Thói ngụy biện của người Việt

Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn.

KD: Bài viết này là một bài viết rất sâu sắc, chỉ ra thực tế sự tranh luận trên những diễn đàn có sự tranh luận về một vấn đề cùng quan tâm, với nhiều sắc thái khác nhau, nhưng lại không phải là tranh luận, mà là.. các kiểu ngụy biện để hạ nhục đối thủ. Nhưng mình chú ý nhất tới sự tranh luận khá phổ biến là “bỏ bóng đá người”- chuyên bới móc đời tư của đối thủ để hạ nhục. Điều đó, chỉ phản chiếu sự thấp kém về tri thức và tư cách của người tranh luận

————-

Tranh luận trên các diễn đàn công cộng là một hình thức trao đổi ý kiến không thể thiếu được trong một xã hội văn minh. Ở nhiều nước, lưu lượng của những tranh luận cởi mở và nghiêm túc được xem là một dấu hiệu của một xã hội lành mạnh. Ở các nước phương Tây, hầu như ngày nào báo chí cũng có những bài của những cây bỉnh bút tranh luận về một vấn đề nóng nào đó. Trên tivi cũng có những cuộc tranh luận trực tiếp giữa hai hay nhiều người về những chủ đề từ “đại sự” đến những vấn đề tưởng như nhỏ nhất. Trong các hội nghị khoa học, trước một vấn đề còn trong vòng nghi vấn, người ta cũng có những chuyên gia tranh luận dưới dạng những bài giảng khoa học.

Nhưng thế nào là tranh luận nghiêm túc? Nói một cách ngắn gọn, cũng như trong một cuộc đấu võ, một tranh luận nghiêm túc là một cuộc tranh luận có qui tắc, mà trong đó người tham gia không được, hay cần phải tránh, phạm luật chơi. Những qui tắc chung và căn bản là người tham gia chỉ phát biểu bằng cách vận dụng những lí lẽ logic, với thái độ thành thật và cởi mở, chứ không phát biểu theo cảm tính, lười biếng, hay biểu hiện một sự thiển cận, đầu óc hẹp hòi.

Tiếp tục đọc

Điệp vụ tuyệt mật “chuyển” Thủ đô Hà Nội sang Quảng Tây

Tác giả: V.V Tuân

.KD: VTV ngày càng bộc lộ rõ những non kém trong nghiệp vụ, và quản lý quá lỏng lẻo. Hay bởi là chương trình giải trí, vui vẻ, nên Hà Nội có thể nằm ở Quảng Tây, và bản đồ VN không cần có hai quần đảo Trường Sa- Hoàng Sa?

——–

“Điệp vụ tuyệt mật” phát sóng lúc 20g ngày 2-5 trên VTV3 đã mắc sai sót khi phát đi hình ảnh thủ đô Hà Nội trên bản đồ đường bay ở tận Quảng Tây (Trung Quốc) và không có hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.

Hình ảnh bản đồ trong chương trình “Điệp vụ tuyệt mật” trên VTV3 – Ảnh chụp lại màn hình
“Điệp vụ tuyệt mật” là chương trình truyền hình thực tế do Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với công ty Cát Tiên Sa sản xuất, gồm 14 tập với sự tham gia của 12 thí sinh, trong đó có 1 thí sinh đóng vai điệp viên bí mật cùng 11 thí sinh còn lại chung sống trong một căn hộ ở Thái Lan và hoàn thành các thử thách của chương trình. Tiếp tục đọc

Thi THPT quốc gia: Có trường không học sinh nào chọn Lịch sử

Tác giả: Quyên Quyên

KD: Chẳng thể trách được các em học sinh. Trách ai đây nhỉ?

Chỉ thương môn Lich sử. Bỗng rơi vào hoàn cảnh bẽ bàng. Rồi lại chợt nhớ đến câu thơ hài: Dân ta phải biết sử ta/ Nếu mà không thuộc thì tra Gúc gồ.

Cảm ơn Gúc gồ  😦

——–

Kỳ thi THPT quốc gia năm nay, trường THPT Kim Liên (Hà Nội) có tới 500/600 học sinh chọn môn Vật lý. Trường THPT Lương Thế Vinh không có em nào đăng ký thi Lịch sử.

Hiện tại, học sinh dự thi THPT quốc gia đã hoàn tất việc đăng ký môn thi. Năm nay, kỳ thi bao gồm 8 môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ. Trong đó, Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí thi theo hình thức tự luận. Vật lí, Hóa học, Sinh học thi trắc nghiệm. Ngoại ngữ thi viết và trắc nghiệm. Đề thi môn Ngữ văn có 2 phần đọc hiểu và làm văn.

Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh phải thi 4 môn, gồm 3 bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một môn thi tự chọn.

Theo khảo sát một số trường tại Hà Nội, học sinh chủ yếu lựa chọn môn Vật lí, Hóa học. Hai môn Lịch sử và Sinh học chiếm số ít, thậm chí 0%. Tỷ lệ thí sinh dự thi Địa lí tăng so với năm trước.

Thí sinh dự thi đại học. Ảnh: Lê Hiếu.

Tiếp tục đọc

Người đứng tên thay cho nhà thơ Phùng Quán

Tác giả: Nguyễn Một.

KD: Đúng là một người Việt tử tế. May mà còn có những tấm lòng tử tế để thấy… đời còn dễ thương

“ Tôi sinh năm Quí Mùi (1943), cái tuổi có nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. Các cụ bảo: Trai Đinh, Nhâm, Quí thì tài mà tôi không có chút năng khiếu gì về văn chương cả, nên tôi mới làm nghề chăn nuôi! Tác phẩm mang tên tôi: Như cánh cò vàng trong cổ tích.- Giải nhất cuộc thi sáng tác năm VHNT năm 1970, là của người anh vợ tài hoa và long đong- nhà thơ Phùng Quán”- ông Vũ Quang Khải chia sẻ.

Những tháng ngày mà nhà thơ Phùng Quán phải sống trong cảnh “Văn chui, rượu chịu, câu cá trộm”, nhiều bậc tiền bối đã kể nhiều lần rồi, tôi là hậu sinh chỉ nghe và không biết tại sao lúc ấy ông bị đối xử như vậy?

Tiếp tục đọc

40 năm và cơ hội cho một Việt Nam cường thịnh!

Tác giả:Trần Văn Tuấn

Nhìn vào bối cảnh hiện thời, có thể nói con đường đi đến thịnh vượng của Việt Nam đang gặp phải rất nhiều thách thức.

Đất nước chỉ thực sự hùng cường nếu các giá trị  của dân tộc được phát huy và vận dụng một cách đầy đủ và hợp lý hợp với nền quản trị tiên tiến và dung hợp.

Bốn mươi năm giang sơn thu về một mối cũng là bốn mươi năm đất nước chúng ta “bước ra ngoài một lần diệt vong, dựng mái nhà chung” như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng mong ước. Trong bốn mươi năm đó, ước vọng của người Việt đã thay đổi rất nhiều từ những điều giản dị là được sống bình yên không tiếng súng, đến ăn no, mặc ấm và ngày nay là sự thịnh vượng quốc gia.

Tuy nhiên, nhìn vào bối cảnh hiện thời, có thể nói con đường đi đến thịnh vượng của Việt Nam đang gặp phải rất nhiều thách thức.

Tiếp tục đọc

Ở Việt Nam, báo chí tự do đến mức độ nào?

Tác giả: Diệu Linh

.Theo Bộ trưởng Son: “Thế giới nói rằng chúng ta không tự do báo chí, nhưng chắc chắn chúng ta là một trong những nước rất tự do báo chí. Bởi vì chúng ta có tất cả các loại hình báo chí, dành cho tất cả các lứa tuổi, từ Trung ương tới địa phương, các bộ, ngành. Các nước khác chưa chắc có nhiều đài truyền hình như Việt Nam chúng ta.

Tự do nhưng báo chí cũng phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, không được làm tổn hại đến lợi ích quốc gia và nhân dân.

Theo đề nghị của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc, ngày 20/12/1993 Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã công bố ngày 3/5 hàng năm là “Ngày Tự do Báo chí thế giới”.

Ngày này được ghi nhận là để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tự do báo chí và nhắc nhở các chính phủ về bổn phận phải tôn trọng và duy trì quyền tự do ngôn luận theo Điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và đánh dấu ngày kỷ niệm Tuyên ngôn Windhoek – một tuyên ngôn về những nguyên tắc tự do báo chí do các nhà báo châu Phi đưa ra năm 1991.

Ngày “Tự do báo chí” năm nay được quan tâm hơn ở Việt Nam, vì nó trùng với dịp Chính phủ chuẩn bị công bố đề án quy hoạch báo chí toàn quốc.

Tiếp tục đọc

Gương mặt tướng lĩnh trong cuộc chiến VN

Tác giả: BBC Tiếng Việt

KD: Đây là cách trình bày, sắp xếp bố cục của BBC Tiếng Việt. Xin đăng nguyên văn

.van tien dung

Văn Tiến Dũng (1917-2002): Giữ chức Tổng tham mưu trưởng từ 1953 đến 1978, ông là một trong ba đại tướng duy nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam trước 1975. Tháng Tư 1975, ông là Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh, chỉ huy trận đánh chiến lược cuối cùng. Từ 1980 đến 1986, ông là bộ trưởng quốc phòng Việt Nam. (Ảnh chụp năm 2000 tại Đà Nẵng)

 

 

 

vo nguyen giap

Võ Nguyên Giáp (1911-2013): Trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam (1948), ông giữ chức bộ trưởng quốc phòng từ 1946 đến 1980. Nổi tiếng nhất nhờ chiến thắng Pháp tại Điện Biên Phủ, ông trải qua không ít thăng trầm chính trị nhưng vẫn giữ vai trò quan trọng về quân sự trong giai đoạn chiến tranh thống nhất miền Nam và cả trong cuộc can thiệp vào Campuchia tháng 12/1978 và cuộc chiến ngắn chống Trung Quốc năm 1979.

Tiếp tục đọc