Yêu

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên

KD: Bạn bè iu quí của mình hôm qua gửi về cho mấy bức ảnh của loài hoa Muguet (còn gọi là hoa Linh lan), biểu tượng cho tình yêu trong sáng. Loại hoa này- một loài hoa dại, mọc tự nhiên trong rừng- chỉ tháng 04 mới rộ lên, màu trắng, từng chùm mỗi đóa hoa nhỏ xíu hình như những cái chuông, rất ngộ.

.Chợt nhớ bài thơ này, bài thơ của một thời tuổi trẻ ngọt ngào và cay đắng. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ.
———-

Muguet 4
Chẳng cần vàng bạc ngựa xe
Mặc cho thiên hạ dèm chê
Anh- người đàn ông
biết yêu thương nhất

.Đi qua tháng năm cổ tích
Ngọt ngào pha lẫn đắng cay
Nỗi đau đời nhào trộn đắm say
Hai ta hạnh phúc trong đọa đầy Tiếp tục đọc

Hoàng Xuân Hãn : con người và chính trị

Tác giả: Nguyễn Ngọc Giao

.KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết về GS Hoàng Xuân Hãn, với một lời bình ngắn gọn về trí tuệ, nhân cách của ông: Con người này thật tuyệt vời- đặt Tổ quốc, dân tộc lên trên hết, hy sinh riêng tư, và không chấp nê, câu nệ (NAT).

Còn mình, thì chú ý nhất về ông ở câu nói có vẻ nghịch nhĩ, nhưng cho thấy sự độc lập về nhận thức của một học giả lớn rất rõ ràng- đó là sự tự do tư tưởng- môi trường sống và sáng tạo của mọi trí thức 😀

Xin đăng lên Blog để bạn đọc chia sẻ

————-

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường (bên trái), và GS Hoàng Xuân Hãn tại Paris năm 1989. DR.

Tên tuổi Hoàng Xuân Hãn trước tiên gắn liền với sự nghiệp giáo dục (Truyền bá Quốc ngữ, Danh từ Khoa học, Chương trình trung học) và văn hoá to lớn của ông. Hiểu biết và đánh giá công lao của ông trong các lãnh vực này, tuy có những tiểu dị và khác biệt do góc độ, nhưng nói chung, mọi người đều dễ đồng ý trên những nét lớn.

Về mặt chính trị thì khác hẳn. Hành động của ông (tham gia nội các Trần Trọng Kim năm 1945, phái đoàn Việt Nam dân chủ cộng hoà tại Hội nghị Đà Lạt năm 1946) và thái độ, lập trường, cũng như quan hệ của ông đối với các chính quyền (Việt Nam và ngoại quốc), thì có thể nói ý kiến mỗi người một khác. Tiếp tục đọc

Sử Việt bốn lần nội chiến: Chính nghĩa, phi nghĩa…

Tác giả: GS Nguyễn Ngọc Lanh
.
KD: Lại một bài viết với một góc nhìn riêng “thần tình, táo bạo”- chữ của một người bạn của Blog KD/KD về bài viết này của GS Nguyễn Ngọc Lanh.
.
Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ, với quan điểm tôn trọng sự khác biệt trong thế giới thông tin đa chiều
———

Hình minh họa Trịnh Tùng giết Mạc Mậu Hợp- vietlist.us

Ngàn năm thân phận  

– Thân phận dân ta thời “ngàn năm Bắc Thuộc” được mô tả là “thê thảm”. Không sai, nhưng điều “hú vía” lớn nhất – nay nghĩ lại – là… suýt bị đồng hóa. Nếu giao thông thuận lợi như thời nay, liệu dân này có còn biết Hùng Vương là ai?. Thời xưa, việc đi lại muôn trùng cách trở khiến bộ máy cai trị do “thiên triều” cử sang chỉ đủ phủ tới cấp châu, huyện, mà rồi vẫn phải dùng cả người bản xứ mới đủ.

Tiếp tục đọc

01 năm sau “giàn khoan 981”, chúng ta đã gọi đúng tên một cuộc chiến khác…

—————-

 Hôm nay (1/5/2015) là tròn 01 năm sau sự kiện Trung Quốc kéo giàn khoan Hải dương 981 xâm phạm vùng biển Việt Nam. Trong thời điểm đó, Báo Năng lượng Mới – PetroTimes là tờ báo đầu tiên đưa tin về sự kiện này và sau đó hơn 2 tháng, chúng tôi cũng dự đoán đúng thời điểm Trung Quốc rút giàn khoan trong “lặng lẽ”.

Một năm qua đi, nhắc lại để chúng ta không bao giờ quên, không bao giờ mất cảnh giác với người hàng xóm đầy tham vọng bá quyền. Trong 1 năm qua đi, sự kiện giàn khoan 981 như một giọt nước tràn ly, để chúng ta hiểu và gọi đúng tên hơn bản chất của một cuộc chiến khác.

Bài viết được đăng tải trên chuyên trang Hoàng Sa – Trường Sa và PetroTimes trong thời điểm “biển nóng”: 2/8/2014.

Nhiều tháng 7 đã đến và đi trên đất nước ta. Nhưng tháng 7 này có lẽ đặc biệt hơn tất cả, ít nhất là trong 30 năm qua. Đặc biệt là vì lần đầu tiên sau 30 lần tháng 7, các trang báo ra hàng ngày và kênh truyền hình quốc gia công khai nhắc tới cuộc chiến khốc liệt chống quân Trung Quốc xâm lược ở vùng núi biên giới huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang (từ 1984 – 1988) với đúng bản chất của nó.


Từ trước đến giờ rất nhiều người tưởng rằng cuộc chiến chống trả quân Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía bắc nước ta chỉ diễn ra từ ngày 17/2/1979 – 18/3/1979, như sự mô tả vắn tắt trong sách giáo khoa lịch sử lớp 12. Sự thật hóa ra hào hùng mà cũng bi thương hơn rất nhiều.

Tiếp tục đọc

Đếm chữ các lãnh đạo nói gì trong ngày 30/4

Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn

.KD: Một góc nhìn thú vị, phân tích khoa học và đầy tính phát hiện của Gs Nguyễn Văn Tuấn, có thể gửi những thông điệp đáng quan tâm cho người đọc

——-

Hôm nay, tôi thấy có 2 người có bài nói về ngày 30/4: bài diễn văn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (1) và bài viết (do kí giả ghi lại) của tướng Lê Đức Anh (2). Sẵn dịp, tôi so sánh với bài diễn văn của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết 5 năm trước (cũng vào ngày này, 30/4) (3). Cũng như nhiều người khác, tôi không có thì giờ và cũng không có hứng đọc mấy bài loại này; thay vào đó, tôi đọc theo kiểu … đếm chữ. Đôi khi, tần số chữ cũng nói lên đôi chút về suy nghĩ của người nói.
Ảnh Lương Quốc Chính
Điều rất thú vị là năm nay cả 2 bài có cái tựa đề chẳng dính dáng gì đến nội dung. Tiêu biểu nhất là bài của Thủ tướng 3D có tựa đề là “Vượt lên khác biệt, chân thành hòa hợp dân tộc”, nhưng trong nội dung bài nói chỉ có đề cập đến chữ “hoà hợp” 1 lần duy nhất, và cũng chẳng dính dáng gì đến hoà giải – hoà hợp dân tộc mà người ta đang bàn hiện nay. Điều này tôi đoán là nhà báo thêm vào cho nó có màu … tuyên truyền. Nhưng rất tiếc đó là một kiểu tuyên truyền theo kiểu “treo đầu dê bán thịt chó”.

Tiếp tục đọc