài Gòn khi bộ đội tiến vào giải phóng thành phố. 

Bo anh: Khoanh khac 30/4 duoi mat mot thuong dan Sai Gon
Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, là một mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nhiều khoảnh khắc được lưu giữ qua những bức ảnh của các ký giả và nhiếp ảnh gia trong nước và quốc tế đã được công bố. Tuy nhiên vẫn còn nhiều góc ảnh khác rất sinh động và chân thật. Đó là những bức ảnh của các tay máy không chuyên thực hiện và chưa từng được công bố.

Ngày 30/4/1975, chàng trai Nguyễn Đạt tròn 19 tuổi, với chiếc máy Nikon FTN và Leica M3, đã ghi được những khoảnh khắc quý giá trên đường phố Sài Gòn khi bộ đội tiến vào giải phóng thành phố. 

Tiếp tục đọc

Nguyên đại sứ Nguyễn Khắc Huỳnh: ‘Đừng độc quyền yêu nước’

Tác giả: Hoàng Thùy (thực hiện)
.
“Không nên coi những người có ý kiến trái chiều là chống đối, mà cần đồng thuận với họ để có ý kiến phản biện. Cần hết sức khiêm nhường, đừng độc quyền yêu nước, độc quyền lẽ phải – xem những ai không đồng tình với mình là không yêu nước”, nguyên Đại sứ Nguyễn Khắc Huỳnh.
.
“Hoà hợp dân tộc là vấn đề tâm thức, không thể áp đặt được. Muốn hoà hợp phải chân thành, đừng bám lấy chuyện cũ, dám vượt qua chuyện cũ để chung sống”, nguyên Đại sứ Nguyễn Khắc Huỳnh chia sẻ nhân 40 năm Ngày Thống nhất.

– Là thành viên phái đoàn Việt Nam Dân chủ cộng hoà tham gia đàm phán hiệp định Paris 1973, xin ông cho biết nội dung về hoà hợp dân tộc được đề cập như thế nào trong suốt quá trình này?

– Hội nghị Paris về Việt Nam là cuộc đấu tranh ngoại giao của nhân dân Việt Nam ở thủ đô nước Pháp, bắt đầu từ ngày 13/5/1968 và kết thúc vào ngày 27/1/1973. Đây là cuộc đàm phán tay đôi do Việt Nam chủ động đề xướng. Còn Mỹ, bị thất bại nặng nề nên chấp nhận thương lượng để tìm lối thoát danh dự.

Thời kỳ đầu, tư tưởng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là buộc Mỹ rút, lập chính phủ liên hiệp đoàn kết toàn dân ở tất cả các lực lượng gồm cách mạng, đối địch và lực lượng thứ ba. Lúc này, hoàn toàn chưa có khái niệm hòa hợp dân tộc. Cuộc đàm phán diễn ra với cục diện “vừa đánh, vừa đàm”, ở cả 3 mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao.

“Không nên coi những người có ý kiến trái chiều là chống đối, mà cần đồng thuận với họ để có ýkiến phản biện. Cần hết sức khiêm nhường, đừng độc quyền yêu nước, độc quyền lẽ phải – xem những ai không đồng tình với mình là không yêu nước”, nguyên Đại sứ Nguyễn Khắc Huỳnh.

Tiếp tục đọc