“Ông chủ tịch bóp vú tôi đi!”

Tác giả: Thanh Giao

.KD: Bạn bè iu quí gửi cho bài viết này. Xin đăng lên để thấy một thời, một ông chủ tịch (huyện) cũng biết cảm thông và thương dân thế nào    😀

—————

Hình ảnh của “Ông chủ tịch bóp vú tôi đi!”

Những năm kháng chiến chống Pháp, tôi làm chủ tịch huyện Gò Quao trong vùng giải phóng. Cơ quan thường ở cùng nhà dân, dựa vào dân. Một hôm, tôi đang ngồi làm việc ở phòng phía trong thì nghe bên ngoài có tiếng lao xao. Mải mê đọc công văn, tôi không để ý lắm đến chuyện gì đang xảy ra bên ngoài vì đã có các cô cậu văn phòng, văn thư lo rồi. Đột nhiên, có người vén tấm vải che ngăn cách phòng tôi đi ào vào.

 

Tôi vừa kịp ngẩng đầu lên thì nhìn thấy một người đàn bà khoảng ngoài ba mươi tuổi, da đen đúa, gầy gò, hình như là người Khmer. Chị ta trông thấy tôi, ánh mắt sáng lên nửa như mừng nửa như giận. Bất thình lình chị ta dùng hai tay nắm hai vạt áo giật mạnh đánh soạt một cái, bứt hết các khuy cúc. Rồi chị ta xông thẳng đến bên tôi, hai tay nâng hai bầu vú teo tóp, chìa sát mặt tôi và nói:

“Ông chủ tịch bóp vú tôi đi! Ông chủ tịch bóp vú tôi đi!”.

Tiếp tục đọc

“Dân đóng thuế không phải để đền bù án oan, sai”

Tác giả: Quốc Toản

KD: Rất đúng. Nếu toàn án xử oan sai, rồi lại lấy tiền Nhà nước ra đền bù, như trong vụ ông Nguyễn Thanh Chấn mới đây, với số tiền 7,2 tỷ đồng. Thì những kẻ gây ra oan sai sẽ luôn nhởn nhơ với nghiệp vụ non kém của mình.

Mới đây, có những ý kiến đề xuất: Án tử hình nếu nộp 50% số tiền tham nhũng, là được giảm tử hình- cũng tức là kẻ tham nhũng lấy tiền của dân đền cho dân, sẽ thoát chết???

Nay, tòa án làm sai thì lại lấy tiền Ngân sách ra đền cho người bị oan sai. Người dân khốn khổ vì bị tù oan. Tiền thuế dân đóng góp được lấy ra đền bù cho người bị oan sai. Như vậy, bản thân những kẻ sai phạm trong nghiệp vụ tư pháp non kém chả mất gì ngoài vài chuyện “rút kinh nghiệm”, “kiểm điểm”.

————

Đây là băn khoăn của của Đại biểu Bùi Thị An (đoàn Hà Nội) trước sự việc ông Nguyễn Thanh Chấn được đề nghị bồi thường 7,2 tỷ đồng.

Sẽ dùng tiền ngân sách để bồi thường 

Hôm 6/6, giới truyền thông dẫn lời đại diện Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội cho biết, đơn vị sẽ làm hồ sơ đề nghị Bộ Tài chính duyệt chi ngân sách bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn số tiền 7,2 tỷ đồng theo thỏa thuận.

Tiếp tục đọc

“Hỏi ý dân” và “để dân quyết”, đừng nói dân trí thấp

Tác giả: Lê Kiên (thực hiện)
.
Một chế độ dân chủ đại diện càng được quản lý và kiểm soát tốt bao nhiêu thì cơ hội cho người dân sử dụng quyền TCYD của mình càng ít bấy nhiêu. Nhưng đất nước đang có nhiều vấn đề như tham nhũng, lợi ích nhóm thì việc TCYD sẽ làm cho những người được dân bầu ra buộc phải nghĩ đến dân, phải vì dân, nếu không muốn các hoạt động của mình thường xuyên bị TCYD. Đừng sợ dân đề nghị TCYD nhiều quá sẽ ảnh hưởng đến chế độ hay mất chế độ vì kết quả chỉ có hiệu lực khi không vi hiến
————–
GS.TS Nguyễn Vân Nam - Ảnh: Hữu Khoa
GS.TS Nguyễn Vân Nam – Ảnh: Hữu Khoa

Vì trưng cầu ý dân (TCYD) quá mới mẻ, chưa được thực hiện ở nước ta nên có nhiều ý kiến trái chiều. Ai là người có quyền đề nghị, ai là người quyết định, các lĩnh vực nào sẽ được trưng cầu và hiệu lực của TCYD?

Tuổi Trẻ có cuộc trao đổi với chuyên gia Luật tổ chức nhà nước và công pháp quốc tế, GS.TS Nguyễn Vân Nam.

Bàn về bản chất của TCYD, ông Nam nhìn nhận: “Bản chất của TCYD là để người dân sẽ trực tiếp quyết định một vấn đề cụ thể nào đó của đất nước. Mọi điều kiện có thể hạn chế tính chất trực tiếp này đều khiến TCYD trở thành một cuộc thăm dò dư luận xã hội. Tiếp tục đọc