Bức ảnh “Mẹ hai nách cho 03 con bú”

Tác giả: theo Khám phá

KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài này. Thú vị quá Thật tuyệt vời khi nhìn những bức ảnh này. Người mẹ tuyệt vời. Những thiên thần tuyệt vời…

————–

Hình ảnh người mẹ cố gắng cho cả ba con được bú sữa mẹ đã nhận được lượt “like” và chia sẻ lớn từ cộng đồng mạng.

Bức ảnh mới chỉ đăng tải trên facebook cá nhân không lâu nhưng đã nhận được rất nhiều lượt like (hơn 30 nghìn lượt) và gần 5 nghìn lượt chia sẻ của cộng đồng mạng. Bức ảnh mẹ ôm 3 con trong cặp sinh ba (1 gái, 2 trai) của cô để cho chúng bú đã tiếp thêm động lực cho rất nhiều bà mẹ đang cố gắng nuôi con bằng chính nguồn sữa của mình.

Người mẹ này có tên Brittany Yankowski, hiện đang sinh sống ở bang Ohio, Mỹ. Đây là lần sinh nở thứ 3 của cô. Trước ca sinh 3 này, Yankowski đã có 2 bé gái vô cùng đáng yêu.

chùm ảnh, xúc động, cho con bú
Chia sẻ cùng bức ảnh ý nghĩa này, mẹ Yankowski viết: “Vậy là đã gần 8 tháng. Thật khó để cam kết với bản thân rằng sẽ hy sinh bầu sữa mẹ cho các con ti cho đến thời điểm này. Có những khi tôi đã thất vọng, tôi đã muốn bỏ cuộc, dù tự hứa với lòng mình không được làm như thế. Có những khi tôi tự hỏi sao mình không cho con bú sữa ngoài?

Tiếp tục đọc

Nhân dân

Tác giả: Hoàng Xuân Phú.

.
KD: Gs, TSKH Hoàng Xuân Phú, (Viện Toán học), Viện sĩ viện Hàn lâm Khoa học các nước thế giới thứ ba (TWAS), một nhà khoa học chân chính, có những bài viết rất hay và sắc sảo, thẳng thắn mà mình rất quý trọng, cách đây ít ngày, có trao đổi với mình về khái niệm “văn minh lúa nước”, để làm sáng tỏ nội hàm của cụm từ này.

Có những điều hiểu rất sâu xa, nói hết và cả không nói hết. Và ông đã gửi cho mình hai bài thơ ông viết, với một câu xót xa mà mình rất nhớ: Mặc dù tôi không phải là nông dân nhưng tâm hồn tôi rất gắn bó với họ…

Nay xin được đăng cả hai bài thơ của ông lên Blog, để bạn đọc chia sẻ. Thêm hiểu tấm lòng một nhà khoa học chính trực, ngay thẳng, mà tâm hồn ông luôn gắn với chữ- DÂN.

Hai bài thơ xin được lấy chung tiêu đề: Nhân dân

————

HOANG XUAN PHU

 

 

 

 

 

 

 

.

VÔ TƯ

Tôi sinh ra giữa nơi đô thị

Mấy năm phiêu bạt tránh bom rơi

Chiến tranh đuổi đến vùng đất lạ

Lại cho tôi thêm cả miền quê

 

Người phụ nữ có chồng ra trận

Lấp nhớ nhung bằng nỗi lo toan

Mở cửa đón những người xa lạ

Và cưu mang suốt mấy năm ròng Tiếp tục đọc

Thiếu nữ Hà thành yêu kiều bên sắc hoa loa kèn

Tác giả:Hoàng Dung

.Vẻ đẹp thanh tân, duyên dáng với tà áo dài tinh khiết, Hải Băng – Top 20 Hoa khôi sinh viên 2012 bên đóa hoa loa kèn trong bộ ảnh “Tháng Tư nhớ” đã làm bật lên xúc cảm của một mùa hoa giàu ý nghĩa.

 Trong tiết tháng Tư, hoa loa kèn tinh khiết, trắng trong nở, ùa về khắp phố phường. Và vẻ

Trong tiết tháng Tư, hoa loa kèn tinh khiết, trắng trong nở, ùa về khắp phố phường. Và vẻ đẹp của Hải Băng trong bộ ảnh mới này cũng giống như cái ngọt ngào, e ấp của hoa loa kèn trong chút nắng còn vương ấy. Tiếp tục đọc

Giả thì cũng giả vừa thôi!

Tác giả: Như Thổ

.KD: Khổ nỗi trong một XH, bệnh giả dối, nói dối, bệnh thành tích tràn lan, mà lại đề nghị điện ảnh VN phải “giả vừa thôi” thì thật là khó.

Nhưng những vấn đề bài viết đưa ra là cực kỳ nghiêm trọng. Vì  kiến thức quân sự không có, thậm chí ấu trĩ quá mức như phân tích của bài viết mà dám làm phim về chiến tranh thì quả là đạo diễn, các nhà làm phim… khinh khán giả quá mức.

Chả trách khán giả Việt, cũng… khinh lại phim Việt, chả oan 😀

Thật sự xin lỗi những đạo diễn điện ảnh, những nhà làm phim giỏi giang như Hải Ninh, Nguyễn Hồng Sến, Đặng Nhật Minh…

————

– Kỷ niệm chiến thắng 30-4, điện ảnh Việt Nam có chiếu một loạt phim về chiến tranh, có những phim làm từ trước, có những phim mới đây như Giải phóng Sài Gòn, Những người viết huyền thoại, Mùa cỏ cháy… Thôi thì chưa bàn đến chủ đề tư tưởng nội dung cấu tứ của bộ phim, nhưng quả thật một số phim xem không thể chịu nổi, cứ như ném cát vào mắt, bởi lẽ người viết kịch bản và đặc biệt là đạo diễn chẳng có một chút hiểu biết về chiến tranh, quân sự.

Họ đã bịa ra những chi tiết, tình huống nực cười rồi họ sử dụng đạo cụ tùy tiện. Năm trước, trong một bộ phim về kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên nhưng dám đưa ra cảnh xe Zil 157 là loại xe 3 cầu sử dụng để kéo pháo trong chiến dịch Điện Biên. Khổ lắm, ngày ấy thì lấy đâu ra xe 3 cầu, ngày ấy Việt Nam chỉ có một số ít xe Gaz 63 do Liên Xô viện trợ, đây là loại xe 4 bánh và chỉ có 2 cầu.

Tiếp tục đọc

Số phận bài báo “triệu người vui, triệu người buồn”…

Tác giả: Hồ Viết Thịnh (thực hiện)
.
Ông Nguyễn Vĩnh, nguyên Tổng Biên tập báo Quốc Tế (nay là báo Thế Giới và Việt Nam), kể về một câu chuyện trắc trở xung quanh bài phỏng vấn nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
.
Ông Vĩnh kể đó là một trong những bài báo in trên Quốc Tế được xây dựng công phu nhất nhưng cũng lại là bài báo có số phận trải đủ cung bậc thăng trầm…
.
“Đăng và gỡ”…

. Xây dựng công phu nghĩa là thế nào, thưa ông?

+ Cuối năm 2004, anh em nghiên cứu chính sách đối ngoại bên ngoại giao và báo Quốc Tế được gặp ông Võ Văn Kiệt nhằm trao đổi một số vấn đề đối ngoại. Sau buổi gặp, một phó tổng biên tập được phân công chấp bút, lựa những điều ông Kiệt trăn trở và tâm đắc nhất để soạn lại thành một bài viết dạng phỏng vấn. Hướng nhắm tới là cột mốc quan trọng năm 2005: 30 năm ngày giải phóng miền Nam, rất thích hợp để phát đi một tín hiệu đối ngoại quan trọng từ một nhân vật nguyên là lãnh đạo cấp cao. Bài được gửi xin ý kiến và được nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đồng ý cho đăng với kế hoạch thời gian sẽ đăng Quốc Tế số tết Ất Dậu 2005.

Tiếp tục đọc

Chủ tịch nước cảnh báo nguy cơ “tự chuyển hóa” trong nội bộ

Tác giả: Hoàng Giang-Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)

KD: Gay quá, một đằng là cả “bầy sâu”, một đằng là nguy cơ “tự chuyển hóa trong nội bộ”. Thế thì cái “bình quý” sẽ ra sao?   😀

————–

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với các đại biểu tại lễ kỷ niệm. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN)

Ngày 29/4, tại thành phố Tân An, tỉnh Long An – quê hương “trung dũng, kiên cường, toàn dân đánh giặc,” Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã dự lễ kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2015).

Trong công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước, Long An án ngữ vị trí cửa ngõ phía Tây Sài Gòn, có vị trí chiến lược, được các chuyên gia quân sự đánh giá: “Ai khống chế được tỉnh Long An, người đó ở thế thượng phong.” 

Tiếp tục đọc

1975-2015: Có thể bạn chưa biết

Tác giả: BBC Tiếng Việt

KD: Những con số bi thảm của chiến tranh   😦

—————–

Cuộc chiến Việt Nam, cũng được sử gia nước ngoài gọi là Cuộc chiến Đông Dương lần hai, thường được tính bắt đầu từ 1959 hay 1960 với các hoạt động du kích ở miền Nam Việt Nam và Lào, và kết thúc ngày 30/4/1975.

Đánh dấu 40 năm ngày kết thúc chiến tranh, BBC giới thiệu 10 dữ kiện quan trọng liên quan cuộc chiến Việt Nam và quan hệ Việt – Mỹ.

Chiến tranh Lạnh: Việt Nam Cộng Hòa phụ thuộc viện trợ quân sự và kinh tế của Mỹ, còn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được Liên Xô và Trung Quốc giúp đỡ. Tiếp tục đọc