Tác giả: Nguyễn Huy Hoàng (Nguyễn Huy Hoàng là nhà nghiên cứu tự do về luật học, và là trợ lý biên tập của trang mạng Nghiencuuquocte.net).
KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ
————-
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này, trong đó hai nguyên nhân quan trọng nhất là văn hóa (chẳng hạn như lòng tin của người dân vào chính phủ hay vào tính hiệu quả của hoạt động bầu cử, mức độ trung thành với các đảng phái, lợi ích chính trị của cử tri, v.v…) và thể chế.
Bầu cử là một trong những cơ chế phổ biến nhất ở các nền dân chủ để người dân, thông qua những lá phiếu của họ, có thể bầu ra đại diện cho mình trong các vị trí lãnh đạo nhà nước. Ở hầu hết các nước trên thế giới, bầu cử là không bắt buộc. Người dân có thể chọn tham gia hoặc không tham gia bỏ phiếu.
Vì không bắt buộc nên tỉ lệ cử tri đi bầu ở mỗi quốc gia này là rất khác nhau. Chẳng hạn, trong cuộc Bầu cử Quốc hội Việt Nam lần thứ 13, diễn ra vào năm 2011, tỉ lệ cử tri đi bầu trên cả nước là 99,51%; thậm chí ở một số tỉnh, con số này còn lên tới 99,99%. Trong khi đó, trong cuộc Bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ lần thứ 57, diễn ra vào năm 2012, tỉ lệ này chỉ đạt 58,2%. Cuộc tổng tuyển cử của Vương quốc Anh năm 2015 diễn ra tuần trước có tỉ lệ cử tri đi bầu cao hơn khi 66,1% số cử tri đã đi bỏ phiếu.