Xin chắp tay nguyện cầu cho người dân NEPAL

Tác giả: Đỗ Nhật Nam (theo FB Đỗ Xuân Thảo- bố của Đỗ Nhật Nam)

.KD: Bạn đọc lâu nay đã từng nghe đến tên tuổi cậu bé Thần đồng Đỗ Nhật Nam. Mới đây, trên FB Đức Bảo Phạm, có đăng lại bài thơ mới nhất của cậu bé. Thật khó có thể hình dung một cậu bé mà suy nghĩ lại lớn đến thế. Xin được đăng lên Blog để bạn đọc chia sẻ.

.Mong cho tài năng của Đỗ Nhật Nam thăng hoa, và em có nhiều cơ hội giúp ích cho nước Việt này

————–

Đỗ Nhật Nam và mẹ của em. Nguồn: Trên mạng

————-
Mặt đất lặng im
Mặt đất đang bình yên chim hót
Những gương mặt người
Nhập nhoạng những buồn vui
Rồi bỗng nhiên
Mặt đất cựa mình
Mặt đất rùng lên trong đau đớn Tiếp tục đọc

Ám ảnh

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

Ảnh: tranthutrang.net

Chẳng ám ảnh nào giống ám ảnh nào
Chút vô tình khiến lòng người buốt nhói
Bỗng im lặng cũng là trách hỏi
Của gió ngàn vi vút tới trăng sao

Đã qua rồi thời những nét thanh tao
Một ánh nhìn dệt muôn vàn bối rối
Đã qua rồi điều lặng im biết nói
Lại gặp lặng im trong đau giận gầy hao Tiếp tục đọc

Vì sao “tôi xa Hà Nội”?

Tác giả: Nguyễn Như Phong
.
KD: Hi…hi… Thú thật là mình lại rất thích có những ngày nghỉ lễ dài dài thế này. Có nhiều người “tôi xa Hà Nội” thì cũng có những người “tôi yêu Hà Nội”, những người thích “Hà Nội trở lại chính mình”- như nhà văn Vương Trí Nhàn từng viết.
Lỗi tại ai đây? Hay lỗi tại tầm nhìn quy hoạch và phát triển, tại quản lý XH, quản lý văn hóa HN quá… giỏi?
———–
.
Còn người Hà Nội bây giờ, nói thì thật xấu hổ: Nam thanh, nữ tú chen nhau cướp một suất ăn miễn phí, trèo lên đầu lên cổ nhau để kiếm một chỗ tắm không mất tiền, và ở đâu cũng thấy cảnh chen lấn, xô đẩy…
Ngày lễ, được nghỉ dài. Hà Nội bỗng trở nên vắng vẻ, yên tĩnh và “ dịu dàng” lạ thường.Không còn những cảnh chen chúc trên những con đường vốn quanh năm quá tải.Không có những cảnh ùn tắc kéo dài…

Hà Nội vắng vẻ đến… buồn tẻ.

Tại sao lại thế nhỉ?

Cảnh thiếu nữ “vượt rào” vào công viên nước Hồ Tây.

Tiếp tục đọc

Nhà sử học Dương Trung Quốc: “Hòa giải dân tộc là quá trình lâu dài”

Tác giả: Minh Anh

..KD: Đúng rùi, vì 40 năm vẫn còn là một khoảng thời gian… rất ngắn!   😦

———–

“Giải phóng không chỉ hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc, mà quan trọng nhất, thiêng liêng nhất là thống nhất nước nhà. Ngày nay, rõ ràng chúng ta đang nối tiếp sự nghiệp ấy bằng việc bảo toàn sự toàn vẹn lãnh thổ”.

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm thống nhất đất nước, Dân trí đã có cuộc phỏng vấn đại biểu Quốc hội (ĐBQH), nhà sử học Dương Trung Quốc về vấn đề hòa giải, hòa hợp dân tộc.

PV: Ngày 30/4, một lần nữa vấn đề hòa giải, hòa hợp dân tộc lại được nhắc đến nhiều. Theo ông, đâu là gốc của vấn đề này?

Ông Dương Trung Quốc: Vấn đề ở đây là mọi người phải tìm thấy mẫu số chung. Trong sự kiện 30/4/1975, ta dùng chữ “giải phóng” là rất đúng, nhưng giải phóng không chỉ hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc, mà quan trọng nhất, thiêng liêng nhất là thống nhất nước nhà. Ngày nay, rõ ràng chúng ta đang nối tiếp sự nghiệp ấy bằng việc bảo toàn sự toàn vẹn lãnh thổ. Mục tiêu không phải chúng ta chiến thắng đối phương, mà đó chỉ là phương thức để đạt tới mục tiêu thống nhất đất nước.

ĐBQH, nhà sử học Dương Trung Quốc
ĐBQH, nhà sử học Dương Trung Quốc

Tiếp tục đọc

VTV bị tố vi phạm quyền tác giả trong phóng sự 30.4

Tác giả: Phạm Thành Nhân (theo PNO)
.
KD: Không biết đến bao giờ người Việt nói chung, VTV nói riêng (trong bài viết này) mới hành xử một cách chuyên nghiệp trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ? Xét cho cùng, cũng bởi một nền tảng luật pháp XH … thiếu chuyên nghiệp, nên sự vi phạm quyền tác giả mới ngang nhiên và trắng trợn như vậy, kể cả giới báo chí truyền hình, tự cho mình là hiểu biết.
————-
.
VTV bi to

Ảnh màn hình TV do anh Tuấn chụp lại trưa 30/4/2015

Để thực hiện phóng sự về chuyện tình của ông Nghi và bà Hoa, bị chia cách do chiến tranh, VTV đã ngang nhiên chiếm đoạt quyền tác giả của tác giả Bùi Minh Tuấn.
Trong phóng sự phát trên VTV1 trưa 30.4, chương trình Chuyển động 24h đã có những cảnh quay cầu Hiền Lương từ trên cao rất đẹp. Rất tiếc, đây là hình ảnh quay bằng flycam của tác giả Bùi Minh Tuấn, đã đăng tải trên mạng chia sẻ video YouTube từ tháng 11.2014. Ngoài ra, chương trình cũng sử dụng một số hình ảnh khác, cũng của Bùi Minh Tuấn, vừa đăng tải hôm 26.4.2015.

Tiếp tục đọc

Vì sao phải thù hận

Tác giả: Nguyễn Văn Thọ (nhà văn)
.
KD: Câu hỏi này không biết hỏi ai? Vì những người dân thường, chiến tranh đã rời xa 40 năm, họ chỉ lo mưu sinh, nuôi con ăn học với hy vọng nên người, giữa muôn vàn khó khăn. Và ngay cả những người cầm bút như giới báo chí của mình, thù hận ai nhỉ?
.
Như hôm nay, ngày nghỉ lễ nhân 30/4, nhận được cuốn sách Tạp văn của Nhà văn Võ Phiến nổi tiếng một thời, do một bạn đồng nghiệp gửi tặng, thì niềm hoan hỉ nhất của mình, là khi trở về nhà, giữa không gian yên tĩnh, thú vị, có lọ hoa loa kèn thơm nhè nhẹ, được trân trọng đọc những trang văn về áo dài, về ẩm thực Việt, chứa đầy niềm thương nhớ vẻ đẹp người đàn bà Việt, phong vị nước non Việt.
.
Nhưng mình thích cái kết của bài viết này: “Rồi đây thế hệ chúng tôi cả hai phía sẽ theo quy luật sinh bệnh lão tử, rồi đây đất nước này dành cho và chỉ là cho các thế hệ sau chúng tôi; chúng không liên quan gì tới những hận thù trận mạc bấy nay và cười diễu cha anh nếu còn cố chấp. Vậy lý do gì để con người Việt Nam vẫn chia tách và hận thù về những điều đã qua mà không thực sự chung tay hàn gắn, nếu thực sự yêu thương đất nước và dân tộc này” (Nguyễn Văn Thọ)
.
Cảm ơn bạn đồng nghiệp đã gửi tặng cuốn sách thú vị
————-
Ảnh Quốc Dũng. Nguồn: Trên mạng
 
Tôi là người lính từng tham gia chiến tranh, tự nguyện và hết lòng. Nhiệm vụ của người lính; trách nhiệm với đồng đội, đơn vị, tổ quốc; danh dự cá nhân, gia đình đã buộc tôi gắn kết với chiến tranh 12 năm.

Tôi có sự căm thù không? Không! Chúng tôi biết gì người Mỹ mà căm thù họ! Nhưng người Mỹ đã tới.

Tiếp tục đọc