Cuộc tháo chạy huy hoàng

Tác giả: Theo Blog Văn Công Hùng

.KD: Bạn bè iu quí gửi cho mình bài viết này. Vì mấy hôm nay, trên mạng XH ầm ĩ, ồn ào bàn loạn về vụ này.

Nói cho công bằng, nếu đoàn cán bộ cao cấp của Hội Chữ Thập đỏ VN sang thăm, học tập kinh nghiệm để rèn luyện nâng cao kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với động đất, thì chuyện đất nước Nepal bị thảm họa động đất vô tình là một cơ hội để các bác học hỏi, thực hành, mặc dù chả  ai muốn một cơ hội cay đắng thế này.

Và giả dụ, do không giúp được gì họ, ở lại chỉ bận lòng chủ nhà đang đau đớn, thì việc trở về- tuy hơi ngượng một tý, vì nhân danh đoàn cán bộ nhân đạo- nhưng vẫn có thể thông cảm. Có điều,  khi trở về đừng nên huyênh hoang như những vị anh hùng… trốn chạy. Và đoàn này sẽ trả lời ra sao việc cư dân mạng chuyền nhau xem bức ảnh một bà đang chỉ trỏ đống đổ nát, và cười một cách vừa vô cảm lạ lùng, vừa vô duyên hết mực giữa nỗi đau của người dân Nepal?

Nước mắt khóc cho nỗi đau. Nhưng nước mắt cũng có khi khóc cho sự vô sỉ.

Đọc thêm: http://baouc.com/viet-nam/xa-hoi/dong-dat-nepal-bi-tung-anh-tu-suong-can-bo-hoi-chu-thap-do-moi-luat-su.html

————

Blog VCH: Bài này mình viết sáng nay, và đăng trên báo Khám Phá ngay sau đấy. Cũng chẳng có gì đáng nói, nếu như chiều nay vừa đọc tin là cái bà chủ tịch Hội chữ Thập đỏ Nghệ An- té ra bà ta là chủ tịch Hội chữ thập đỏ- đã… kiện, ủy quyền cho một văn phòng luật sư kiện vụ này. Bỏ mẹ, có khi mình cũng bị lây. Nói thật, mình không trách bà này, mà trách ai bố trí bà ấy vào cái ghế ấy. Nước mình, nhiều khi bố trí cán bộ, nhất là lãnh đạo buồn cười lắm. Có ông viết còn sai chính tả ngữ pháp tè le được cử làm tổng biên tập, có ông thợ rèn thì làm chủ tịch thành phố, ông tuyên giáo sang làm chủ tịch hội Văn học nghệ thuật…

.
nepal_2

Em bé này đã được các binh sĩ Nepal cứu sống. Nguồn: Trên mạng.

.TRONG HOẠN NẠN MỚI HIỂU LÒNG NHAU

Cư dân mạng và cả báo chí chính thông mấy hôm nay đang sôi sùng sục lên chuyện đoàn các “cán bộ cao cấp” của Hội chữ thập đỏ Việt Nam sang tham quan giao lưu trao đổi, học tập kinh nghiệm nâng cao kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với thảm họa động đất tại Nepal. Và tai hại thay, đúng lúc đoàn đang ở Nepal thì xảy ra động đất thật, rất lớn, làm nhiều nghìn người người chết, cả thế giới bàng hoàng, thương cảm, xót xa…

Tiếp tục đọc

Đại hội nhà văn khu vực: Đại hội gạch tên nhau

Tác giả: Nhà thơ Ngô Minh (theo Blog Nguyễn Trọng Tạo)

KD: Đọc cái title mình đã thấy buồn cười. Hi..hi.. 😀 

“Gạch mãi tên nhau” mà chả thấy tác phẩm nào lớn lớn một tí  😀

——–

ngominhhoamai

40 năm, từ năm 1975 đến nay, Hội Nhà văn Việt Nam đã qua 6 kỳ đại hội ( từ ĐH 3(1983) đến ĐH 8 (2010), thì có 3 kỳ đại hội toàn thể (4,5,8) và 3 kỳ đại hội đại biểu ( 3,6,7). Năm nay là đại hội lần thứ 9, sẽ tiến hành vào tháng 7-2015.Theo kế hoạch của Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam thì Đại hội 9 sẽ tiến hành ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU. Nghĩa là trong số hơn 1000 hội viên Hội Nhà văn thì chỉ chọn 500 người(50%).

Sáng hôm qua 04.5.2015, tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đã khai mạc Đại hội Nhà văn Việt Nam khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Đại hội Nhà văn Việt Nam tại TP.HCM cũng sẽ khai mạc vào 8h00 sáng ngày hôm nay, 05.5 tại trụ sở Liên hiệp các Hội VHNT TP.HCM (81 Trần Quốc Thảo, Q.3. Ngày mai, 6-5-2015 sẽ diễn ra Đại hội nhà văn khu vực mền Trung-Tây Nguyên tại Đà Nẵng. Sau đó mới đến các Đại hội nhà văn Đồng bằng Sông Hồng, Hà Nội, Miền núi Phía Bắc, Quân đội, Công An, Các cơ quan Trung ương ở Hà Nội. Nghĩa là phải tiến hành 8 “đại hội con”, mới đi đến Đại hội đại biểu Nhà văn VN tại Hà Hội. Công phu thật, bày vẽ thật! Tiếp tục đọc

Nghe Phật dạy về tình yêu

Tác giả: Theo Giác Ngộ
.
Này người trẻ, bạn có biết Phật dạy như thế nào về tình yêu? Tôi đã may mắn tham dự một buổi pháp thoại của Thiền sư Nhất Hạnh về tình yêu: mối quan hệ giữa yêu thương và hiểu biết, tình yêu từ bi hỉ xả, tình yêu và tình dục. Ông gọi đó là “yêu thương theo phương pháp Phật dạy”.
.
..Trước khi bắt đầu bài thuyết pháp của mình tại Tổ Đình Trung Hậu – Vĩnh Phúc, Thiền sư Nhất Hạnh đã mời các bạn trẻ ngồi lên trên, để có thể nghe thật rõ. Ông muốn nói về tình yêu, bản chất tình yêu nhìn từ góc độ Phật giáo.
.
Miệng mỉm cười, ông đã kể một câu chuyện tình yêu, giản dị thôi nhưng hàm ý sâu sắc: Có một chàng trai ở vùng California – Mỹ, rất đẹp trai, học giỏi, tốt nghiệp một trường đại học nổi tiếng, có nhiều bạn gái xinh đẹp. Chàng trai sống với mẹ, người mẹ biết trong các cô gái ngưỡng mộ con mình, có một cô gái không xinh nhất, cô không trắng, không cao lắm nhưng được chàng trai đặc biệt chú ý. Ngạc nhiên, người mẹ hỏi con trai: Vì sao con lại thích cô gái ấy, cô ta đâu có gì nổi bật? Cô ấy hiểu con – chàng trai trả lời đơn giản.

Tiếp tục đọc

25,8 triệu USD xây 1 km đường

Tác giả: Thái Phương (theo Người Lao động)

KD: Đường này chắc chắn phải gọi là Đường Vàng rùi

duong cao toc Ben Luc - Long Thanh

Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành dài khoảng 57 km nhưng phải mất hơn 31.000 tỉ đồng để xây dựng. Đó mới chỉ là giai đoạn 1, nghĩa là sẽ còn tốn kém hơn nhiều

Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành dài hơn 57,1 km đi qua Long An (2,7 km), TP.HCM (26,4 km) và Đồng Nai (28 km) do Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư. Tổng vốn đầu tư ban đầu là 31.320 tỉ đồng (giai đoạn 1) – tương đương hơn 1,6 tỉ USD. Đây là dự án trọng điểm quốc gia thuộc trục cao tốc Bắc – Nam, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A với 4 làn xe lưu thông và 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế 100 km/giờ.
 
Chi phí cao bất thường

Tiếp tục đọc

Cát cứ, sứ quân và “không ai chịu trách nhiệm”

Tác giả: Xuân Dương

Khi ở nhiều nơi, nguyên tắc tập thể lãnh đạo rơi vào hình thức thì có nghĩa là vai trò lãnh đạo của tập thể bị vô hiệu hóa. Vậy quyền lãnh đạo rơi vào tay ai?

Về năng suất lao động, trong phạm vi châu Á, Việt Nam không thể so sánh với Singapore, Nhật Bản hay Hàn Quốc.

Ngay trong ASEAN, năng suất lao động của Malaysia gấp 5 lần, Thái Lan gấp 2,5 lần Việt Nam, đây là đánh giá của Tổ chức Lao động quốc tế.

Trong khi đó tình trạng tham nhũng của Việt Nam lại chiếm vị trí cao, xếp thứ 119 trong số 175 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Vậy đâu là nguyên nhân khiến lao động thì kém mà tham nhũng thì nhiều?

Tài liệu học tập “Kết luận Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI”  (KL3) do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phát hành, mục “Hệ thống các giải pháp chủ yếu” (trang 18-19) ghi: “Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư phải có tầm nhìn xa, không bị “tư duy nhiệm kỳ”, tư tưởng cục bộ, bệnh thành tích, chủ quan duy ý chí hay “lợi ích nhóm” chi phối”. [1]

Tiếp tục đọc

Nguy cơ nằm ở chính chúng ta

Tác giả: Mỹ Lệ

Vì lý do ý thức hệ, trong nhiều chục năm qua, khu vực tư nhân không được khuyến khích, thậm chí triệt tiêu sự phát triển của tầng lớp tư sản dân tộc. Vài chục năm trở lại đây tình hình đã có chút thay đổi, song người ta vẫn chưa coi tư sản dân tộc là động lực phát triển kinh tế quốc dân mà vẫn coi kinh tế nhà nước là chủ đạo. Tài sản, quyền tài sản, cơ nghiệp của họ không thực sự được bảo vệ dẫn đến việc có người bán cơ nghiệp để ra nước ngoài làm ăn (tư bản tháo chạy) do cảm thấy không an toàn. Chính cái môi trường pháp lý và cách quản trị vĩ mô ấy tạo ra các (phản) khuyến khích khiến các doanh nghiệp chỉ nhìn ngắn hạn, không có động lực xây dựng “đế chế” kinh doanh, chạy theo lợi nhuận nhanh, tìm kiếm đặc lợi và chỉ xây dựng mối quan hệ “thân hữu” để có sự đỡ đầu làm ăn theo kiểu cánh hẩu tràn lan như hiện nay- Ts Nguyễn Quang A.

———–

 Bàn tròn với các chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Đức Thành, TS. Nguyễn Quang A, TS. Trần Ngọc Thơ về những bước thăng trầm của giới doanh nhân Việt Nam.

TBKTSG: Thưa các ông, vì sao trước đây ta có những doanh nhân, những nhà tư sản dân tộc nổi tiếng như Bạch Thái Bưởi, Trịnh Văn Bô, Trương Văn Bền… nhưng nay, tuy không thiếu người giàu, nhưng lại không có những người như vậy – những người mà tên tuổi gắn với những thành tựu, sản phẩm – dịch vụ sản xuất, kinh doanh đặc trưng, mang thương hiệu quốc gia?

TS. Nguyễn Đức Thành: Muốn đương đầu với sự cạnh tranh từ quá trình hội nhập, chúng ta cần một đội ngũ các nhà tư bản dân tộc đích thực. Muốn duy trì sự phát triển bền vững của đất nước, chúng ta cần có sự trưởng thành của các nhà tư bản dân tộc.

– TS. Nguyễn Đức Thành: Với nhãn quan của một nhà kinh tế, tôi cho rằng người Pháp đã mang tới cho Việt Nam một môi trường kinh doanh hoàn toàn mới. Người kinh doanh của Việt Nam, dù có nhiều điểm thua kém và yếu thế hơn so với người Pháp, nhưng về cơ hội là tương đối tự do. Người Pháp đã nhất quán với phương thức sản xuất kinh tế thị trường, tức là dựa trên quan hệ hợp đồng, cạnh tranh, chứ không phải quan hệ cưỡng bức, lao dịch hay tiến cống. Để duy trì được quan hệ hợp đồng, thì cần nhiều yếu tố hợp thành, như là thừa nhận quyền kinh doanh, quyền sở hữu. Trường hợp Cô Tư Hồng, đã được văn học hóa, là khá tiêu biểu. Đó là người đã nhận thầu để phá thành Hà Nội, một hoạt động được chính quyền đặt hàng. Tiếp tục đọc

Tiến sĩ Lê Kiên Thành: Nếu cha tôi là người độc đoán…

Tác giả: Lan Hương (thực hiện)

.Tiếp theo phần I cuộc trò chuyện với Tiến sĩ (TS) Lê Kiên Thành về người cha – cố Tổng Bí thư (TBT) Lê Duẩn và những quyết định của ông liên quan đến cách mạng miền Nam, Chuyên đề ANTG Cuối tháng xin giới thiệu với bạn đọc phần II cuộc trò chuyện này, khi TS Lê Kiên Thành đã thẳng thắn đối diện và trả lời sòng phẳng về những nhận định, cả những nhận định thiện chí và không thiện chí về cố TBT Lê Duẩn.

Tiếp tục đọc