HN thừa nhận cây trên phố Nguyễn Chí Thanh là mỡ

Tác giả: Ngọc Trang- Thái An

KD: Tự nhiên muốn “bắt chước” bài thơ  tình của Hoàng Nhuận Cầm  😀

“Dền dứ mãi, cuối cùng anh cũng nói/  Đó là mỡ không phải vàng tâm/Giá như anh có trách nhiệm- tấm lòng/ Dân HN đã không phải sốc/ Một đời cây muôn vàn đời khó nhọc/ Anh Thay Cây cho dân quá Đắng Lòng…

He..he. 😀

————–

 Thanh tra HN thừa nhận cây trên đường Nguyễn Chí Thanh là mỡ, không phải vàng tâm, đồng thời khẳng định việc chặt xà cừ trên đường Nguyễn Trãi là vì “an toàn đường sắt đô thị”.

Bản kết luận thanh tra dài 7 trang giấy, nêu đầy đủ từ chủ trương cải tạo, thay thế cây xanh, cho đến nguyên nhân bị dư luận nhân dân phản ứng mạnh thời gian qua, trách nhiệm và đề xuất xử lý vừa được công bố sáng nay.

‘Thay cây là đúng’

Theo Thanh tra HN, cây xanh trên đường phố HN được trồng qua nhiều thời kỳ, đến nay nhiều cây bị già cỗi, sâu mục, có nguy cơ đổ gãy trong mùa mưa bão và trong thực tế đã đổ gãy, ảnh hưởng  an toàn giao thông, gây thiệt hại về người và tài sản. 

Bên cạnh đó, do không được chọn lọc, nhiều cây không đúng chủng loại cây trồng đô thị, gây ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan đô thị. Trước thực trạng trên, việc TP có chủ trương cải tạo, từng bước thay thế cây xanh trên các tuyến phố là cần thiết và đúng đắn, phù hợp quy định pháp luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn nhằm đảm bảo an toàn giao thông, cải thiện môi trường cảnh quan đô thị. 

cây xanh, thanh tra, mỡ, vàng tâm, Hà Nội, đường sắt đô thị
Cây muồng trên đường Lê Duẩn chặt hạ sáng 18/3
Tuy nhiên việc triển khai, tổ chức thực hiện còn một số hạn chế, thiếu sót

Tiếp tục đọc

Đại hội nhà văn cơ quan ngâm khúc

Tác giả: Trương Vĩnh Tuấn (theo Blog Trần Nhương)

TNc: Giới nhà văn chữ nghĩa bề bề nên đại hội nào cũng có diễn ca, ngâm khúc. Đại hội 9 đang khởi động mà đã có nhiều khúc vang lên. Xin giới thiệu ngâm khúc vừa “đập hộp” của nhà thơ Trương Vĩnh Tuấn viết về ĐH khu vực cơ quan Hội ngày 16-5. Hà hà vui là chính!

Cổ lai thất thập mãn xuân

Được tin Đại hội Nhà văn triệu về
Vội vàng rời chốn vườn quê
Nắm cơm be rượu nón mê lai thành
 
Phận về hưu nên đành lặng lẽ
Ghế cuối cùng khe khẽ kê mông
Thì ngồi yên đó mà trông
Lắng nghe những khúc nhạc đồng vang vang…
 
*
Hoàng Minh Châu khẽ khàng thưa gửi
Tự khoe mình dự hội đầu tiên
Dù rằng đã Bát thập niên
Trước là ca ngợi, sau khuyên vài điều…

Tiếp tục đọc

Việt gian trong lịch sử -phần 5: Việt gian Nguyễn Ánh – Gia Long (tiếp)

Tác giả: Nguyễn Ngọc Lanh
.
KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này. Xin đăng lên đẻ bạn đọc chia sẻ. Đây hoàn toàn là cách nhìn riêng của tác giả, với cách viết khá dân dã, hấp dẫn.
Chủ Blog chỉ xin được biên tập một vài chỗ về câu chữ cho phù hợp tinh thần Blog KD/ KD
Chân dung phác họa vua Gia Long qua nét vẽ của một họa sĩ người Pháp. (Nguồn tài liệu thư viện Pháp)
Chân dung phác họa vua Gia Long qua nét vẽ của một họa sĩ người Pháp. (Nguồn tài liệu thư viện Pháp)

Đọc thêm: https://kimdunghn.wordpress.com/2015/04/28/viet-gian-trong-lich-su/(Phần I và II)

https://kimdunghn.wordpress.com/2015/04/28/viet-gian-trong-lich-su-phan-iii-va-iv/

http://nghiencuulichsu.com/2015/05/07/viet-gian-trong-lich-su-phan-5/

A. Tổ tiên (việt gian) Nguyễn Ánh
1- Đánh giá cho đúng
Việt Nam ta từng có nhiều cuộc chiến lớn, phạm vi cả nước, mà hai bên đối địch là đồng bào, cùng ngôn ngữ, cùng… thương vong cả đống. Đó là Đinh Bộ Lĩnh đánh các sứ quân, Lê đánh Mạc, Trịnh đánh Nguyễn, Tây Sơn đánh Nguyễn Ánh… Tất nhiên, phe bị đánh không ngồi yên chịu chết. Số dân đông lên, quy mô mở rộng, vũ khí cải tiến… nếu lại thêm sự xúi giục của ngoại bang, các cuộc chiến càng về sau càng đẫm máu, sự trả thù hậu chiến càng tàn khốc, oán hận càng kéo dài. Đây là điều rất khác với chiến tranh chống ngọai xâm. Dẫu “một mất, một còn” với nhau, nhưng khi nói về công lao lập quốc, cả hai bên đối địch vẫn phải đời đời nhớ ơn các vua Hùng – như môn Lịch Sử đã dạy mọi học sinh. Hình tượng là hai anh em đánh nhau chí mạng nhưng cùng khấn vái trước bàn thờ phụ mẫu. Chỉ cần dạy thêm các cháu phải nhớ ơn cả các chúa Nguyễn – ngang với nhớ ơn Hùng Vương – là đủ.

Tiếp tục đọc

16 lý do để ghét Việt Nam

Tác giả: theo Triết học Đường phố (Tác giả: Khuyết danh.  Biên soạn: Ku Búa)

KD: Yêu ghét xứ sở nơi mình đến du lịch là chuyện thường tình Nhưng yêu ghét đến mức như anh Tây ba lô này, thì quả thật cũng hơi hiếm. Có những điều anh chàng này hơi thiên kiến, nhưng khá nhiều điều nói đúng. Điều đó khiến người Việt phải nhìn lại chính mình. Cũng dễ hiểu vì sao du lịch VN không khá nổi . Và có nhiều người khách đã “một đi không trở lại”

Giới thiệu: Tác giả của bài viết này là một anh Tây ba lô sang Việt Nam du lịch với vợ. Kỷ niệm sốc văn hóa của anh đã khiến anh viết bài  16 reasons to hate Vietnam. Bài này tuy cũ nhưng nó cho chúng ta biết về một góc cạnh khác ngoài những lời khen xã giao chúng ta hay được nhận từ các du khách quốc tế. Theo tác giả, 16 lý do để ghét Việt Nam là:

Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn: Trên mạng

 

 

  1. Sự gian dối
  2. Kiểu nói thách giả cả
  3. Tiếng ồn
  4. Ngôn ngữ
  5. Giao thông
  6. Phí xin thị thực để vào Việt Nam

Tiếp tục đọc

Đại hội Đảng 12 và ‘ứng viên nặng ký’

Tác giả: BBC Tiếng Việt .

Trong khi tác giả mô tả việc dự đoán các thay đổi trong hàng ngũ lãnh đạo tại Đại hội Đảng phần lớn chỉ mang “tính chất suy luận là chính” thì dường như trọng tâm của bài viết nhằm để lập luận rằng “sự gia tăng về quyền lực và sức ảnh hưởng” của Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng sẽ là nhân tố quan trọng.

.

Một học giả người Việt vừa có bài phân tích về cơ cấu và các kịch bản bầu ghế “tứ trụ”, Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương.

Trong bài “ Vietnam’s Leadership Transition in 2016: A Preliminary Analysis“, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, Nghiên cứu viên Khách mời tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), Singapore, và là giảng viên tại Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, cũng nhận định về khả năng tiếp tục nắm quyền của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tiếp tục đọc

Phân tích sơ bộ tình hình nhân sự Đại hội 12

Tác giả:  Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Vietnam’s Leadership Transition in 2016: A Preliminary Analysis“, ISEAS Perspective, No. 24, 2015

(Lê Hồng Hiệp là Nghiên cứu viên Khách mời tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), Singapore, và là giảng viên tại Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

Biên dịch: Trung Nhân

Chính trị Việt Nam, mà đặc biệt cơ chế ra quyết sách nội bộ của ĐCSVN, có đặc điểm là khó có thể quan sát được. Vì thế, việc dự đoán các thay đổi trong hàng ngũ lãnh đạo tại Đại hội Đảng phần lớn chỉ mang tính chất suy luận là chính. Tuy nhiên, do tầm quan trọng của nó, vấn đề này vẫn xứng đáng nhận được quan tâm sâu sát của giới quan sát tình hình Việt Nam. Dựa trên những thông tin có thể tiếp cận gần đây liên quan đến công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội cũng như các xu hướng trong chính trị Việt Nam, bài viết này đặt mục tiêu cung cấp các phân tích sơ bộ về sự chuyển tiếp lãnh đạo sắp đến tại Việt Nam, mà đặc biệt là các động lực bên trong cũng như kết quả của quá trình đó.

hungdungsangtrong

Giới thiệu.

Đại hội toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) sẽ là một sự kiện chính trị quan trọng đối với Việt Nam trong năm 2016. Một trong những vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự đại hội sẽ là việc bầu Ban chấp hành Trung ương Đảng, cũng như một số vị trí lãnh đạo khác như Bộ Chính trị và Tổng Bí thư ĐCSVN. Bộ máy lãnh đạo mới được giới thiệu tại Đại hội sẽ cung cấp một số chỉ dấu quan trọng về viễn cảnh kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại của Việt Nam trong tương lai.

Chính trị Việt Nam, mà đặc biệt cơ chế ra quyết sách nội bộ của ĐCSVN, có đặc điểm là khó có thể quan sát được. Vì thế, việc dự đoán các thay đổi trong hàng ngũ lãnh đạo tại Đại hội Đảng phần lớn chỉ mang tính chất suy luận là chính. Tuy nhiên, do tầm quan trọng của nó, vấn đề này vẫn xứng đáng nhận được quan tâm sâu sát của giới quan sát tình hình Việt Nam. Dựa trên những thông tin có thể tiếp cận gần đây liên quan đến công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội cũng như các xu hướng trong chính trị Việt Nam, bài viết này đặt mục tiêu cung cấp các phân tích sơ bộ về sự chuyển tiếp lãnh đạo sắp đến tại Việt Nam, mà đặc biệt là các động lực bên trong cũng như kết quả của quá trình đó.

Tiếp tục đọc