Mạnh ai nấy sống… và kiếm sống với bất cứ giá nào!

Tác giả: Vương Trí Nhàn..
.
* Thưa quý bạn đọc, do quá bận công việc nên Blog KD/KD xin tạm thời nghỉ việc cập nhật bài vở từ hôm nay đến ngày t6. Mong bạn đọc thông cảm và lượng thứ. Hẹn gặp lại sớm nhất.
.
Chúc quý bạn đọc của Blog sức khỏe, an lành, niềm vui và hạnh phúc.
.
KD: Trong nhiều thói xấu tính của người Việt mình quan sát, có hai thói xấu rõ nhất: Đó là ăn uống (nhất là ở những quán ăn tự chọn), và tham gia giao thông trên đường phố. Có lẽ dân tộc Việt là một trong những dân tộc thiếu tôn trọng luật pháp nhất khi đi đường. Mong muốn dân tộc văn minh ư? Khi nào người Việt đi trên đường phố biết dừng lại khi có đèn đỏ, biết lịch sự nhường nhịn đường cho nhau trong những tình huống bất ngờ, khi đó, mới hy vọng văn minh bắt đầu rụt rè đến gõ cửa  😦
.
Còn hiện tại, văn hóa giao thông của người Việt không bằng văn hóa của loài kiến  😀
———-

Thử tìm một triết lý toát ra trong cách đi lại của hiện thời

Đường sá hay là hình ảnh của xã hội

“Trong ý nghĩa tượng trưng của chúng, các xe cộ, cổ cũng như hiện đại, là những hình tượng của cái tôi. Chúng phản ánh các mặt khác nhau của đời sống nội tâm và có quan hệ với các vấn đề phát triển của nhân cách”.

Văn hóa đi của người Việt không bằng văn hóa của loài kiến. Nguồn: Trên mạng

Trong một cuốn sách nghiên cứu mang tên Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới (Nxb Đà Nẵng) tôi thấy người ta viết như vậy. Đúng quá rồi còn gì?

Nhưng nếu xe là biểu hiện của cái tôi, thì đường là hình ảnh thu nhỏ của cuộc sống mà ta vẫn sống tuy không bao giờ hình dung ra đầy đủ. Như nhìn vào đường sá ở ta hiện nay. Xã hội đấy? Ai cũng mắm môi mắm lợi để cố mà đi cho nhanh trong khi thực tế tốc độ xe cơ giới trung bình chỉ độ 20 km một giờ. Và chen chúc. Và lộn xộn nữa.

Tiếp tục đọc

Tư duy “mãn khóa” và câu hỏi bằng “tiến sĩ đâu”?

Tác giả: Xuân Dương

 Một điều hợp lòng dân, sao chưa dám quyết, một điều chưa chắc chắn, sao lại vội?

————-

Hè đến, những đứa trẻ rời ghế trường phổ thông thường có những buổi chia tay lưu luyến, có những bạn bè cùng nhau suốt 12 năm học, khi chia tay sẽ không bao giờ gặp lại. Thời phổ thông luôn để lại dấu ấn đậm nét trong tâm trí con người.

Các quan chức, các đại biểu của dân cũng không tránh được thời  “mãn khóa”, khác với trẻ con chỉ là những dòng lưu bút, những lưu niệm nho nhỏ như quyển sổ, cái bút, dù không nói ra nhưng họ đều muốn người đời sẽ chiêm ngưỡng các công trình mà họ đã và sẽ để lại cho quê hương, đất nước, dòng tộc khi còn tại vị.

Một số công trình đã trở thành biểu tượng của công cuộc hiện đại hóa đất nước như Thủy điện Hòa Bình, đường Hồ Chí Minh… Cũng không thiếu những công trình khiến cho người dân phải ngậm ngùi thốt lên “tiền ơi, đừng chảy nữa, thuế ơi, hãy ngừng bay”.

Tiếp tục đọc

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh: Việt Nam nhiều thứ “nhất thế giới”, du khách vẫn không mặn mà (!)

Tác giả: P. Thảo

.KD: Lẽ ra ông Bộ trưởng VH- TT và DL phải là người trả lời, lý giải được những điều mà khách du lịch không mặn mà với ngành du lịch thuộc lĩnh vực văn hóa do ông quản lý, chứ không phải là người đặt câu hỏi lửng lơ cho các ĐBQH

.Vô duyên và vô lý!

———-

 So với kết quả lạc quan của tình hình kinh tế đầu năm 2015, du lịch trở thành một “điểm đen” khiến nhiều ĐBQH sốt ruột. Bộ trưởng Văn hoá – Thể thao & Du lịch Hoàng Tuấn Anh cũng thở dài tự hỏi, Việt Nam nhiều thứ “nhất thế giới”, khách du lịch vẫn không mặn mà…

Phát biểu tại Quốc hội ngày 8/6, Đại biểu Đỗ Văn Đương (TPHCM) đặt câu hỏi, tại sao du khách quốc tế đến Việt Nam không bằng một số nước trong khu vực, thậm chí 6 tháng đầu năm 2015, lượng khách đã giảm 12,2% trong khi đất nước có nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng, ổn định về an ninh chính trị, trật tự xã hội tốt, người Việt Nam thân thiện hiếu khách. Nguyên nhân có phải do kinh doanh du lịch chụp giật, chặt chém gây nên hay không?

.
Việt Nam nhiều thứ “nhất thế giới”, du khách vẫn không mặn mà (!)
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh chia sẻ bức xúc về tình trạng chặt chém, chộp giật trong hoạt động kinh doanh du lịch.

Tiếp tục đọc

Tự do báo chí không phải là vô hạn

Tác giả: Ts Trương Minh Tuấn (Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)

Tự do báo chí, đó là một trong các quyền cơ bản của con người trong một xã hội phát triển. Nhưng tự do báo chí như thế nào lại là vấn đề cần đề cập một cách cụ thể, căn cứ vào sự lựa chọn con đường phát triển của mỗi quốc gia và hệ thống luật pháp của quốc gia ấy, cùng với những tiêu chí của nền văn hóa mà trực tiếp là đạo đức. Bài viết của TS Trương Minh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, đăng trên báo Nhân Dân, sẽ đề cập, góp phần làm sáng tỏ vấn đề này.

Hơn 150 năm trước, nhà triết học người Anh John Stuart Mill cho ra đời một tác phẩm nổi tiếng về tự do, đó là cuốn Bàn về tự do (On liberty). Tư tưởng của John Stuart Mill mang đậm dấu ấn duy lý của văn hóa phương Tây, có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhưng không phải là hình mẫu cụ thể, mà chỉ phác họa những nguyên lý nền tảng căn bản, bảo đảm quyền tự do của cá nhân con người đối với cộng đồng xã hội, bảo đảm sự phát triển. Ở châu Á, hơn 100 năm trước, cuốn sách được dịch sang tiếng Nhật, và bản tiếng Việt được xuất bản cách đây mấy năm.

báo chí, Bộ TT&TT, Trương Minh Tuấn, tự do ngôn luận, Internet, mạng xã hội
Ảnh minh họa

Tiếp tục đọc

Nguyễn Sự: Buông bỏ để không thành ‘vật cản’

Tác giả: Kỳ Duyên

 “Lâu có cái lợi là tích lũy được kinh nghiệm, nhưng lâu quá cũng có mặt không tốt thậm chí xấu nữa: Tư tưởng lão làng, ngại làm mới cứ “đường xưa lối cũ ” mà đi, hạn chế sự phát triển của địa phương, cản đường lớp trẻ”.

————————

Những ngày này, dư luận xôn xao về sự kiện ông Nguyễn Sự, Bí thư Thành ủy Hội An (Quảng Nam) nộp đơn xin từ chức khi chưa hết nhiệm kỳ. Ở một xã hội, mà “văn hóa từ chức” là rất hiếm, thì việc một quan chức đàng hoàng, nổi tiếng liêm khiết và gần dân tự nguyện từ chức, đã để lại những ấn tượng… quý, dù không ít người nuối tiếc cho ông.

Bỗng nhớ đến vạt hoa tầm xuân tôi đã gặp cách đây ít lâu, khi quay trở lại phố cổ Hội An, và  tình cờ đọc trên báo mạng, mới hay Hội An được tạp chí du lịch có tiếng của Anh- Wanderlust- bình chọn là điểm đến yêu thích hàng đầu thế giới.

Nguyễn Sự, Hội An, người biết buông bỏ, hoa tầm xuân, Kỳ Duyên, đồng sự, quan chức
Ông Nguyễn Sự. Ảnh: Lan Hương

Vạt hoa tầm xuân nở thanh tân trên bức tường cổ nhà ai đó, giữa một trưa Hội An thanh bình. Những bông tầm xuân (hồng leo) mảnh mai, phơn phớt phấn hồng trong cổ tích thơ bé tôi từng ngất ngây, bỗng như bước ra cuộc đời. Tiếp tục đọc